Log in

View Full Version : Thổ Nhĩ Kỳ đang tự chơi với lửa


Romano
02-03-2018, 05:13
Hiện nay việc Thổ Nhĩ Kỳ cho quân đội tấn công Syria hết sức mănh liệt. Theo các chuyên gia đánh giá hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ chẳng khác nào là chơi 1 canh bạc đầy may rủi. Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những lư do cho hành động này. Chiến dịch tấn công Afrin được coi là lá bài chính trị trọng yếu giúp ông Erdogan giành được sự ủng hộ trong chiến dịch tranh cử sắp tới. Chiến dịch “Nhành Ô liu” tấn công người Kurd tại Afrin (Syria) của Thổ Nhĩ Kỳ đến thời điểm hiện tại đă bước sang ngày thứ 13 với những diễn biến vô cùng phức tạp. Trong khi Đảng cầm quyền Công lư và Phát triển (AKP) tại Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhân cơ hội này để phô trương sức mạnh quân sự và thổi bùng chủ nghĩa dân tộc chống người Kurd trước cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2019, th́ giới quan sát lo ngại động thái trên có thể tạo ra những rủi ro đầy tiềm ẩn đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ hội phô trương sức mạnh quân sự và tiềm lực quốc pḥng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 1/2 thông báo, lực lượng vũ trang nước này và Quân đội Tự do Syria (FSSA) đă mở rộng hoạt động tấn công Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) tại thành phố Afrin (Syria). Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch “Nhành Ô liu” của Thổ Nhĩ Kỳ đă bước sang ngày thứ 13.

Phát biểu nhân một sự kiện được tổ chức tại Dinh thự tổng thống ở thủ đô Ankara, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh: “Khoảng 800 tên khủng bố đă bị tiêu diệt tại Afrin kể từ khi chiến dịch bắt đầu.” Trong khi đó, hăng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, quân đội nước này cùng đồng minh đă giành quyền kiểm soát 20 làng mạc và 27 khu vực, trong đó có 7 vùng núi đồi chiến lược từ lực lượng YPG.



Trong thông báo đăng tải trên trang mạng Twitter, Bộ Trưởng Quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli cho biết, tất cả vũ khí và đạn dược sử dụng trong chiến dịch tấn công Afrin đều do nước này tự sản xuất. Bom thông minh HGK do Công ty Cơ khí và Hóa chất (MKEK) phối hợp với Tập đoàn điện tử quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, bệ phóng tên lửa đa ṇng cũng do MKEK hợp tác với Firtina sản xuất. Bộ trưởng Canikli khẳng định: “Kho đạn dược của chúng tôi quá dồi dào đến mức chúng tôi có thể sử dụng để tiêu diệt không chỉ khủng bố tại Afrin mà c̣n tại các khu vực khác.”

Selcuk Bayraktar, con rể của Tổng thống Erdogan - người điều hành tập đoàn sản xuất máy bay không người lái cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, sản phẩm của tập đoàn này cũng được sử dụng trong chiến dịch tấn công Afrin.

Thổ Nhĩ Kỳ đă sử dụng vũ khí sản xuất trong nước để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại lực lượng người Kurd ở khu vực đông nam nước này một thời gian dài, song đây là lần đầu tiên những loại vũ khí này được dùng trong hoạt động xuyên biên giới.

Với tuyên bố nêu trên, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn đưa ra thông điệp kép: trước hết là nêu bật những tiến bộ trong ngành công nghiệp quốc pḥng, tiếp đến là đáp trả sự chỉ trích của những quốc gia ủng hộ việc ngừng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ hoặc phản đối Thổ Nhĩ Kỳ dùng vũ khí mua của nước ngoài để tấn công Afrin. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn chứng minh rằng, ngay cả khi không nhập khẩu vũ khí từ các quốc gia khác th́ nước này vẫn có một nền công nghiệp quốc pḥng vững mạnh.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đă không thể có được hợp đồng mua máy bay không người lái của Mỹ do vấp phải sự phản đối của Quốc hội Mỹ. Đến tháng 9/2017, Thượng viện Mỹ cũng không phê chuẩn việc bán súng Sig Sauer cho chính quyền Tổng thống Erdogan sau vụ đụng độ giữa nhân viên an ninh Thổ Nhĩ Kỳ với những người biểu t́nh trong chuyến thăm Washington của ông Erdogan vào tháng 5/2017. Israel – một đồng minh của Mỹ cũng từ chối chuyển giao công nghệ cho Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc đàm phán mua bán máy bay không người lái Heron. Gần đây nhất, Đức đă dừng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ và đóng băng kế hoạch nâng cấp xe tăng Leopard mà Thổ Nhĩ Kỳ đă mua của nước này, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ các công dân Đức.

Chiến dịch tấn công Afrin đầy rủi ro

Tổng thống Erdogan đang có kế hoạch tái tranh cử vào năm 2019. Tuy nhiên uy tín của ông và Đảng cầm quyền Công lư và Phát triển (AKP) đang xuống thấp, đặc biệt là sau cuộc đảo chính hồi tháng 7/2016. Để có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2019, việc tấn công quân sự vào Afrin là một trong những lá bài chính trị trọng yếu giúp ông Erdogan lấy lại uy tín trong dân chúng, thổi bùng chủ nghĩa dân tộc chống người Kurd và đánh bại đảng Dân chủ nhân dân (HDP) đối lập ủng hộ người Kurd. Tuy nhiên, chiến dịch này cũng chứa đựng nhiều rủi ro mà chính quyền ông Erdogan khó có thể lường trước được.

Xét về mặt ngoại giao, chiến dịch “Nhành Ô liu” không chỉ làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Mỹ vốn đă “cơm không lành, canh chẳng ngọt” từ trước đến nay, mà c̣n làm mất ḷng nhiều nước đồng minh khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Thực chất, một trong những lư do khiến Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Afrin là để đáp trả việc liên quân do Mỹ dẫn đầu thành lập Lực lượng bảo vệ biên giới (BSF) gồm hơn 30 ngh́n binh sỹ tại miền bắc Syria. Ṇng cốt của lực lượng này là binh sỹ trong Các đơn vị tự vệ nhân dân người Kurd (YPG), mà từ trước đến nay Thổ Nhĩ Kỳ luôn coi là tổ chức khủng bố. Ông Devlet Bahceli, thủ lĩnh đảng Phong trào Dân tộc Chủ nghĩa (MHP) khẳng định “ hành động của Mỹ như giọt nước làm tràn ly”, thổi bùng sự giận dữ từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi. Giới quan sát lo ngại, chiến dịch tấn công Afrin nếu không có điểm dừng sẽ dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai nước – khi đó nguy cơ xảy ra xung đột về quân sự là không thể tránh khỏi. Mặc dù ban đầu, Tổng thống Erdogan thông báo sẽ tiến hành chớp nhoáng chiến dịch tấn công Afrin, tuy nhiên sau đó ông lại tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục dịch chuyển về phía đông, tấn công thành phố Manbil tại Syria do YPG chiếm giữ. Thổ Nhĩ Kỳ đă không thể giành quyền kiểm soát thị trấn Manbij trong chiến dịch Lá chắn Euphrates vào tháng 3/2017 do Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm của nước này tới Manbij để bảo vệ đồng minh người Kurd. Trong trường hợp Mỹ không chịu rút quân khỏi Manbị th́ tất yếu sẽ xảy ra đụng độ giữa các lực lượng Mỹ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiếp đến, chiến dịch tấn công Afrin cũng sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các nhà phân tích, Nga đă bật đèn xanh cho phép Thổ NHĩ Kỳ tiến hành chiến dịch tấn công Afrin thông qua việc rút quân ra khỏi khu vực này và đổ lỗi cho Mỹ về hành động của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên Nga cũng đưa ra đề xuất rằng nếu người Kurd cho phép chính phủ Syria điều động binh sỹ vào Afrin th́ khu vực này sẽ được bảo vệ chống lại cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này có thể thấy được nỗ lực của Nga trong việc bảo toàn lănh thổ Syria dưới sự điều hành của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ngoài ra, mục đích khác của Nga cũng c̣n là muốn người Kurd hợp nhất với quân đội Syria để lực lượng này thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ.

Ngoài căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, chiến dịch “Nhành Ô liu” của Thổ Nhĩ Kỳ c̣n gia tăng nguy cơ bất ổn an ninh trong nước, đặc biệt là kích động sự trả thù của những phần tử người Kurd có tư tưởng cực đoan. Chưa xử lư xong hậu quả của cuộc đảo chính nay chính quyền Tổng thống Erdogan lại phải đối phó với một mối đe dọa khác. Giới phân tích cho rằng nhiều khả năng Tông thống Erdogan sẽ phải ra lệnh kéo dài t́nh trạng khẩn cấp ban bố từ năm 2016 đến nay để ổn định t́nh h́nh. /.