PDA

View Full Version : Đằng sau khẩu chiến giữa Trump và Kim Jong Un


PinaColada
10-02-2017, 00:44
Cuộc khẩu chiến giữa hai nhà lănh đạo Mỹ và Triều Tiên vẫn không ngường. Những người yếu tim cho rằng chiến tranh sắp bùng nổ. Theo các chuyên gia Mỹ, hành động đằng sau của họ lại là một câu chuyện khác.

Ngày 26/9, Mỹ thông báo áp dụng những biện pháp trừng phạt mới với Triều Tiên. Sau đó Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc, quốc gia đă hạn chế hợp tác thương mại và kinh tế với Triều Tiên cũng như ủng hộ nghị quyết trừng phạt bổ sung của hội đồng bảo an trước sự kêu gọi của Mỹ.

Theo Atlantic, điều này cho thấy Mỹ vẫn duy tŕ hi vọng các giải pháp cô lập ngoại giao và thắt chặt kinh tế sẽ buộc chính quyền ông Kim Jong-un phải đi đến thỏa thuận ḥa giải xung đột hạt nhân.

Bên cạnh đó, Tổng thống Donald Trump vẫn huy động các nguồn lực quân sự như cho lắp đặt hệ thống pḥng thủ tên lửa ở Hàn Quốc, tiếp tục tập trận Mỹ-Hàn, phô trương lực lượng với máy bay ném bom và chiến đấu cơ được gửi đến sát bờ biển phía Đông của Triều Tiên.

Dù vậy theo các chuyên gia, đây chỉ là những biện pháp để ngăn chặn sự hung hăng của Triều Tiên và pḥng thủ cho Mỹ cũng như các đồng minh, chứ không phải dấu hiệu Mỹ sẵn sàng cho chiến tranh.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1110217&stc=1&d=1506904894

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi Kim Jong-un là "Ông hỏa tiễn" trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Getty/CNN)
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford cũng cho biết, chính quyền Trump đang thực hiện chiến dịch gây áp lực do ông Tillerson chỉ đạo, dựa vào sự hợp tác với Trung Quốc.

Chiến dịch này bao gồm sử dụng các biện pháp ngoại giao và kinh tế khiến Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng chỉ rơ ông Trump có giải pháp quân sự nếu chiến dịch không hiệu quả. “Chúng tôi đang ở giai đoạn mà việc thực hiện các biện pháp trừng phạt sẽ quyết định việc chúng tôi có giải pháp ḥa b́nh cho vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên hay không”, Dunford nói.

Ông Dunford cũng cho rằng, các hoạt động quân sự của Triều Tiên không tương xứng với những phát biểu ngày càng hung hăng của nước này. Mỹ vẫn chưa phát hiện được bất cứ thay đổi trạng thái nào của các lực lượng Triều Tiên.

Theo Abe Denmark, Phó trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng phụ trách Đông Á thời Tổng thống Obama, nếu chiến tranh sắp xảy ra, sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác với hiện tại.

Đó có thể là một cuộc di tản của người Mỹ - bao gồm cư dân, gia đ́nh binh lính, những nhân sự không quan trọng từ Hàn Quốc. “Sẽ không thể giấu được v́ sẽ là hơn 100.000 người. Đó là dấu hiệu khi mọi thứ đang trở nên thực sự nguy hiểm".

Nói về Triều Tiên, ông Dennis Blair, cựu quan chức t́nh báo và từng là Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương cho biết, các quan chức Mỹ đang giám sát kĩ lưỡng các yếu tố nguy cơ nhưng chưa có lănh đạo nào chính thức công bố rằng các yếu tố này đang hoạt động.

Theo Atlantic, bề ngoài, truyền thông Triều Tiên có thể sẵn sàng chỉ trích ông Trump gay gắt, nhưng các quan chức Triều Tiên lại âm thầm cố gắng tiếp cận chuyên gia Mỹ nhằm giải mă phát ngôn của ông.

Bên cạnh đó, chính quyền Triều Tiên c̣n ra lệnh báo cáo đầy đủ cho cấp trên bất cứ khi nào thực hiện các hành động quân sự nào nhằm tránh vô t́nh làm xảy ra xung đột.

Các chuyên gia cho rằng, nguy hiểm lớn nhất của cuộc khẩu chiến Mỹ-Triều là những tính toán sai lầm có thể khiến cuộc chiến thực sự diễn ra.

Việc phô trương lực lượng như các máy bay ném bom Mỹ làm gần đây có thể là ổn định trong thời điểm khủng hoảng, nhưng khi đi kèm những thông điệp như Tổng thống Trump đe dọa ông Kim Jong-un sẽ không ở đó lâu nữa th́ có thể gây hiểu lầm.

Dù vậy, ông Blair vẫn khẳng định, khả năng phát sinh chiến tranh vẫn chưa cao, cả trong trường hợp vô t́nh lẫn cố ư. Theo ông, t́nh h́nh quân sự trên bán đảo Triều Tiên khá ổn định dù cả hai bên đều đang sẵn sàng cao độ và những phát ngôn hiếu chiến chỉ chiếm vai tṛ rất nhỏ.