PDA

View Full Version : Cộng Sản đă làm cho các ca sĩ hải ngoại phải mất nửa thế kỷ mới tái ngộ


Hanna
11-03-2017, 03:24
VBF-Chính v́ chiến tranh tàn khốc xảy ra trên đất VN nên phải mất nửa thế kỷ giờ đây các ca sĩ mới tái ngộ với khán giả Việt. Giờ họ đă không c̣n tuổi thanh xuân và phải đào tạo một đội ngũ trẻ lớn lên đang khao khát ca hát ở VN. Cả hai ca sĩ Chế Linh và Thanh Tuyền sẽ có liveshow chung với nhau.

Tối thứ năm mùng 2/11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Chế Linh và Thanh Tuyền lần đầu tiên và có lẽ sẽ là duy nhất đứng chung trong một liveshow mang tên Con đường xưa em đi tại Hà Nội.

Ước mơ hội ngộ ấp ủ từ cả chục năm đến nay mới thực hiện được.

Lắng nghe ḿnh đang sến

Nhạc vàng được mặc định trong hiểu biết của nhiều người là ḍng âm nhạc trữ t́nh, lăng mạn, nỉ non sến súa. Theo tôi biết, màu vàng có lúc tượng trưng cho sự bệnh hoạn. Ví như khi trên tàu thủy có bệnh dịch th́ treo cờ vàng để báo hiệu. Đánh giá về thể loại nhạc này là công việc của các nhà nghiên cứu âm nhạc. Sự thăng trầm của ḍng nhạc này trong đời sống âm nhạc Việt Nam, người ngoại đạo cũng có thể nh́n thấy. Song luôn phải thừa nhận một điều, nhạc vàng mà Chế Linh - Thanh Tuyền là hai trong những cái tên tiêu biểu, luôn có sức sống, dù có những khi âm thầm. Tuy mới trở lại với các sàn diễn lớn một vài năm gần đây, thực tế ở Việt Nam, trong suốt nhiều thập niên qua, Chế Linh - Thanh Tuyền đă có mặt khắp chợ, cùng quê, từ các vùng xa xôi hẻo lánh, đến những nơi đài các, phồn hoa. V́ sao họ liên tục có sức thu hút như vậy, bất chấp hoàn cảnh xă hội và con người cũng đă có rất nhiều thay đổi?

Hon nua the ky lai di tren con duong xua - Anh 1

Ca sĩ Chế Linh hồi trẻ, bảnh trai với mái tóc dày, đôi môi tươi và đôi mắt đẹp linh hoạt.

Bởi v́, nhạc vàng đáp ứng một nhu cầu của tâm hồn con người. Bản chất con người, ai cũng có một chút sến trong ḷng ḿnh. Nhạc vàng đáp ứng cho cái góc sâu thẳm đó. Chẳng hạn như nỗi lo âu thân phận trước cuộc sống rộng lớn, không biết ḿnh có thể tồn tại được không? Giữa nơi phồn hoa đô thị ḿnh học như thế nào, rồi ḿnh ở trong một cái xóm nghèo, một căn gác trọ đi thuê, rồi t́nh yêu bấp bênh với một cô gái nào đó trong xóm,... Với rất nhiều người đă thành đạt th́ cũng hầu hết phải khởi đầu bằng con đường gian nan của một người hoàn toàn chưa có tài sản, chưa có sự nghiệp, phải trải qua những tháng ngày hoang mang về tương lai xa vời.

Sức hút của nhạc vàng v́ thế chính là sự gần gũi của giai điệu, của ca từ với tâm hồn con người. Mặc dù vẫn có thành kiến cho rằng đó là thể loại dành cho tầng lớp b́nh dân, ở tầng thấp trong xă hội nhưng thực tế khán giả của ḍng nhạc này trên các sân khấu lớn ở nước ta trong những năm gần đây không hề b́nh dân. Liveshow Nhật kư đời tôi của Chế Linh cách đây 5 năm tại Hà Nội, hay liveshow trước đó vào cuối năm 2011 của ông, khán pḥng kín chỗ dù giá vé cao ngất ngưởng: thấp nhất 500 ngàn đồng, cao nhất 3 triệu. Tại Sài G̣n, để tham gia những đêm nhạc có ngôi sao, khán giả phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ. Từ cả mấy năm trước, phụ thu của chương tŕnh Quang Lê từ 800 ngàn đến 1,5 triệu c̣n Thanh Tuyền từ 600 ngàn đến 1 triệu đồng. Thêm điều này nữa, bất chấp việc không có chiêu tṛ, không được dàn dựng bắt mắt bằng công nghệ, cũng không có sự phụ trợ của vũ đạo... các đêm nhạc đó vẫn có sức hút kỳ lạ.

Với nhiều người, nghe lại những bài hát xửa xưa, những giọng ca đă nằm ḷng trong dĩ văng cũng là một cách để sống lại thời tuổi trẻ của chính ḿnh. Đó phải chăng cũng là một tâm lư mà các nhà tổ chức chương tŕnh đă túm được và v́ thế họ đă tổ chức là chắc thắng?

Dĩ nhiên, không thể thắng, nếu trên sân khấu kia không phải là những danh ca.

Hon nua the ky lai di tren con duong xua - Anh 2

Ca sĩ Thanh Tuyền thời trẻ.

Chế Linh - Thanh Tuyền, vang bóng một thời nhưng vẫn c̣n sung sức ở th́ hiện tại

Chế Linh là một giọng ca đặc biệt, tới nỗi mà ông có thể được xem là người mở ra cả một trường phái hát giống ḿnh, hát cái kiểu nhả chữ buông hơi da diết rên rỉ. Nghe Chế Linh, thấy cả một sự chán nản và đau khổ cực đoan, rên rỉ và sướt mướt cũng cực đoan. Ngay cả uốn éo, luyến láy cũng cực đoan nốt. Không phải ai cũng chịu được giọng ca đó. Nhưng đă thấm là ghiền. Chính sự cực đoan ấy đă làm nên sự khác lạ, độc đáo trong nghệ thuật. Người hâm mộ biết rằng Chế Linh được sinh ra ở một làng Chăm nghèo heo hút. Phan Rang quê ông - Ngày th́ nắng gió/ Đêm th́ chó tru/ Rắn nẹp nưa gây oán gây thù/ Gai chùm lé làm hung làm dữ. Mảnh đất đó nắng thiêu trụi hết nương, hết rẫy. Rồi đến mùa gió lạc, gió dữ bị giam cầm trong vách núi, cuồng loạn thét gào. Nếu không sinh ra ở xứ Phan Rang đó, chắc không có một Chế Linh của âm nhạc như thế. Lớn lên trong nhọc nhằn, giọng ca của ông tựa hồ kéo theo những u uất từ thẳm sâu vọng lại. Khan như nắng cháy, hun hút như gió...

Nghệ danh Thanh Tuyền là cái tên mà bà được người thầy của ḿnh - nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chọn đặt. Thanh là cao nguyên xanh, Tuyền là suối, mang đậm phong cảnh hữu t́nh có suối, thác, thông reo ở Đà Lạt - mảnh đất quê hương nơi bà được sinh ra. “Ông thầy đặt tên tôi là Thanh Tuyền - nghĩa là ḍng suối, nước chảy hoài và tôi cũng sẽ hát hoài”.

Tại cuộc họp báo trước Liveshow Con đường xưa em đi, Thanh Tuyền cho biết bà thực sự háo hức mong đến lúc gặp lại những khán giả đă yêu thương và chờ đợi ḿnh cùng với Chế Linh để hát cho thật... đă, mong khoảnh khắc được sống trọn vẹn trong trời thu Hà Nội. Và cũng tại cuộc họp báo, cặp đôi danh ca đă hát mộc một đoạn trong bài T́nh bơ vơ - một nhạc phẩm mà theo như tâm sự của Chế Linh th́ có thể hát đơn nhiều lần nhưng nếu hát đôi th́ chỉ có thể là cùng với Thanh Tuyền. Hai giọng ca U80 và U70 mà sao vẫn ngọt, trong, thiết tha khiến người nghe trực tiếp trong khán pḥng hôm đó nổi gai v́ sự ngân rung vân vi của những thanh âm.

Với nghề ca sĩ, giọng hát chính là báu vật. Phải chăng đây là một bí quyết vượt lên tuổi tác: Tôi hát một bài giống như là thực hành thiền vậy chứ không phải chơi chơi. Khi hát tôi không cần biết khán giả ngồi dưới là những ai. Tôi chỉ đắm ch́m trong từng lời ca. Sống phải có âm nhạc th́ tôi mới sống được - tâm sự của Thanh Tuyền.

Hon nua the ky lai di tren con duong xua - Anh 3

Cặp đôi danh ca Chế Linh- Thanh Tuyền vẫn có sức hút lớn.

Không c̣n là bạn bè mà là t́nh nhân từ ngh́n kiếp trước

Thanh Tuyền nói vui rằng lần này trên sân khấu của Thủ đô Hà Nội chắc Chế Linh sẽ ca hay hơn v́ được gặp lại người yêu cũ. C̣n Chế Linh tâm sự rằng sau khi Thanh Tuyền... bỏ ông, nam danh ca đă đi t́m khá nhiều giọng ca khác để ghép cặp. Một phần v́ sự thúc ép của các hăng đĩa thời bấy giờ. Ông đă có những nửa kia khá ưng ư, cũng được khán giả thương quư nhưng sâu thẳm trong ḷng ông biết chỉ có Thanh Tuyền với ḿnh mới chính là một cặp trời sinh trong âm nhạc. Họ hiểu nhau đến mức chỉ cần người này liếc mắt là người kia biết sẽ ca như thế nào, cho thật mùi. Đơn giản họ sinh ra dành cho nhau và dành cho âm nhạc. Như chia sẻ của Thanh Tuyền: Ngày trước chỉ nghĩ là sẽ hát tới khi lấy chồng nhưng tới khi ở nhà mới hiểu ḿnh chỉ hạnh phúc thật sự nếu được hát. Chế Linh bổ sung: Thanh Tuyền không phải là của gia đ́nh mà là của... người ta. Đi hát lại không phải v́ chồng đồng ư cho đi hát mà là phải đi hát v́ khán giả yêu thương ḿnh.

Và bây giờ sau nửa thế kỷ đi hát, chính xác là 53 năm, cặp đôi Chế Linh - Thanh Tuyền lại cùng nhau đứng chung trên một sân khấu lớn, như chưa bao giờ có cuộc chia ly. Họ từng hát chung khoảng 50 bài và trong đêm nay sẽ chọn 10 bài trong số đó. Tin rằng đêm hạnh ngộ âm nhạc này sẽ là một kỷ niệm đẹp với người mến mộ. Và tất cả sẽ ra về với một chút rưng rưng trong tim ḿnh.

C̣n với cặp đôi danh ca Chế Linh - Thanh Tuyền, lại là thêm một lần nhớ lại cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Như kỷ niệm của lần đầu gặp nhau trong pḥng thu âm Chợ Cũ, 1966. Khi ấy nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đưa cho Thanh Tuyền bài Hái trộm hoa rừng (Trương Hoàng Xuân) và nói: Hôm nay con sẽ hát chung với một người nha. Nhác thấy kép của ḿnh, Thanh Tuyền thầm nghĩ: Người đâu sao đen quá vậy. C̣n Chế Linh b́nh thản: Cho hôn tay cái nha, đoạn b́nh phẩm: Bàn tay sao giống nải chuối quá vậy.

haithuyensatcong
11-03-2017, 07:53
Bọn sướng ca vô loại ở hải ngoại phải mất nửa thế kỷ mới được bưng bô liếm trướng cho khỉ đỏ đít trường sơn...và được chúng cho về sống ở xứ Xạo Hết Chỗ Nói lụm mót kiếm ăn...đói cho sạch rách cho thơm...miếng ăn là miếng tồi tàn mà vẫn hục mỏ vào không biết nhục