Log in

View Full Version : Tiết lộ vụ ṛ rỉ tin mật nghiêm trọng nhất lịch sử hải quân Mỹ


troopy
05-02-2019, 00:50
Một phóng viên đă phơi bày trên mặt báo toàn bộ lợi thế quan trọng của Mỹ trước trận chiến Midway.

Trước trận chiến Midway quan trọng thời Chiến tranh thế giới II, t́nh báo Mỹ đă phá được mật mă của Nhật Bản và biết trước được kế hoạch tấn công của đối thủ và có phương án đối phó. Nhờ đó mà Mỹ đă giành được chiến thắng gịn giă trên thực địa. Toàn bộ lợi thế quan trọng này của Mỹ đă bị một phóng viên phơi bày trên mặt báo.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1375341&stc=1&d=1556758088
Bản tin của Chicago Sunday Tribune.

Chiến thắng vang dội

Sáu tháng sau khi quân Nhật Bản tấn công Trân Chân Cảng, ngày 7/6/1942, tờ Chicago Sunday Tribune đăng tải bản tin về một chiến thắng vang dội của người Mỹ trước hạm đội của Nhật Bản trong Trận Midway.

“Hạm đội của Nhật Bản đă bị hạm đội của Mỹ tiêu diệt. Hai tàu sân bay bị ch́m ở Midway, 13 - 15 tàu Nippon bị trúng hỏa lực; cơn thịnh nộ ở Thái B́nh Dương”, tiêu đề của bản tin được chạy dài trên trang nhất của số báo. Ở giữa trang nội dung, bài viết c̣n công bố một câu chuyện bên lề hấp dẫn: “Hải quân đă có được kế hoạch tấn công của Nhật Bản trên biển”.

Bản tin gồm 14 đoạn đă tiết lộ một bí mật vô cùng quan trọng, và về sau trở thành một trong những vụ ṛ rỉ thông tin lớn nhất, tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại nặng nề nhất cho lực lượng của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh: T́nh báo Mỹ đă phá được mật mă thư tín của Nhật Bản và biết trước kế hoạch tấn công cũng như sơ đồ bố trí lực lượng của hải quân Nhật.

“Vài ngày trước khi trận chiến bắt đầu, giới chức hải quân Mỹ đă nắm được thông tin về sức mạnh của các lực lượng Nhật Bản mà họ phải đối đầu. Việc có được các thông tin như vậy cho phép Hải quân Mỹ tận dụng triệt để việc không kích vào các tàu Nhật Bản đang tiếp cận hạm đội của Mỹ”, bài báo viết.

Bài viết cũng mô tả chi tiết kế hoạch tấn công của Nhật Bản, với ba lực lượng: lực lượng tấn công, lực lượng hỗ trợ và một lực lượng chiếm đóng. Chicago Sunday Tribune c̣n nêu chi tiết phía Nhật dự định huy động bao nhiêu tàu tham gia, tên của các con tàu và loại của chúng.

Midway là tên trận hải chiến hoành tráng diễn ra từ ngày 4-7/6/1942 ở Thái B́nh Dương. Hải quân Nhật Bản lên kế hoạch thực hiện cuộc tấn công này và một cuộc tấn công thứ hai nữa với mưu đồ nhử hạm đội tàu sân bay Mỹ vào một cái bẫy để tiêu diệt.

Theo tính toán của quân Nhật, thành công trong trận chiến này sẽ giúp mở rộng khu vực ảnh hưởng của họ, tạo đà cho các trận chiến tiếp theo và đẩy Mỹ buộc phải đàm phán để chấm dứt chiến tranh với lợi thế nghiêng về phía Nhật.

Có điều, bị một lực lượng nhỏ hơn của Mỹ phục kích, Hải quân Nhật Bản đă bị tê liệt sau trận Midway do bị mất bốn tàu sân bay, tất cả đă được sử dụng trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng, cùng hàng trăm máy bay và thủy thủ.

Những toan tính của Nhật Bản đă phải dẹp lại sau thất bại thảm hại Midway. V́ vậy, cuộc tấn công của người Mỹ nhằm vào hạm đội của Nhật Bản này được gọi là vụ tấn công mang tính chất quyết định nhất trong lịch sử hải quân Mỹ. Chiến thắng này được các sử gia xem là một trong những trận chiến hải quân quan trọng trong cả Chiến tranh thế giới thứ II.

Bản tin của tờ Chicago Sunday Tribune không viết rơ rằng phía Mỹ đă phá được mật mă trao đổi thông tin của Nhật Bản, nhưng các sử gia cho rằng, bất cứ độc giả am hiểu nào khi đọc bản tin này đều hiểu rằng t́nh báo Mỹ đă thành công trong việc nghe lén và giải mật được các trao đổi được mă hóa của hải quân Nhật Bản.

Vụ ṛ rỉ thông tin lớn nhất

Trên thực tế, t́nh báo Mỹ quả thật đă giải mă được mật mă trao đổi của phía Nhật và phát hiện được kế hoạch tấn công của họ để có phương án đối phó. Nhờ đó mà khi hạm đội Nhật Bản tiến tới Midway, người Mỹ đă nằm chờ.

Lực lượng Nhật Bản đă gần như bị xóa sổ trong cuộc chiến này. Nếu đà như vậy được duy tŕ, người Mỹ có thể tiếp tục theo dơi và phát hiện thêm nhiều kế hoạch khác của Nhật để có thể tác chiến hiệu quả. Đây sẽ là một lợi thế vô cùng lớn trong chiến tranh.

Chính v́ vậy nên bản tin của tờ Chicago Sunday Tribune sau khi được đăng tải đă khiến lực lượng hải quân Mỹ và Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt vô cùng tức giận. Giới chức Mỹ cho rằng việc công khai thông tin như vậy có thể khiến quân Nhật Bản biết được rằng hệ thống mă hóa của họ đă bị phát hiện và thay đổi mật mă.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1375342&stc=1&d=1556758088
Trung tá Morton Seligman.

Quân đội Mỹ đă lập một cuộc điều tra để t́m hiểu thông tin về vụ việc. Cũng v́ tính chất bí mật của vụ việc mà những lời khai của những người có liên quan đă bị xếp vào danh sách tài liệu mật, được giữ kín trong suốt hơn bảy thập kỷ sau đó.

Đến tận tháng 12/2016, sau một cuộc chiến pháp lư kéo dài do nhà viết sử Elliott Carlson và Ủy ban phóng viên v́ tự do báo chí, Viện Báo chí hải quân và Hiệp hội các sử gia Mỹ và các tổ chức khác đứng ra đâm đơn, ṭa án đă ra phán quyết buộc giới chức Mỹ công bố lời khai của các bên liên quan trong vụ việc. Phần nào những t́nh tiết trong vụ ṛ rỉ tin mật này v́ thế làm sáng tỏ.

Theo đó, các thông tin cho biết, bản tin gây chấn động nói trên là của phóng viên chiến tranh của tờ Tribune ở Thái B́nh Dương tên là Stanley Johnston. Johnston đă có mặt trên tàu sân bay USS Lexington khi nó bị đánh ch́m trong Trận chiến Biển San hô diễn ra vào đầu tháng 5/1942. Gần 3.000 người trên tàu này đă được giải cứu, trong đó có Johnston. Tất cả được đưa lên tàu vận tải USS Barnett của Hải quân Mỹ.

Trên đường về San Diego, Trung tá Morton T. Seligman, chỉ huy trên tàu USS Barnett, đă nhận được thông tin mà Đô đốc Chester W. Nimitz đă gửi cho tất cả các chỉ huy tàu trên biển về kế hoạch của trận Midway sẽ diễn ra sau đó khoảng 4-5 ngày.

Trong số những thông tin Đô đốc Nimitz gửi đi có các thông tin do t́nh báo Mỹ thu được về hỏa lực của quân Nhật. Toàn bộ các thông tin này đều được đăng tải gần như nguyên xi trong bản tin của Johnston, người t́nh cờ ở cùng pḥng với Trung tá Seligman.

Ngày 4/6, Johnston về tới Chicago. Khi nghe tin về trận chiến đang diễn ra, ông đă nói với biên tập viên của tờ Tribune rằng ông ta có một số thông tin về hạm đội Nhật Bản. Johnston được yêu cầu viết tin.

Những mô tả trong bài viết của phóng viên này về hạm đội Nhật Bản trong trận Midway được đánh giá gần như là một bản sao chính xác thông tin có trong công văn của Nimitz. Johnston về sau cũng thừa nhận đă sao chép một số thông tin trong văn bản này.

Hậu quả tai hại

Chính quyền Mỹ khi đó muốn theo đuổi đến cùng việc xử lư h́nh sự đối với chủ sở hữu Chicago Tribune Robert R. McCormick và Stanley Johnston. “Đây là lần duy nhất trong lịch sử Mỹ, chính phủ Mỹ đă thực hiện các bước để truy tố một thành viên của giới truyền thông theo Đạo luật gián điệp”, bà Katie Townsend, Giám đốc Ủy ban phóng viên, cho biết sau khi được tiếp cận các thông tin.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định Johnston biết đó là tài liệu tối mật. Bên cạnh đó, giới chức Mỹ cũng lo ngại về tiến hành khởi tố h́nh sự vụ việc có thể làm lộ thêm những bí mật khác trong thời chiến. V́ vậy, sau cùng, vụ việc đă bị xếp lại. Johnston không bị truy tố nhưng không c̣n được Hải quân Mỹ chào đón.

Về phía Trung tá Morton Seligman, vụ việc xảy ra khi ông vừa được trao Huân chương Thập tự Hải quân thứ hai trong sự nghiệp của ḿnh nhờ hoàn thành tốt vai tṛ sĩ quan điều hành của tàu sân bay lớn nhất trong hạm đội của Mỹ tại Thái B́nh Dương tham gia trận chiến đầu tiên với lực lượng tàu sân bay của kẻ thù.

Với thành tích này, tiền đồ của Seligman trở nên vô cùng xán lạn. Nhiều người cho rằng ông sẽ sớm được bổ nhiệm làm chỉ huy của tàu sân bay của Mỹ, thậm chí c̣n có thể được thăng hàm cấp tướng.

Nhưng với việc bị xác định là có liên quan đến vụ ṛ rỉ thông tin t́nh báo nguy hiểm nhất trong thời kỳ chiến tranh, Seligman đă suưt phải ra hầu ṭa về cáo buộc làm ṛ rỉ thông tin t́nh báo nhạy cảm hoặc nặng hơn có thể là tội phản quốc.

Về sau, với việc Hải quân Mỹ không muốn phanh phui bí mật mà họ muốn chôn giấu, Seligman đă tránh được việc phải ra ṭa án binh. Song, vị chỉ huy tàu hải quân lừng lẫy của Mỹ đă bị từ chối mọi cơ hội thăng tiến nào và buộc phải nghỉ hưu vào năm 1944.

VietBF © sưu tầm