PDA

View Full Version : Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Cạm bẫy chết người?


PinaColada
04-30-2019, 01:16
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung sắp đi đến hồi kết. Trong thời gian tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sẽ sang Mỹ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhưng...

Trong bối cảnh bàn cờ đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang bước vào các ṿng đấu cuối cùng nhằm chốt lại các thỏa thuận giao dịch, một số chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới đă lên tiếng cảnh báo về mối hiểm họa tiềm tàng trong bất đồng ngôn ngữ giữa hai bên.

Báo South China Morning Post đưa tin, Elena Bryan, một chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu Hoa Ḱ, có 17 năm làm công việc biên-phiên dịch cho các buổi tọa đàm thương mại giữa Mỹ và các nước khác. Bà chính là người đă tham gia phiên dịch cho các buổi đàm phán thương mại Mỹ-Trung đầu tiên vào khoảng đầu năm 2019.

https://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1374297&stc=1&d=1556493022

Không chỉ bản thân người các đại diện, ngay cả những đội ngũ biên-phiên dịch cũng phải căng năo "đấu trí" với các rào cản ngôn ngữ tại bàn đàm phán. Ảnh: South China Morning Post

Bà Elena cho biết, khác với suy nghĩ một số người, trong một buổi đàm phán thương mại điển h́nh giữa hai nước, đại diện của cả hai bên ưu tiên dùng ngôn ngữ mẹ đẻ. Mặc dù cả hai đều có khả năng đọc, hiểu tốt ngôn ngữ của nhau, họ luôn ưu tiên dùng tiếng mẹ đẻ và ưu tiên dùng lực lượng biên-phiên dịch viên nhằm biểu đạt chính xác, rơ ràng các thông tin, đề xuất. V́ vậy, có thể nói rằng, bản thân lực lượng biên-phiên dịch là những người có công đóng góp rất lớn cho cho thành công của các đàm phán, giao dịch thương mại quốc tế.

Tại bàn đàm phán thương mại Mỹ-Trung, các đại diện thuộc hai nước đều sử dụng tiếng mẹ đẻ với sự hỗ trợ của đội ngũ phiên dịch. Đồng thời, các văn bản mà họ đưa ra sau đó sẽ được đội ngũ biên dịch chuyển ngữ, kiểm tra kĩ lưỡng trước khi được trưng ra tại bàn đàm phán.

Theo bà Elena, phiên dịch là công việc cực ḱ phức tạp. Bởi v́ trên bàn đàm phán thương mại, các đại diện đều là những bậc thầy kinh tế mưu mẹo. Họ rất biết cách tận dụng câu chữ, tầng nghĩa, sự mơ hồ trong ngôn ngữ mẹ đẻ ḥng âm mưu đánh bẫy những nhà phiên dịch của đối thủ và từ đó, kiếm được các thỏa thuận có lợi. Ngoài ra, người phiên dịch cũng phải giải quyết trong tích tắc một số rào cản ngôn ngữ cực ḱ hóc búa.

Ngay cả công việc biên dịch cũng không hề đơn giản. Những biên dịch viên phải cẩn thận tra cứu, ḍ xét nghĩa của từng từ ngữ, ngữ cảnh trong các văn bản mà đại diện nước bạn gởi. Chỉ cần dịch sai một từ th́ sẽ tạo nên hậu quả cực ḱ khôn lường trong quá tŕnh đàm phán về sau. V́ vậy, đội ngũ nhân viên biên dịch tại các hội nghị đàm phán đều phải là những người không chỉ giỏi ngoại ngữ mà cần c̣n có trí óc cực nhạy bén, am hiểu sâu về văn hóa, chính trị, kinh tế.

Bà Elena cho biết: “Phái đoàn bên Mỹ hiện đang cố gắng thúc đẩy tiến tŕnh đàm phán. Đại diện thương mại của Mỹ ông Robert Lighthizer đang nỗ lực viết nên các điều khoản ép buộc Trung Quốc thi hành những thỏa thuận kí kết.

Tuy nhiên, để thực hiện điều này, ông ta cần đến đội ngũ các nhà phiên-biên dịch viên giỏi tiếng Quan Thoại và có kiến thức chuyên sâu về pháp lư và thương mại. Hệ thống kinh tế, chính trị của Trung Quốc rất phức tạp, mơ hồ và có rất nhiều lĩnh vực rất khó chuyển ngữ. Nếu không cẩn thận, chính Robert cùng đội ngũ biên-phiên dịch của ông ta sẽ sa vào bẫy thỏa thuận của Trung Quốc”.

https://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1374298&stc=1&d=1556493022

Chuyên gia ngôn ngữ Elena Bryant cảnh báo phái đoàn đàm phán Mỹ về nguy cơ bất đồng ngôn ngữ. Ảnh: Reuters

Đồng thời, vào tháng trước, một quan chức giấu tên thuộc chính quyền Trung Quốc đă tiết lột về một số vấn đề liên quan đến việc chuyển ngữ trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Vị quan chức cho hay, tại một buổi đàm phán về nông nghiệp, các đại diện thương mại lẫn đội ngũ phiên dịch viên cả hai nước đă tranh luận về ư nghĩa… một từ tiếng Quan Thoại trong suốt hai giờ đồng hồ.

Rốt cuộc, cả hai bên đă phải gạt vấn đề này sang một bên và chuyển sang chủ đề khác khi không t́m được tiếng nói chung. Điều đáng nói là t́nh trạng này đă xảy ra không chỉ có một, hai lần mà là rất nhiều lần và khiến tiến tŕnh đàm phán chậm lại.