PinaColada
05-03-2019, 01:39
Quan hệ Philippines và Canada lại trắc trở. Lư do v́... rác thải. Một tuần sau khi cảnh báo Canada để giải quyết việc lấy lại số rác thải được chuyển đến Philippines từ 6 năm trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiếp tục dọa sẽ đổ hàng tấn rác trên các băi biển của đất nước Bắc Mỹ này.
Quan hệ ngoại giao giữa Philippines và Mỹ mới đây căng thẳng liên quan đến lời “tuyên chiến” của Tổng thống Philippines v́ lô rác thải được nhập từ Canada. “Đối với rác từ Canada, tôi muốn chuẩn bị một con tàu. Tôi gửi lời cảnh báo với họ rằng họ nên đưa rác khỏi Philippines hoặc tôi sẽ đổ chúng ngay ở Canada”, Tổng thống Rodrigo Duterte bày tỏ quan điểm tại cuộc họp nội các hôm 23-4. Ông Duterte c̣n nhấn mạnh việc Ottawa chỉ xem Philippines là một “băi rác”. “Chúng ta sẽ tuyên chiến với họ. Chúng ta sẽ chiến đấu chống lại Canada”, nhà lănh đạo Philippines nói.
Chưa hết, trong một bài phát biểu tại thành phố Davao hôm 28-4, Tổng thống Philippines đă đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ hơn về vấn đề này. “Chúng ta sẽ gửi rác trở lại bờ biển nếu Canada không nhận lại. Tổng thống đêm qua đă nói rằng, hăy ném chúng đến băi biển của Canada. Đó là sự thật. Ông ấy đang tức giận”, Hăng thông tấn Philippine News Agency trích lời ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống cho biết. Ông Panelo nhấn mạnh rằng, cả lời “tuyên chiến” với Canada và cho rằng sẽ đổ rác trên các băi biển của họ là “biểu hiện của sự phẫn nộ”.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1375902&stc=1&d=1556753580
Gần 80 container rác thải sinh hoạt dán nhăn phế liệu nhựa vẫn tồn đọng tại cảng ở Philippines hơn 6 năm nay
Nhựa tái chế hóa ra rác thải ô nhiễm
Tổng cộng có 103 container chứa rác thải nhựa được đưa đến Philippines để tái chế trong giai đoạn 2013-2014. Tuy nhiên, hải quan Philippines phát hiện bên trong container toàn là rác thải gia dụng. Được biết, lô hàng Công ty tư nhân Chronic Plastics Inc khai báo gian dối rằng các container này chứa phế liệu nhựa. Rác thải từ ít nhất 26 container đă được chôn vùi tại một băi rác ở Philippines. Tuy nhiên, các container c̣n lại chứa chất thải nguy hại vẫn được lưu trữ tại cảng Limbo.
Thông qua các kênh ngoại giao, chính quyền Philippines từ lâu đă yêu cầu Canada xử lư hàng tấn rác thải nhập khẩu bằng đường biển vào nước này. Một ṭa án Philippines đă ra lệnh trả số rác cho Canada vào năm 2016. Tuy nhiên, Canada đă nhiều lần đề nghị Philippines xử lư rác tại chỗ.
Phía Canada cho rằng, đây là những giao dịch thương mại, không phải do chính phủ hậu thuẫn, do vậy Chính phủ không có khả năng buộc các doanh nghiệp tư nhân vận chuyển rác về. Tuy vậy, theo một số chuyên gia, những container chất thải này đă vi phạm luật pháp quốc tế và trái với Công ước Basel, hiệp ước được kư 30 năm trước nhằm ngăn các nước vận chuyển rác thải nguy hại đến các nước phát triển mà không có sự đồng ư của Chính phủ.
Bí mật về “khủng hoảng rác thải” ở Canada
“Sự cố này ở Philippines sẽ khiến Canada thêm đau đầu, không phải v́ số container phế liệu đó mà là cuộc khủng hoảng rác thải”, Myra Hird, một nhà xă hội học môi trường tại Đại học Queen, người đứng đầu một chương tŕnh nghiên cứu về rác thải của Canada nói.
Thực tế, đống rác này chỉ là một phần nhỏ của những ǵ Canada thải ra trong một ngày. Trung b́nh, Canada tạo ra hơn 34 triệu tấn rác mỗi năm, trong đó hơn một nửa là từ các ngành công nghiệp bao gồm khai mỏ và thủy sản, một nửa c̣n lại là rác thải rắn đô thị. “Tôi nghĩ rằng hầu hết người Canada không biết họ thực sự tạo ra bao nhiêu chất thải, quá nhiều luôn”. Nhà xă hội học Myra Hird cho rằng, việc niêm phong và vận chuyển trở lại không khó nhưng nhận lại và xử lư nó sẽ là cả một vấn đề. Nhà chức trách không thể nhập lại giống như phế liệu thông thường v́ sợ không đảm bảo yếu tố môi trường và chắc chắn nhiều người dân cũng sẽ phản đối.
Bà Caroline Thériault, Người phát ngôn của Bộ trưởng Môi trường Canada, hồi cuối tháng 4-2019 cho biết, Ottawa đang “hợp tác chặt chẽ với Philippines để giải quyết vấn đề này theo cách có trách nhiệm với môi trường”, tờ New York Times đưa tin. Tuy nhiên, trong khi Canada c̣n lừng khừng chưa xử lư lô container rác thải này, Philippines có thể sẽ hành động quyết liệt, nhất là với những người khá cứng rắn như Tổng thống Duterte.
Xử lư rác thải chỉ là một trong các vấn đề mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mâu thuẫn gay gắt với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ông Trudeau thường xuyên bày tỏ sự phản đối các chính sách cứng rắn của ông Duterte. Năm ngoái, ông Duterte cũng đă hủy bỏ thỏa thuận mua trực thăng quân sự trị giá 233 triệu USD với Canada.
Quan hệ ngoại giao giữa Philippines và Mỹ mới đây căng thẳng liên quan đến lời “tuyên chiến” của Tổng thống Philippines v́ lô rác thải được nhập từ Canada. “Đối với rác từ Canada, tôi muốn chuẩn bị một con tàu. Tôi gửi lời cảnh báo với họ rằng họ nên đưa rác khỏi Philippines hoặc tôi sẽ đổ chúng ngay ở Canada”, Tổng thống Rodrigo Duterte bày tỏ quan điểm tại cuộc họp nội các hôm 23-4. Ông Duterte c̣n nhấn mạnh việc Ottawa chỉ xem Philippines là một “băi rác”. “Chúng ta sẽ tuyên chiến với họ. Chúng ta sẽ chiến đấu chống lại Canada”, nhà lănh đạo Philippines nói.
Chưa hết, trong một bài phát biểu tại thành phố Davao hôm 28-4, Tổng thống Philippines đă đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ hơn về vấn đề này. “Chúng ta sẽ gửi rác trở lại bờ biển nếu Canada không nhận lại. Tổng thống đêm qua đă nói rằng, hăy ném chúng đến băi biển của Canada. Đó là sự thật. Ông ấy đang tức giận”, Hăng thông tấn Philippine News Agency trích lời ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống cho biết. Ông Panelo nhấn mạnh rằng, cả lời “tuyên chiến” với Canada và cho rằng sẽ đổ rác trên các băi biển của họ là “biểu hiện của sự phẫn nộ”.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1375902&stc=1&d=1556753580
Gần 80 container rác thải sinh hoạt dán nhăn phế liệu nhựa vẫn tồn đọng tại cảng ở Philippines hơn 6 năm nay
Nhựa tái chế hóa ra rác thải ô nhiễm
Tổng cộng có 103 container chứa rác thải nhựa được đưa đến Philippines để tái chế trong giai đoạn 2013-2014. Tuy nhiên, hải quan Philippines phát hiện bên trong container toàn là rác thải gia dụng. Được biết, lô hàng Công ty tư nhân Chronic Plastics Inc khai báo gian dối rằng các container này chứa phế liệu nhựa. Rác thải từ ít nhất 26 container đă được chôn vùi tại một băi rác ở Philippines. Tuy nhiên, các container c̣n lại chứa chất thải nguy hại vẫn được lưu trữ tại cảng Limbo.
Thông qua các kênh ngoại giao, chính quyền Philippines từ lâu đă yêu cầu Canada xử lư hàng tấn rác thải nhập khẩu bằng đường biển vào nước này. Một ṭa án Philippines đă ra lệnh trả số rác cho Canada vào năm 2016. Tuy nhiên, Canada đă nhiều lần đề nghị Philippines xử lư rác tại chỗ.
Phía Canada cho rằng, đây là những giao dịch thương mại, không phải do chính phủ hậu thuẫn, do vậy Chính phủ không có khả năng buộc các doanh nghiệp tư nhân vận chuyển rác về. Tuy vậy, theo một số chuyên gia, những container chất thải này đă vi phạm luật pháp quốc tế và trái với Công ước Basel, hiệp ước được kư 30 năm trước nhằm ngăn các nước vận chuyển rác thải nguy hại đến các nước phát triển mà không có sự đồng ư của Chính phủ.
Bí mật về “khủng hoảng rác thải” ở Canada
“Sự cố này ở Philippines sẽ khiến Canada thêm đau đầu, không phải v́ số container phế liệu đó mà là cuộc khủng hoảng rác thải”, Myra Hird, một nhà xă hội học môi trường tại Đại học Queen, người đứng đầu một chương tŕnh nghiên cứu về rác thải của Canada nói.
Thực tế, đống rác này chỉ là một phần nhỏ của những ǵ Canada thải ra trong một ngày. Trung b́nh, Canada tạo ra hơn 34 triệu tấn rác mỗi năm, trong đó hơn một nửa là từ các ngành công nghiệp bao gồm khai mỏ và thủy sản, một nửa c̣n lại là rác thải rắn đô thị. “Tôi nghĩ rằng hầu hết người Canada không biết họ thực sự tạo ra bao nhiêu chất thải, quá nhiều luôn”. Nhà xă hội học Myra Hird cho rằng, việc niêm phong và vận chuyển trở lại không khó nhưng nhận lại và xử lư nó sẽ là cả một vấn đề. Nhà chức trách không thể nhập lại giống như phế liệu thông thường v́ sợ không đảm bảo yếu tố môi trường và chắc chắn nhiều người dân cũng sẽ phản đối.
Bà Caroline Thériault, Người phát ngôn của Bộ trưởng Môi trường Canada, hồi cuối tháng 4-2019 cho biết, Ottawa đang “hợp tác chặt chẽ với Philippines để giải quyết vấn đề này theo cách có trách nhiệm với môi trường”, tờ New York Times đưa tin. Tuy nhiên, trong khi Canada c̣n lừng khừng chưa xử lư lô container rác thải này, Philippines có thể sẽ hành động quyết liệt, nhất là với những người khá cứng rắn như Tổng thống Duterte.
Xử lư rác thải chỉ là một trong các vấn đề mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mâu thuẫn gay gắt với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ông Trudeau thường xuyên bày tỏ sự phản đối các chính sách cứng rắn của ông Duterte. Năm ngoái, ông Duterte cũng đă hủy bỏ thỏa thuận mua trực thăng quân sự trị giá 233 triệu USD với Canada.