PDA

View Full Version : Làm người Việt Nam phải biết tiếng Trung Cộng?


Hanna
09-21-2016, 02:10
Vietbf.com - Sắp tới có thể tiếng Trung Cộng sẽ được đưa vào dạy trẻ em ở Việt Nam. Và tiếng này cũng sẽ được coi như ngoại ngữ thứ 1 như tiếng Anh. Thật không tin nổi, chỉ thiếu mỗi thành luôn nước Trung Quốc nữa thôi.

Cần có một khảo sát thực tế xem nguyện vọng của người học với ngoại ngữ này, cũng như hệ thống giáo dục đă đáp ứng được yêu cầu hay chưa.
Vẫn được quyền lựa chọn...

Bộ GD-ĐT đang xây dựng chương tŕnh giáo dục phổ thông môn tiếng Trung 10 năm từ lớp 3 đến lớp 12, thí điểm năm học 2017, theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được coi như ngoại ngữ thứ nhất cùng với tiếng Anh.

Trong khi, trước đây những ngoại ngữ này vốn chỉ được coi là ngoại ngữ thứ hai, được quyền lựa chọn.

Trước vấn đề trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 20/9, PGS.TS Phạm Văn T́nh - Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học VN cho biết: "Việc làm này trong tương lai có thể được, không chỉ ngoại ngữ trên, nhưng hiện tại tôi thấy chưa hợp lí.

Cần có một khảo sát thực tế xem nguyện vọng của người học với ngoại ngữ này, tiếng Trung - đúng ra phải là tiếng Hán, tức là tiếng của dân tộc Hán được người Trung Quốc sử dụng là ngôn ngữ quốc gia.

Bây giờ cả thế giới dùng tiếng Anh và Việt Nam không phải ngoại lệ. Học tiếng nào rồi cũng phải quay về tiếng Anh.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=937984&stc=1&d=1474423737

Đưa tiếng Trung vào chương tŕnh dạy 10 năm

Tất nhiên, với nhiều lĩnh vực, nhiều người, có thể chọn một ngoại ngữ chuyên sâu (Anh, Nga, Pháp, Trung, Tây Ban Nha...). Nhưng cho triển khai đại trà th́ e rằng chưa phù hợp''.

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề trên, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, trong chiến lược phát triển ngoại ngữ của Việt Nam, th́ c̣n nhiều loại ngoại ngữ khác, không riêng ǵ tiếng Trung, tất cả đều là được quyền lựa chọn.

Ngôn ngữ thứ nhất được coi là tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ thứ hai được Nhà nước chấp nhận là ngôn ngữ chính thống dùng trong hành chính, giáo dục và quan hệ quốc tế, tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ thứ hai.

Ngoại ngữ cũng vậy, đó là tiếng nước ngoài được sử dụng phổ biến trên đất nước, tùy theo mức độ mà phân ra thứ nhất, thứ hai.

Đó không chỉ là việc của Bộ GD-ĐT mà c̣n là của Chính phủ, tới đây, sẽ không c̣n phân biệt ngoại ngữ thứ nhất, ngoại ngữ thứ hai, chỉ lựa chọn ra các ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung, rồi các trường tự lựa chọn, xây dựng đề án để học sinh lựa chọn.

Chắc chắn tới đây các trường khi có chủ trương, th́ giáo viên ngoại ngữ sẽ đầy đủ để dạy các thứ tiếng chứ không phải mỗi trường chỉ dạy một loại tiếng.

Thiết nghĩ, tiếng Anh là ngoại ngữ chủ yếu, được dạy rộng răi trên toàn quốc, c̣n tiếng Nhật, Nga, Trung… sẽ được dạy ở những nơi có nhu cầu và có điều kiện để tổ chức. Tùy vào điều kiện và sở thích của mỗi người mà lựa chọn cho ḿnh một ngoại ngữ để học.

Việc lựa chọn ngôn ngữ c̣n phụ thuộc định hướng sau này, phụ thuộc độ thông dụng trong giao dịch quốc tế, không nên ép buộc. Vấn đề tiếp theo là thực hiện như thế nào để tư duy đúng đắn, để nó trở thành những lợi ích thiết thực.

Riêng với Bộ GD-ĐT, theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, khi đưa ra đề án nào cũng đều phải lắng nghe, chứ không nên cái ǵ cũng vội vàng thiếu có căn cứ, phải có ư kiến của xă hội, của các chuyên gia.

C̣n PGS.TS Phạm Văn T́nh cho rằng, mọi quyết sách phải xuất phát từ thực tế. Ở đây phải xem xét tới nguyện vọng người học và khả năng đáp ứng nguyện vọng đó. Điều này liên quan tới cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hệ thống sách giáo khoa...

Tất cả đều mất thời gian khảo sát, phân tích, trao đổi chứ không thể làm trong một sớm một chiều.

"Nếu nóng vội, tôi e sẽ có nhiều hệ lụy khó lường. Mà môi trường giáo dục, chúng ta không thể lấy học sinh làm vật thí nghiệm khi chưa tính đến những cái được và mất", ông T́nh nhấn mạnh.

C̣n quá sớm...

Mới đây, tại Hội thảo Vai tṛ của Hán Nôm trong văn hóa đương đại, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho rằng, muốn dùng tiếng Việt trong sáng th́ học sinh phải học chữ Hán. Do vậy, cần phải đưa chữ Hán Nôm vào dạy học sớm cho học sinh.

Từ chối không đưa tiếng Hán vào trong chương tŕnh giảng dạy như ngoại ngữ bắt buộc, nhưng Bộ GD-ĐT lại đồng ư đưa tiếng Trung vào thành ngôn ngữ thứ nhất, theo ông Phạm Văn T́nh, đó là hai vấn đề khác nhau.

Quan điểm phải học tiếng Hán th́ mới hiểu và giữ ǵn tiếng Việt tốt khác với quan điểm coi tiếng Hán là một ngoại ngữ thứ nhất được lựa chọn (cần phải học).

"Trong một chừng mực nào đó, tôi tán thành chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng cả hai phương án như đă nói đều chưa áp dụng được v́ thiếu tính khả thi, ít nhất là tại thời điểm hiện tại.

phokhuya
09-21-2016, 02:55
Làm người Việt + phải biết tiếng Trung Cộng. Điều này không có ǵ lạ cả. Chỉ là sớm hay muộn thôi. Nhập gia tùy tục mà. Trước khi trở thành một tỉnh của TC th́ cần thiết phải biết tiếng của nó.

hoaibao
09-21-2016, 06:25
Không bao lâu nữa, đâu c̣n gọi là người Việt nữa. Người dân thuộc địa th́ phải biết tiếng của mẫu quốc.