PDA

View Full Version : Nỗi đau mang tên Mosul


troopy
08-24-2017, 13:19
Thành tŕ cuối cùng của IS tại thành phố Mosul đă sụp đổ, đánh dấu ḥa b́nh tại nơi đây. Tuy nhiên, "nỗi đau" hậu chiến vẫn bao trùm thành phố lớn thứ hai Iraq…

Mặc dù quân đội Chính phủ Iraq đă đánh bật phiến quân IS ra khỏi Mosul nhưng khắc phục hậu quả chiến tranh vẫn c̣n là bài toán khó giải quyết. Giờ đây, khi cuộc chiến đă đi đến hồi kết, thành phố này lại phải đối mặt với một vấn đề mới.

Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) mới đây thông báo, hàng ngh́n người tị nạn Iraq từng phải đi sơ tán để tránh xung đột vào thời điểm Chính phủ Iraq triển khai chiến dịch quân sự quy mô lớn chống lại IS ở thành phố Mosul đang bị mắc các triệu chứng tổn thương tâm lư, dù cho Mosul đă được giải phóng cách đây hơn một tháng. Báo cáo của IOM cho hay, sau khi thành phố Mosul được giải phóng, nhiều người dân Iraq từng đi sơ tán hiện đang có những dấu hiệu của bệnh căng thẳng và lo âu. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng bị dư chấn tâm lư nghiêm trọng nhất và cần phải được hỗ trợ tâm lư trong thời gian dài. IOM cho biết thêm, nhiều trẻ em sơ tán từ Mosul có xu hướng bộc lộ sự lo âu trầm trọng, hội chứng thờ ơ cũng như dễ cáu giận và la hét. Vô số những tổn thương chiến tranh cứ thế hằn sâu vào tâm trí của những đứa trẻ ngây thơ vô tội.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1090191&stc=1&d=1503580681
Hàng ngh́n người dân Iraq đă phải đi sơ tán trong cuộc chiến chống IS ở Mosul. Ảnh: Gettyimager

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (LHQ)-UNICEF, khoảng 650.000 trẻ em ở thành phố Mosul đang phải “trả giá” cho cuộc chiến chống khủng bố diễn ra ở Iraq. Theo UNICEF, suy dinh dưỡng và những chấn thương về tâm lư là t́nh trạng phổ biến ở trẻ em tại Mosul. Phó đại diện UNICEF tại Iraq, Hamida Ramadhani nhận định, bây giờ là lúc để trẻ em được phục hồi, vượt qua chấn thương, đoàn tụ với gia đ́nh và tận hưởng tuổi thơ vốn đă bị mất đi trước đó.

Hàng ngh́n người đă thiệt mạng và khoảng 1 triệu người mất nhà cửa trong gần 9 tháng giao tranh giữa quân đội Iraq và lực lượng khủng bố IS. Trong suốt thời gian chiếm giữ Mosul, các chiến binh IS đă tra tấn, hành quyết và bắt hàng ngh́n người làm nô lệ, đồng thời sử dụng nhiều dân thường làm "lá chắn sống" hoặc bắn chết họ một khi họ có ư định chạy trốn. Theo thông tin của Cục Giải cứu người bị bắt cóc của Iraq, sau khi IS bị đánh bật khỏi Mosul, 180 phụ nữ, thiếu nữ cũng như các bé gái người Yazidi bị nhóm khủng bố bắt giữ hồi năm 2014 cũng được giải cứu. Giám đốc Cục giải cứu người bị bắt cóc của Iraq, Hussein Qaidi cho biết, cú sốc tâm lư nặng nề khiến nhiều phụ nữ và bé gái chọn cách ngủ vùi, dường như không thể tỉnh dậy.

Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Iraq (UNAMI) và Hội đồng Nhân quyền LHQ nêu rơ, những phụ nữ và trẻ em gái tại những khu vực do IS kiểm soát đặc biệt bị tổn thương bởi những hành vi vi phạm quyền con người và luật pháp quốc tế. Cao ủy LHQ về nhân quyền Zeid Ra'ad Al Hussein nhấn mạnh: "Những tổn thương về thể xác, tinh thần và t́nh cảm do IS gây ra quá lớn. Nếu những nạn nhân này xây dựng lại cuộc sống, con cái của họ và chính họ cần phải được bù đắp thỏa đáng và được đối xử công bằng”. LHQ cũng cảnh báo t́nh trạng phân biệt đối xử đối với những phụ nữ kết hôn với các phần tử IS, dù họ có ưng thuận hay không. Ông Zeid Ra'ad Al Hussein kêu gọi chính quyền Iraq bảo đảm rằng trẻ em sinh ra từ những cuộc hôn nhân này sẽ không phải chịu sự kỳ thị v́ nguồn gốc gia đ́nh và bảo đảm cho các em được công nhận trong xă hội.

Các chuyên gia dự đoán, t́nh trạng này sẽ khiến Iraq phải đối mặt với những tổn thất rất lớn về giáo dục và xă hội hậu chiến tranh. Chuyên gia về trẻ em của UNICEF Mariyampillai Mariyaselvam cho hay: "Sẽ cần rất nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng được cuộc sống mới cho các em. Kể cả khi chiến tranh kết thúc, một đất nước cũng không thể phát triển dễ dàng với số lượng trẻ lang thang lớn như hiện tại".

Nguy cơ khủng hoảng nhân đạo đang hiện hữu tại Mosul. Chính quyền Iraq phải nỗ lực hơn nữa để bảo đảm rằng hàng ngh́n người dân, đặc biệt là trẻ em, đang phải gánh chịu những ảnh hưởng về tâm lư do cuộc chiến gay gắt gây ra, nhận được sự chăm sóc và bảo vệ.

VietBF © sưu tầm