PDA

View Full Version : Vòng kim cô ngày càng siết chặt Bình Nhưỡng?


PinaColada
07-24-2017, 01:36
Triều Tiên ngày càng rơi vào bế tắc bởi nhiều nước quay lưng lại. Sau Trung Quốc là Ấn Độ. Hiện Ấn Độ ngừng các hoạt động thương mại với Triều Tiên khiến Bình Nhưỡng ngày càng bị khủng hoảng. Kim Jong Un phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với lịch sử Triều Tiên cũng như nhân loại.

Đầu tháng Bảy, bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) đã lên án mạnh mẽ vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. Các quan chức New Delhi khẳng định chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh Ấn Độ và hòa bình quốc tế. Bộ Ngoại giao Ấn Độ kêu gọi tất cả các quốc gia ủng hộ Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1074992&stc=1&d=1500859905

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Trước đó, chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi cũng từng đưa ra những động thái tương tự, nhằm lên án Triều Tiên. Hồi tháng Tư, Ấn Độ đồng thuận với nghị quyết của Liên Hợp Quốc (LHQ) về việc cấm các hoạt động thương mại với Triều Tiên, ngoại trừ những chuyến hàng vận chuyển thực phẩm và thuốc men. Những quyết định trên đã kết thúc mối quan hệ thương mại liên tục phát triển cả thập kỷ giữa New Delhi và Bình Nhưỡng.

Sự thay đổi chính sách của Ấn Độ được cho là sẽ tác động sâu sắc tới cả New Delhi và Bình Nhưỡng. Cụ thể, tiến độ chương trình tên lửa của Triều Tiên sẽ bị chậm lại, kéo theo đó là những khó khăn trong phát triển kinh tế. Với Ấn Độ, những chính sách mới về Triều Tiên giúp ông Modi tăng cường quan hệ với Hàn Quốc và Mỹ, nâng cao vị thế ngoại giao đồng thời giúp New Delhi nhận được nhiều cơ hội đầu tư hơn.

Dù Ấn Độ không phải là đối tác kinh tế lớn với Triều Tiên như Nga và Trung Quốc, nhưng quyết định của New Delhi ít nhiều tác động tới chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trung tâm Công nghệ Khoa học Vũ trụ tại châu Á và Thái Bình Dương (CSSTEAP) có trụ sở tại Ấn Độ là một trong số ít những viện nghiên cứu tiếp tục đào tạo các sinh viên Triều Tiên sau khi LHQ lần đầu tiên áp đặt lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng vào năm 2006.

Điều đáng nói, cho tới khi LHQ phát hiện ra CSSTEAP vi phạm lệnh cấm vào năm 2016, viện này đã đào tạo ít nhất 30 nhà khoa học Triều Tiên. Việc đào tạo, giúp họ có những kiến thức chắc chắn để phát triển chương trình tên lửa đạn đạo, hạt nhân. Điều khiến LHQ lo ngại hơn cả là đội ngũ chuyên gia này được đào tạo kỹ càng về liên lạc vệ tinh và thử nghiệm phóng tên lửa.

Đặc biệt, việc ông Paek Chong-ho, một chuyên gia từng theo học tại CSSTEAP, được bổ nhiệm làm lãnh đạo cao cấp của chương trình phóng vệ tinh vào năm 2012 của Bình Nhưỡng càng khiến LHQ lo lắng.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1074993&stc=1&d=1500859905

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi.
Bên cạnh việc dừng chia sẻ công nghệ, mối quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Triều Tiên đổ vỡ còn gây ra tình trạng thiếu hụt tiền tệ trầm trọng tại Bình Nhưỡng. Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Triều Tiên trong năm 2015-2016. Nước này đã xuất khẩu số hàng hóa trị giá 111 triệu USD sang Triều Tiên và nhập khẩu trở lại tương đương 88 triệu USD từ Bình Nhưỡng.

Khi những mối liên kết kinh tế bị cắt đứt, Triều Tiên sẽ càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh cũng đang trở nên căng thẳng. Có thể nói, Triều Tiên đang dần bị dồn vào thế bí, bị cô lập khi một loạt các quốc gia thân thiết bỗng quay lưng.

Lâu nay, Ấn Độ vẫn phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên nhưng thái độ ngày càng gay gắt của New Delhi với Bình Nhưỡng khiến Hàn Quốc nhận ra Ấn Độ có thể là đồng minh tiềm năng giúp họ kiềm chế Triều Tiên. Những hợp tác an ninh và thương mại gần đây nhất giữa Hàn Quốc và Ấn Độ cho thấy tinh thần đồng thuận của hai bên trong quan hệ với Triều Tiên.

Ấn Độ đang giành được sự ưu ái lớn trong đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hồi tháng Tư, hãng Kia Motors đã xây dựng một nhà máy trị giá 1,1 tỷ USD ở bang Andhra Pradesh. Nguyên nhân là do tư tưởng phản đối Hàn Quốc ở Trung Quốc ngày càng gia tăng, cùng với đó là nền kinh tế phát triển chậm khiến Kia Motors buộc phải cắt giảm đầu tư ở Trung Quốc. Kia Motors xây nhà máy tại Ấn Độ cũng được coi là một chiến thắng kinh tế lớn của Seoul đối với Bắc Kinh.

Nối tiếp thành công của Kia Motor, vào tháng Sáu, Hàn Quốc đã mời Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley tới Seoul và ký kết hợp đồng xây dựng hạ tầng trị giá 10 tỷ USD. Theo đó, Hàn Quốc sẽ góp vốn ODA cho Ấn Độ và giữ vị trí đối tác thương mại quan trọng nhất của New Delhi ngoài khối G7.

Ngoài ra, thái độ của Ấn Độ với Triều Tiên cũng đã thuyết phục Hàn Quốc mở rộng hợp tác quân sự với New Delhi. Hôm 21/4, Ấn Độ đã ký bản ghi nhớ với Hàn Quốc về hoạt động hợp tác đóng tàu cho mục đích quân sự. Seoul cũng đồng ý sản xuất pháo tự hành K0 Varja cho quân đội Ấn Độ.

Kể từ khi ông Moon Jae-in nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc hồi tháng Năm, Nga và Trung Quốc cũng tích cực kết nối ngoại giao với Seoul hơn trước. Việc New Delhi có những thỏa thuận an ninh với Seoul giúp Ấn Độ có khả năng cạnh tranh với Bắc Kinh và Moscow ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1074994&stc=1&d=1500859905

Ấn Độ cũng xích lại gần Mỹ hơn trong thời gian qua.
Việc phá vỡ quan hệ thương mại truyền thống với Triều Tiên cũng là phương pháp giúp Ấn Độ xích lại gần Mỹ hơn. Sau cuộc gặp ngày 27/6 giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump, một thông báo chung giữa hai bên đã nêu rõ, Chính phủ hai nước đều phản đối sự khiêu khích của Triều Tiên. Đồng thời, hai bên cũng đã đặt nền móng cho hợp tác song phương giữa Washington và New Delhi nhằm kiềm chế Triều Tiên.

Thêm vào đó, quyết định ủng hộ LHQ trừng phạt Bình Nhưỡng giúp Ấn Độ chứng tỏ họ là đối tác ngoại giao tin cậy của Mỹ ở châu Á, thậm chí hơn cả Trung Quốc. Chưa hết, nếu Ấn Độ hoàn thành tốt việc kiềm chế Triều Tiên, họ có khả năng sẽ nhận được sự ủng hộ của Mỹ về vấn đề Pakistan, một quốc gia mà New Delhi vốn coi là đối thủ.