Log in

View Full Version : Lạnh gáy nh́n những cuộc phẫu thuật ám ảnh thời cổ đại


TinNhanh247
01-10-2018, 20:42
Ngày nay, việc phẫu thuật chữa bệnh khiến bệnh nhân không c̣n chịu nhiều đau đớn nhờ công nghệ cao. Thế nhưng, đă bao giờ bạn tự hỏi, liệu thời cổ đại, họ làm thế nào không? Bạn sẽ không muốn sống tại thời đó nếu biết được cách họ chữa bệnh đâu.

Để chữa bệnh, người xưa sẵn sàng áp dụng những cách phẫu thuật vừa kinh dị lại không kém phần nguy hiểm dưới đây. Xem xong, đảm bảo bạn sẽ thở phào nhẹ nhơm v́ y học hiện đại đă có những bước tiến đến không ngờ như vậy.

1. Phẫu thuật khoan sọ

Những người bị đau đầu, động kinh hoặc mắc các chứng bệnh rối loạn tâm lí khác đều đă từng được chữa bằng một phương pháp rất đau đớn: khoan hoặc cạo một lỗ trên sọ bệnh nhân. Theo đó, các bác sĩ thời xưa sẽ tiến hành đục một lỗ lên... đầu bệnh nhân như một h́nh thức phẫu thuật. Một số người có thể sống sót qua nhiều năm sau phẫu thuật. Bằng chứng được thể hiện thông qua nhiều hộp sọ với một lỗ thủng lớn được t́m thấy trong các dự án khảo cổ.

http://intermati.com/micro1405/2018/1/102.1.jpg
Bức tranh "Nhà phẫu thuật” được sáng tác vào năm 1555 do tác giả Jan Sanders van Hemessen thực hiện, miêu tả một ca phẫu thuật khoan sọ.

Mặc dù chưa có tài liệu cụ thể nào khẳng định mục đích của việc khoan sọ hoàn toàn là để chữa bệnh (cụ thể là làm giảm áp lực máu bên trong, làm giảm nỗi đau tâm lí), nhiều người cũng tin rằng nó được thực hiện để thỏa măn niềm tin tâm linh - tức là giải phóng ma quỷ ra khỏi hộp sọ.

http://intermati.com/micro1405/2018/1/102.2.jpg
Hộp sọ với một chiếc lỗ khá to được cho là vết tích của kỹ thuật khoan sọ thời cổ đại.

Các bác sĩ cổ đại thường gơ nhẹ lên đầu bệnh nhân. Nếu bệnh nhân kêu đau ở vị trí nào, vị trí đó chắc chắn chứa khối u. Sau khi sử dụng một vài kĩ thuật gây mê thô sơ, họ sẽ cắt lớp da đầu, đập vỡ xương cẩn thận để tránh làm tổn thương năo bộ. Khoa học hiện đại vẫn chưa thể lư giải được cách các bác sĩ cắt và loại bỏ những mảnh xương vỡ. Cuối cùng, họ khâu kín các mô mềm lại với nhau và để mặc cho da non mọc trùm lên lỗ khoan.

http://intermati.com/micro1405/2018/1/102.3.jpg
Lưỡi dao dùng để đục sọ của người Inca cổ.

Ngày nay, các bác sĩ không c̣n khoan lỗ trên hộp sọ bệnh nhân nhưng họ vẫn áp dụng một phần phương pháp này để giảm áp lực nội sọ.

2. Phẫu thuật thùy năo

Phẫu thuật thùy năo được áp dụng khá rộng răi trong thế kỷ 20. Người thực hiện phẫu thuật sẽ dùng dụng cụ để cắt đứt dây thần kinh liên kết khu vực thùy năo trước với phần c̣n lại của năo bộ với hy vọng có thể chữa khỏi bệnh tâm thần.

http://intermati.com/micro1405/2018/1/102.4.png
Mô phỏng quá tŕnh phẫu thuật thùy năo.

Antonio Egas Moniz, một nhà thần kinh học người Bồ Đào Nha đă khai phá ra phương pháp ghê rợn này vào năm 1935. Walter Freeman đă đưa h́nh thức phẫu thuật này tới nhiều người Mỹ bằng cách dùng... dùi và búa để tiến hành mổ xẻ thùy năo của người bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân không hề được gây mê và sẽ cảm nhận hết những ǵ đang xảy ra trên đầu ḿnh. Tuy nhiên, cũng có những ca phẫu thuật không thành khi người bệnh qua đơi sau đó 3 ngày.

3. Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang

Nghe thật kinh dị, nhưng người xưa đă từng phẫu thuật lấy sỏi bàng quang bằng cách luồn dụng cụ phẫu thuật vào đúng vị trí thông qua vùng đáy chậu - tức vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Trong một vài trường hợp, người ta c̣n đưa dụng cụ vào niệu đạo hoặc trực tràng và tác động lên các bộ phận này để lấy sỏi ra khỏi bàng quang.

http://intermati.com/micro1405/2018/1/102.5.jpg
Một người thợ rèn Hà Lan có tên Jan de Doot đă từng tự tay loại bỏ sỏi bàng quang của ḿnh.

Những ca phẫu thuật kiểu này luôn đem lại đau đớn và chỉ có tỉ lệ sống sót khoảng 50%. Đến thế kỷ 19, số ca phẫu thuật loại bỏ sỏi bàng quang như trên bắt đầu giảm. Thay vào đó, người ta dùng các phương pháp chữa trị nhân đạo hơn, cũng như áp dụng các chế độ dinh dưỡng tốt để loại bỏ sỏi một cách tự nhiên.

4. Phẫu thuật nâng mũi

Bệnh giang mai xuất hiện ở Ư vào thế kỷ 16 đă để lại di chứng trên những đứa trẻ được sinh ra bởi người mắc bệnh. Di chứng rơ nhất về mặt thẩm mĩ, có thể kể đến là trán dô và "mũi tẹt dáng h́nh yên ngựa". Nhiều người đă cố gắng giấu yếu điểm này và từ đó, phương pháp "tạo mũi mới" được sinh ra như h́nh thức sơ khai của phẫu thuật mũi hiện nay.

http://intermati.com/micro1405/2018/1/102.6.jpg
Gaspare sẽ cho cắt hai đường song song trên bắp tay bệnh nhân, luồn một lưỡi dao xuống bên dưới giữa hai đường cắt và nhét vải vào bên trong.

Cụ thể, một bác sĩ người Ư có tên Gaspare Tagliacozzi đă cải thiện sự biến dạng mũi bằng cách che dấu nó sao cho hoàn hảo nhất. Ông tạo ra một chiếc mũi mới từ... bắp tay người. Gaspare sẽ cho cắt hai đường song song trên bắp tay bệnh nhân, luồn một lưỡi dao xuống bên dưới giữa hai đường cắt và nhét vải vào bên trong. Lớp vải được giữ nguyên trong khoảng 3 tuần để tránh cho lớp da làm mũi bên trên không dính lại với phần cơ thịt bên dưới nữa.

http://intermati.com/micro1405/2018/1/102.7.jpg
Lúc này, người bệnh sẽ dùng tới một khung giá đỡ để cố định cánh tay, sao cho lớp da trên bắp tay lẫn mũi không bị lực tác động tới.

Tiếp đó, Gaspare cắt bỏ lớp da để khâu trực tiếp vào chóp mũi người bệnh. Vùng phẫu thuật sẽ được cố định trong khoảng 2 tuần để da ghép gắn chặt vào mũi. Lúc này, người bệnh sẽ dùng tới một khung giá đỡ để cố định cánh tay, sao cho lớp da trên bắp tay lẫn mũi không bị lực tác động tới. Cuối cùng, phần da trên bắp tay vốn được cách li sẽ được tạo kiểu để gắn phủ bên ngoài phần mũi cũ.

Tuy nhiên, có vẻ phương pháp này không được phù hợp cho lắm khi nhiều trường hợp người mũi bệnh bị tím tái và... rụng vào mùa đông.

VietBF © Sưu Tầm