therealrtz
12-23-2018, 02:17
Đợt sóng thần tấn công đêm qua vào Indonesia đă khiến ít nhất 43 người chết và gần 200 người bị thương mà trước đó không có động đất. Nguyên nhân có thể là do lở đất từ hoạt động phun trào của núi lửa trẻ ngoài khơi Indonesia có thể tạo ra sức ép lớn đẩy nước biển vào bờ, tạo ra sóng thần.
http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1318009&stc=1&d=1545531261
Núi lửa Anak Krakatoa hoạt động hồi tháng 7. Ảnh: AFP.
Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia cho biết một trận sóng thần tràn vào khu vực eo biển Sunda của nước này tối qua khiến ít nhất 43 người thiệt mạng, 584 người bị thương và hai người mất tích. Không có thông tin về động đất xảy ra trước đó và đợt sóng thần này nhiều khả năng do một núi lửa trẻ sinh ra, theo Forbes.
Cơ quan Khí tượng và Địa chất Indonesia (BMKG) cho hay sóng thần có độ cao khoảng 0,9 m tràn vào khu vực Serang, độ cao sóng ở các khu vực khác như Pandeglang và Nam Lampung là 0,28-0,36 m.
Theo các chuyên gia, nhà chức trách Indonesia vẫn đang điều tra nguyên nhân gây ra sóng thần, nhưng nhiều khả năng nó có liên quan đến hoạt động của Anak Krakatau, một ngọn núi lửa trẻ h́nh thành trong ḷng núi lửa Krakatau ở ngoài khơi eo biển Sunda.
Núi lửa Krakatau từng phun trào dữ dội vào tháng 8/1883, gây ra những vụ nổ dữ dội và tạo sóng âm di chuyển 7 ṿng quanh Trái đất và một lượng lớn dung nham trong ḷng biển. Krakatau sau đó ngủ yên, nhưng Anak Krakatau (nghĩa là Con của Krakatau) dần h́nh thành trong ḷng ngọn núi lửa cổ xưa này.
Hoạt động phun trào của Anak Krakatau có thể gây ra lở đất. khiến một lượng lớn đất đá đổ ập xuống biển, đột ngột gây ra sức ép khổng lồ và dồn một lượng lớn nước biển vào bờ, gây ra sóng thần. Núi lửa Anka Krakatau đă có dấu hiệu hoạt động từ nhiều tháng qua, nhưng v́ nó ở xa đất liền nên nhiều người cho rằng nó vô hại.
Trận lở đất diễn ra vào thời điểm trăng tṛn, khi mực nước thủy triều đang ở mức cao, khiến sóng thần trở nên mạnh hơn so với b́nh thường.
Sóng thần gây ra do lở đất đă được ghi nhận vài lần trước đây. Một lượng lớn đất đá đổ xuống biển ở vịnh Lituyat của Alaska vào ngày 9/7/1958, gây ra trận sóng thần cao tới 524 m, nhưng chỉ tràn vào khu vực hoang vắng và khiến hai người thiệt mạng.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái B́nh Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm nên là một trong những nước hứng chịu nhiều vụ phun trào núi lửa và động đất nhất thế giới. Hồi tháng 9, động đất 7,5 độ ở Sulawesi gây sóng thần đă khiến 2.000 người thiệt mạng và hơn 5.000 người mất tích.
VietBF © sưu tầm
http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1318009&stc=1&d=1545531261
Núi lửa Anak Krakatoa hoạt động hồi tháng 7. Ảnh: AFP.
Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia cho biết một trận sóng thần tràn vào khu vực eo biển Sunda của nước này tối qua khiến ít nhất 43 người thiệt mạng, 584 người bị thương và hai người mất tích. Không có thông tin về động đất xảy ra trước đó và đợt sóng thần này nhiều khả năng do một núi lửa trẻ sinh ra, theo Forbes.
Cơ quan Khí tượng và Địa chất Indonesia (BMKG) cho hay sóng thần có độ cao khoảng 0,9 m tràn vào khu vực Serang, độ cao sóng ở các khu vực khác như Pandeglang và Nam Lampung là 0,28-0,36 m.
Theo các chuyên gia, nhà chức trách Indonesia vẫn đang điều tra nguyên nhân gây ra sóng thần, nhưng nhiều khả năng nó có liên quan đến hoạt động của Anak Krakatau, một ngọn núi lửa trẻ h́nh thành trong ḷng núi lửa Krakatau ở ngoài khơi eo biển Sunda.
Núi lửa Krakatau từng phun trào dữ dội vào tháng 8/1883, gây ra những vụ nổ dữ dội và tạo sóng âm di chuyển 7 ṿng quanh Trái đất và một lượng lớn dung nham trong ḷng biển. Krakatau sau đó ngủ yên, nhưng Anak Krakatau (nghĩa là Con của Krakatau) dần h́nh thành trong ḷng ngọn núi lửa cổ xưa này.
Hoạt động phun trào của Anak Krakatau có thể gây ra lở đất. khiến một lượng lớn đất đá đổ ập xuống biển, đột ngột gây ra sức ép khổng lồ và dồn một lượng lớn nước biển vào bờ, gây ra sóng thần. Núi lửa Anka Krakatau đă có dấu hiệu hoạt động từ nhiều tháng qua, nhưng v́ nó ở xa đất liền nên nhiều người cho rằng nó vô hại.
Trận lở đất diễn ra vào thời điểm trăng tṛn, khi mực nước thủy triều đang ở mức cao, khiến sóng thần trở nên mạnh hơn so với b́nh thường.
Sóng thần gây ra do lở đất đă được ghi nhận vài lần trước đây. Một lượng lớn đất đá đổ xuống biển ở vịnh Lituyat của Alaska vào ngày 9/7/1958, gây ra trận sóng thần cao tới 524 m, nhưng chỉ tràn vào khu vực hoang vắng và khiến hai người thiệt mạng.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái B́nh Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm nên là một trong những nước hứng chịu nhiều vụ phun trào núi lửa và động đất nhất thế giới. Hồi tháng 9, động đất 7,5 độ ở Sulawesi gây sóng thần đă khiến 2.000 người thiệt mạng và hơn 5.000 người mất tích.
VietBF © sưu tầm