PDA

View Full Version : Pháp thực hiện việc khai tử nền Nho học ở VN như thế nào


Romano
06-26-2018, 07:34
Nh́n lại suốt chiều dài lịch sử có thể thấy văn hóa Pháp ảnh hưởng tới văn hóa của VN là rất nhiều. Điều này xảy ra là v́ Pháp đă thực hiện chính sách đô hộ và c̣n khai tử nền Nho học của VN. Đây là cả 1 chiến lược mà Pháp đă hoạch định khi đô hộ Vn. Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Ḥa. Năm Đinh Măo 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ḥa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lănh thổ Nam Kỳ. Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp. Hai ḥa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp.

Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đ́nh Huế c̣n quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển. Trung Kỳ do triều đ́nh Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp.

Khi đô hộ Việt Nam, nhu cầu cấp bách của người Pháp là phải hủy diệt nền Nho học và thay thế bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho guồng máy cai trị. Do đó, chiếm được Nam Kỳ xong là người Pháp lập tức khai tử nền giáo dục Nho học.

Năm 1864 là kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam Kỳ (tổ chức ở ba tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm). Từ 1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn các cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm hơn. Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Măo 1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ 1918.

Chế độ giáo dục và khoa cử Nho học thực sự cáo chung với khoa thi Hội chót năm Kỷ Mùi 1919 ở Huế. Tuy vậy măi đến năm 1932 bộ máy quan lại của triều đ́nh mới bỏ việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ.

Nh́n thấy quá khứ Việt Nam nặng về Hán học, chủ tâm của người Pháp là muốn cắt đứt liên lạc văn hóa giữa người Việt với người Tàu. Để đạt mục đích hướng tinh thần người Việt về với Pháp, chữ Hán cũng như chữ Nôm cần phải triệt bỏ và thay thế bằng chữ Pháp, c̣n văn tự cho tiếng nói người bản xứ nếu cần đă có chữ quốc ngữ cùng một họ mẫu tự La Tinh
Năm 1865 súy phủ Sài G̣n cho ra đời tờ Gia Định Báo là tờ Công Báo đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Trong tinh thần ấy, trước tiên người Pháp dựng lên những cơ sở văn hóa để truyền bá chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Đáp ứng nhu cầu cấp bách trong thời gian đầu Pháp thiết lập các trường đào tạo thông ngôn. Ngày 8/5/1861 Đô Đốc Charner kư nghị định lập trường Collège d’Adran để đào tạo thông ngôn người Việt và cho cả người Pháp muốn học tiếng Việt.

Trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes) được thiết lập ở Sài G̣n năm 1864, ở Hà Nội năm 1905. Pháp c̣n thiết lập các Trường Hậu Bổ (chuẩn bị bổ ra làm quan Apprenti Mandarin) ở Hà Nội năm 1903 và ở Huế năm 1911. Đây là những bước đầu trong việc thiết lập một nền giáo dục của Pháp.

Khi xây dựng nền giáo dục thay thế Nho giáo, người Pháp có ba mục đích. Mục đích quan trọng nhất nhằm đào tạo lớp người thừa hành chính sách của Pháp là cai trị, khai thác ở Việt Nam và cả Đông Dương.

Tầng lớp này bao gồm các viên chức trong các ngành hành chính, giáo dục, y tế và xây dựng. Thứ đến là truyền bá tư tưởng Pháp, ḷng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự trung thành với Pháp. Cuối cùng với mục đích mị dân, làm người Việt tin rằng hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam là văn minh và tiến bộ.

Hai mục đích đầu là căn bản, mục đích thứ ba chỉ dùng để đối phó với sự đ̣i hỏi một nền giáo dục tiến bộ của người Việt trong tương lai mà thôi.

Hệ thống giáo dục của nước Pháp đă được người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh và thêm bớt cho phù hợp với ba mục đích trên cũng như để thích hợp với thực tế ở Việt Nam. Đây là hệ thống Giáo Dục Pháp cho người bản xứ” (Enseignement Franco-Indigène), thường được gọi là Giáo Dục Pháp-Việt.

Trong nền giáo dục này tiếng Pháp là chuyển ngữ tức tiếng Pháp được dùng để trao đổi trong lớp học (giảng bài, làm bài, sách giáo khoa viết bằng tiếng Pháp). Riêng ba lớp tiểu học đầu là được dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, sau đó tiếng Việt được học như một ngoại ngữ.

Ngoại ngữ thứ hai thường là tiếng Anh ở bậc Tú Tài. Chữ Hán được học theo tự nguyện. một tuần một giờ ở các lớp trên của bậc tiểu học nếu có thầy dạy.