PDA

View Full Version : Kư ức Điện Biên Phủ trong tâm trí cựu binh Pháp


sunshine1104
05-05-2019, 04:25
Cựu binh Pháp nhớ lại những kư ức Điện Biên Phủ năm xưa. 65 năm đă trôi qua, những người lính trẻ của Pháp từng tham gia trận đánh tại Điện Biên Phủ nay đều đă trên dưới 90 tuổi.

Một số người đă ra đi, một số khác đă không c̣n minh mẫn. Nhưng trong tâm trí họ, kư ức về Điện Biên Phủ, dù đă qua hơn 6 thập kỷ, vẫn c̣n rất mạnh mẽ. Họ vẫn giữ kư ức về những trận đánh đẫm máu, những cảm giác hổ thẹn khi bị bắt làm tù binh, nhưng luôn có sự tôn trọng đối với những người bộ đội Việt Nam.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1377491&stc=1&d=1557030299
Đại tá Jacques Allaire trả lời phóng viên.

Trong căn hộ xinh xắn ở thành phố Tours ở miền Trung nước Pháp, cách thủ đô Paris 250km, Đại tá Jacques Allaire vẫn c̣n giữ trọn vẹn trong tâm trí những ǵ đă diễn ra tại Điện Biên Phủ 65 năm trước. Không chỉ v́ mới cách đây vài tháng, ông đă được sống lại cùng kư ức khi tháp tùng Thủ tướng Pháp Édouard Philippe thăm lại Điện Biên mà c̣n bởi trận chiến Điện Biên Phủ là dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông.

Anh lính trẻ Allaire ngày đó sau này kể lại trong các cuốn sách về Điện Biên Phủ rằng đă ước ǵ có thể đào đất chui xuống khi phải hứng chịu những trận pháo dội như ngày tận thế của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ám ảnh về hoả lực kinh hoàng đó càng khiến Jacques Allaire bất măn hơn khi nhớ lại thái độ của các tướng lĩnh chỉ huy Pháp ngày đó trước một đối thủ mà những người lính trực tiếp chiến đấu như ông vô cùng xem trọng.

"Tôi vẫn nhớ vài ngày trước khi trận chiến nổ ra hôm 13/3, các chỉ huy Pháp đến thị sát Điện Biên Phủ lần cuối. Tướng Navarre có hỏi tướng De Castres là ông đă có đủ người chưa? Ông có muốn tôi điều thêm cho ông 1 vài tiểu đoàn không? Tướng De Castres có trả lời rằng không phải lo, ông ấy đă có đủ người để đẩy lùi bộ đội Việt Minh.

Rồi tướng Navarre có hỏi một Đại tá chỉ huy pháo binh, người sau này thiệt mạng trong trận chiến, là tin t́nh báo cho biết là bộ đội Việt Nam có pháo binh, ông cũng biết đấy chứ? Vị này trả lời là cứ yên tâm, chúng tôi sẽ giải quyết nhanh gọn. Chính thái độ tự măn đó của các tướng lĩnh Pháp là một trong những nguyên nhân khiến Pháp bại trận, trong khi các đơn vị chúng tôi, những người đă chiến đấu với bộ đội nhiều trận, chúng tôi hết sức xem trọng bộ đội Việt Minh. Trong khi quân đội của Bảo Đại không phải là đội quân có động lực và thực sự mang ư nguyện độc lập của nhân dân th́ bộ đội Việt Minh thực sự là những chiến binh. Họ có tinh thần quả cảm và có ư chí độc lập", ông Jacques Allaire nhớ lại.

Khác với Jacques Allaire đă có những hiểu biết nhất định về bộ đội Việt minh và chiến trường Đông Dương từ năm 1945, hơn 65 năm trước, Pierre Bonny chỉ là một anh binh nhất lính dù, được lệnh nhảy xuống Điện Biên Phủ vào thời khắc Pháp cận kề thất bại tháng 4/1954. Khi ấy, Pierre Bonny mới 19 tuổi, thuộc tiểu đội 4 trung đoàn II/1 lính dù, dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Bigeard, có nhiệm vụ đánh chiếm lại đồi A1. Vài năm trước, khi tṛ chuyện cùng chúng tôi về Điện Biên Phủ, Pierre Bonny đă không ngần ngại nói rằng ḿnh "hối tiếc v́ đă tham gia cuộc chiến tại Việt Nam".

Và ông cũng không ngạc nhiên về lí do đă làm nên chiến thắng của bộ đội Việt Nam. “Tôi nghĩ rằng bộ đội Việt Nam đă chiến thắng đơn giản v́ họ xứng đáng chiến thắng. Họ đă làm mọi điều để chiến thắng. Họ đặc biệt dũng cảm, đặc biệt kiên cường. Dĩ nhiên là Bộ chỉ huy quân đội Pháp cũng đă phạm những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là đă nhầm lẫn về khả năng tiếp viện của không quân cho căn cứ Điện Biên Phủ.

Trên thực tế th́ các máy bay Pháp đă không thể tiếp viện trong thời gian dài mà đă bị ghim trên mặt đất bởi pháo binh của bộ đội Việt Minh. V́ vậy, một mặt là đă có những sai lầm nghiêm trọng từ phía quân Pháp và mặt khác, đối mặt với chúng tôi là ư chí, sự dũng cảm và sự kiên cường bền bỉ của những chiến sĩ Việt Minh. Họ đă chiến thắng v́ họ xứng đáng với điều đó”.

Từng bị bắt làm tù binh, nhưng ông Bonny không giữ trong ḿnh sự hận thù, v́ như ông nóibộ đội Việt Minh không có ư định làm hại ông và ông cũng chưa từng bị ngược đăi về thân xác. Với kư ức khôn nguôi về Điện Biên Phủ, về một quăng đời tuổi trẻ dữ dội ở đó, Pierre Bonny sau này đă cùng các cựu chiến binh và vợ quay lại thăm chiến trường xưa, chứng kiến cuộc sống được gây dựng lại và phát triển ở nơi từng diễn ra các trận đánh ác liệt nhất.

Tại Pháp, đa số các cựu binh Đông Dương ngày trước cũng đă hành xử như Pierre Bonny. Họ chọn cách quay lại, nh́n lại quá khứ, để hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa hai đất nước Việt Nam và Pháp. Không phải không có những kư ức đau đớn đă khiến nhiều người trở nên cực đoan, nhưng như Đại tá Jacques Allaire thừa nhận, thời gian bị giữ làm tù binh đă khiến ông có cái nh́n cảm thông hơn với những bộ đội Việt Minh phía bên kia chiến tuyến, v́ ông hiểu rằng nếu đặt ḿnh vào vị trí đó, ông cũng sẽ hành động như thế, v́ những bộ đội Việt minh đă đứng lên cầm súng để bảo vệ và để giành lại độc lập cho tổ quốc của ḿnh.