PDA

View Full Version : Bản chất ít ai biết của chính sách "Một Trung Quốc"


Romano
12-13-2016, 15:38
VBF-Gần đây dư luận truyền thông TG liên tục nhắc tới cụm từ Chính sách "Một Trung Quốc"... Việc này xuất phát từ việc ông Trump đă có 1 cuộc gặp gỡ điện thoại với Đài Loan mà đối với TQ th́ việc này rất nhạy cảm. Nguyên nhân sau xa ở đây chính là bởi Chính sách "Một Trung Quốc" đă có từ xưa.
"Một Trung Quốc" là ǵ?
Đó là sự công nhận trên phương diện ngoại giao quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có duy nhất một quốc gia Trung Quốc, c̣n Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Theo chính sách này, Hoa Kỳ có quan hệ chính thức với Trung Quốc thay v́ có quan hệ với Đài Loan, nơi mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh ly khai và rồi sẽ có một ngày trở về với Trung Hoa đại lục.
Theo chính sách này, Washington duy tŕ một mối quan hệ không chính thức nhưng gắn bó với Đài Loan, gồm cả việc tiếp tục bán vũ khí cho Đài Bắc.
Chính sách thừa nhận quan điểm Một Trung Quốc không những là nền tảng then chốt trong quan hệ Trung - Mỹ mà c̣n là nền tảng cho việc hoạch định đường lối chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Mặc dù chính quyền Đài Bắc tuyên bố Đài Loan là một quốc gia độc lập với tên gọi "Trung Hoa Dân quốc", bất kỳ nước nào muốn có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đều phải cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan.
Điều này dẫn đến Đài Loan bị cô lập về mặt ngoại giao trong cộng đồng quốc tế.
Chính sách này bắt nguồn từ đâu?

Chính sách này có từ 1949, vào lúc cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc. Quốc dân đảng thất bại, chạy về Đài Loan và lập chính phủ riêng, trong lúc phe Cộng sản tuyên bố thành lập Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa tại đại lục. Cả hai đều tuyên bố ḿnh đại diện cho toàn bộ Trung Quốc.
Kể từ đó, Trung Quốc đă đe dọa dùng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập một cách chính thức. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng duy tŕ chính sách ngoại giao mềm dẻo hơn với Đài Loan trong những năm gần đây.
Lúc đầu, chính phủ nhiều nước kể cả Hoa Kỳ công nhận Đài Loan và xa lánh Trung Quốc cộng sản.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=971706&stc=1&d=1481643457
Cờ Đài Loan mang biểu tượng của Quốc dân đảng, là đảng đầu tiên thành lập ra chính quyền Đài Loan

Nhưng rồi làn gió ngoại giao đă đổi hướng khi Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng có nhu cầu phát triển quan hệ với nhau trong đầu thập niên 1970. Nhiều nước đă cắt đứt quan hệ với Đài Bắc để lập quan hệ với Bắc Kinh.
Tuy vậy, nhiều nước vẫn tiếp tục quan hệ không chính thức với Đài Loan qua những văn pḥng thương mại hay viện văn hóa, và Hoa Kỳ vẫn là đồng minh an ninh quan trọng nhất của Đài Loan.
Hoa Kỳ bắt đầu theo chính sách Một Trung Quốc từ khi nào?

Sau nhiều năm có quan hệ nồng ấm hơn, Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh vào năm 1979 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter.
Kết quả là Hoa Kỳ phải cắt đứt quan hệ với Đài Loan và đóng cửa sứ quán tại Đài Bắc.
Nhưng năm đó, Hoa Kỳ cũng thông qua Luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act), theo đó đảm bảo giành sự ủng hộ cho ḥn đảo này. Về cơ bản, điều luật này quy định Mỹ phải giúp Đài Loan tự vệ - đó là lư do v́ sao Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.
Mỹ tiếp tục duy tŕ sự hiện diện không chính thức ở Đài Bắc thông qua Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan, một công ty tư nhân qua đó Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động ngoại giao.
Kẻ thua người thắng là ai?
Bắc Kinh rơ ràng là bên hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này, chính sách đă đẩy Đài Loan ra khỏi các kênh ngoại giao chính thức.
Đa số các nước trên thế giới, thậm chí cả Liên Hợp Quốc, không công nhận Đài Loan là một nước độc lập.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=971707&stc=1&d=1481643484
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn điện đàm với ông Trump hồi đầu tháng 12/2016, phá lệ nghi lễ ngoại giao của Mỹ sau nhiều thập kỷ

Đài Loan phải thực hiện nhiều động thái nỗ lực chỉ để được tham dự vào các sự kiện và tổ chức quốc tế như các kỳ Thế vận hội và Tổ chức Thương mại Thế giới.
Chẳng hạn đoàn Đài Loan thi đấu tại Thế vận hội được gọi là Trung Hoa Đài Bắc (Chinese Taipei) chứ không phải Trung Hoa Dân quốc.

Nhưng ngay cả khi bị cô lập, Đài Loan cũng không hoàn toàn là người thua cuộc.
Đài Loan duy tŕ quan hệ kinh tế và văn hóa năng động với các nước láng giềng, và dùng mối quan hệ nhạy cảm với Hoa Kỳ làm đ̣n bẩy để đạt được nhượng bộ.
Đài Loan tận dụng một nhóm nhỏ các nhà vận động hành lang có quyền lực ở Washington DC, trong đó có cựu Thượng nghị sĩ Bob Dole, người được truyền thông Mỹ đưa tin là đă giúp dàn xếp quan hệ dẫn đến cuộc điện thoại gần đây giữa ông Trump và Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan.
Về phía Hoa Kỳ, nước này hưởng lợi từ mối quan hệ chính thức với Trung Quốc - đối tác cho vay và thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ - trong khi vẫn lặng lẽ tiếp tục ủng hộ Đài Loan.
Chính sách Một Trung Quốc là một động thái cân bằng rất tế nhị mà Hoa Kỳ đă hoàn thiện trong những thập niên qua. Chính sách này sẽ tiếp tục được áp dụng ra sao dưới thời ông Trump là điều cần phải được chờ xem.

seaside230
12-13-2016, 15:46
chính sách "Một Trung Quốc"

Tầu Khựa xây dựng chính sách này 40 năm, Trump phá vỡ bằng 10 phút điện đàm với Thái anh Văn.