PDA

View Full Version : Mỹ bất lực hay kiêu hănh khi ném siêu bom xuống Afghanistan?


PinaColada
04-14-2017, 07:54
Ngày hôm qua 13/4 Mỹ đă thả "mẹ của các loại bom" xuống Afghanistan. Với siêu bom này, Mỹ đă tiêu diệt 36 phiến quân IS. Bom khủng đă phá hủy ba đường hầm cùng với vũ khí và đạn dược của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Bộ Quốc pḥng Afghanistan cho biết rất may không có dân thường nào bị thương.

Washington đă thực sự bất lực khi dùng siêu bom GBU-43/B đánh IS, chứ không hẳn thể hiện được niêm kiêu hănh của quân lực Hoa Kỳ...

Truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 13/4, quân đội Mỹ đă thả bom phi hạt nhân mạnh nhất nhắm mục tiêu vào lực lượng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Afghanistan. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Adam Stump cho biết, quả bom có tên chính thức là GBU-43/B và được mệnh danh là "mẹ của tất cả các loại bom".

GBU-43/B được thử nghiệm lần đầu vào tháng 3/2003 và được coi là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới thời điểm đó. GBU-43/B có chiều dài 9,17 m, đường kính 102,9 cm, chứa khoảng 11 tấn thuốc nổ. Quả bom được thả xuống Afghanistan lúc 7h32 tối 13/4 từ máy bay vận tải MC-130 do Bộ Tư ệnh Chiến dịch Đặc biệt của Không quân Mỹ chỉ huy, theo CNN.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1024755&stc=1&d=1492156073

Siêu bom GBU-43/B
Chánh văn pḥng Nhà Trắng Sean Spicer cho biết, vụ đánh bom này nhằm vào một hệ thống đường hầm và hang động mà IS sử dụng để di chuyển, tiếp cận các mục tiêu là cố vấn quân sự Mỹ và lực lượng của Afghanistan trong khu vực. Ông Spicer mô tả đây là một loại vũ khí mạnh, kích thước lớn và độ chính xác cao.

Không lực Mỹ ném GBU-43/B xuống Afghanistan trong bối cảnh quân đội và an ninh Afghanistan được sự trợ giúp của hàng ngh́n cố vấn quân sự và t́nh báo nước ngoài đang t́m cách ngăn chặn Taliban, IS và Al Quaeda. Theo giới quan sát, số liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy, hiện nay chính quyền Kabul chỉ nắm quyền kiểm soát chưa đầy 60% lănh thổ Afghanistan.

Lên tiếng sau khi “thả GBU-43/B”, Tổng thống Donald Trump nhận định, đây là bằng chứng cho thấy chính sách đối ngoại của Mỹ đă trở nên mạnh mẽ hơn kể từ khi ông nhận nhiệm sở vào tháng 1/2017. Nhà lănh đạo Mỹ mô tả vụ đánh bom là “một sứ mệnh rất thành công”. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về mức độ phá hủy các mục tiêu sau khi GBU-43/B chạm đất.


Ông Mark Cancian, Cố vấn cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS), cho rằng : “Đây là một loại vũ khí vô cùng đặc biệt. Chúng ta chỉ có thể sử dụng chúng ở những trường hợp vô cùng đặc biệt”. Theo ông Cancian, mục đích “thả GBU-43/B” không chỉ là phá hủy hệ thống đường hầm của IS, mà có thể là thông điệp đến Syria, Triều Tiên.

GBU-43/B có sức công phá lớn, sức huỷ diệt mạnh, song nó không thể giúp Washington chiến thắng khủng bố, mà việc dằn mặt các đối thủ th́ cũng chưa hẳn mang lại tác dụng ǵ. Nguyên nhân là do vũ khí Mỹ đánh trúng mục tiêu, song lại chưa cho thấy trúng mục đích, bởi Mỹ luôn rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan sau mỗi lần hành động. Phản ứng của đồng minh với Washington sau vụ “Tomahawk Mỹ bay vào Syria” là minh chứng rơ ràng nhất cho điều ấy.

Washington đă bất lực trong cuộc chiến chống khủng bố sau hơn 16 năm tại Afghanistan

Có thể thấy, khi Lầu Năm Góc phải sử dụng tới siêu bom để tấn công khủng bố sau hơn 16 năm quần thảo với kẻ thù, cho thấy Mỹ đă bất lực hoàn toàn trong cuộc chiến chống khủng bố tại xứ A-Phú-Hăn, kể từ khi được Tổng thống George W.Bush phát động vào ngày 7/10/2001. Washington đă lật đổ được chính quyền của Taliban, tiêu diệt được Bin Laden và dường như chỉ có vậy.

Khi Mỹ tấn công Afghanistan, kẻ thù của Mỹ tại chiến trường này là chính quyền Taliban, tổ chức khủng bố Al Qaeda và trùm khủng bố Bin Laden, sau 16 năm Mỹ chỉ “thay được” Bin Laden bằng IS. Khi để IS tiến về được Afghanistan th́ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại vùng đất Trung Nam Á này coi như không có ngày chiến thắng.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1024756&stc=1&d=1492156073

Để Taliban – Al Qaeda – IS tạo “tam giác giao thoa nguy hại” là sự bất lực của Mỹ
Taliban sau khi củng cố lực lượng, đặc biệt là có sự che chở của các bộ lạc, đă trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Khi Taliban nắm chính quyền, bom đạn Mỹ có thể tước bỏ quyền lực của chúng, nhưng khi Taliban trở lại với nguyên bản của nó th́ Washington không thể chiến thắng chúng bằng bom đạn. Washington đă phải thừa nhận và từng phải thương lượng với kẻ thù này.

Al Qaeda sau khi mất thủ lĩnh Bin Laden được cho là yếu hẳn đí, song giới phân tích lại cho rằng tổ chức khủng bố này đang chuẩn bị cho những trận “đánh lớn” vào trung tâm của thế giới tự do – vốn là điểm mạnh của chúng, mà đă được chứng minh qua vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 tại New York.

IS “sinh ra ở Iraq, lớn lên tại Syria”, song thực ra những nơi đó chỉ là “đất diễn” chứ không hẳn là “đất sống” của chúng. Dù hiện IS vẫn c̣n sức mạnh đủ để tác oai tác quái, song “ngày tàn của bạo chúa” sẽ được xác định, khi liên minh chống khủng bố có sự đoàn kết. Afghanistan được xem là “đất sống” của khủng bố và IS về được đây th́ như “cá gặp nước”.

Washington đă bất lực khi phải đứng nh́n Taliban – Al Qaeda – IS tạo “tam giác giao thoa nguy hại” ngay tại nơi mà Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố. Bom đạn Mỹ không tiêu diệt được Taliban, Al Qaeda, IS, c̣n lối hành xử của Mỹ th́ càng giúp những kẻ khủng bố có thêm sức sống, bởi hành động của Washington luôn tạo ra mâu thuẫn trong lực lượng chống khủng bố.

Siêu bom GBU-43/B có thể có sức công phá “mạnh nhất mọi thời đại”, song nó không đủ khả năng tiêu diệt khủng bố. C̣n Washington xem việc “thả GBU-43/B” để dằn mặt đối thủ th́ đống nghĩa Washington đă chọn tăng cường sức mạnh cho những kẻ khủng bố tấn công Mỹ. Washington đă thực sự bất lực khi dùng siêu bom GBU-43/B đánh IS, chứ không hẳn thể hiện được niêm kiêu hănh của quân lực Hoa Kỳ.

giagan
04-14-2017, 14:42
Washington bất lực đă có Viagra . c̣n nga ngố tàu ghẽ lấy dây thung búng chơi đỡ sầu

duyle
04-14-2017, 14:52
Washington bất lực đă có Viagra . c̣n nga ngố tàu ghẽ lấy dây thung búng chơi đỡ sầu

:hafppy::hafppy::haf ppy::hafppy: