PDA

View Full Version : Tính ưa khoe khoang và khoác lác của người Việt


hoanglan22
05-13-2019, 04:16
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1382330&stc=1&d=1557721069

Từ đứa nhỏ khoe cái áo mới đến người lớn khoe có cái nhà đẹp, cái xe đắt tiền bản chất không khác nhau (thích được khen). Người Việt chúng ta có rất nhiều thứ để khoe (quần áo, xe cộ, nhà cửa, tiền của, gia thế, địa vị, con cái...).

Về khoe quần áo, một bữa tiệc cưới gây ấn tượng mạnh cho tôi măi đến bây giờ. Bàn tôi có 10 người gồm 5 bà, 2 đứa bé một Việt, một Mỹ với mẹ em và tôi. Ăn chưa hết món thứ nhất th́ bà mặc áo dài xanh đứng lên bỏ đi, lúc sau bà ta mặc váy đỏ, sơ - mi đỏ rực rỡ, cổ đeo giây chuyền vàng to bản vàng khè nhí nhảnh đi vào. Bốn bà kia thấy thế lần lượt từng bà đứng lên, bàn ăn lại có 4 bộ quần áo mới xanh xanh, đỏ đỏ. Nhưng chưa hết, ăn xong chừng 3 món hai bà ngồi giữa đứng lên, ba bà nữa đứng lên, làm bàn ăn bỏ trống một nửa. Lúc sau bàn chúng tôi có 5 bộ quần áo mới nữa vàng vàng, xanh xanh, đỏ đỏ; vàng đeo đầy cổ, đeo cả ở 2 tay, 2 chân.

Em bé Mỹ ngồi bên tôi trố mắt ra nh́n, bé hỏi tôi :
- Sao các bà thay đồ hoài vậy?

May lúc ấy ông thợ ảnh đến, tôi nói tránh đi :
- Các bà ấy thay đồ để chụp ảnh. Người Việt Nam thích chụp ảnh !

Tôi c̣n được nghe nói có những bữa tiệc chẳng những các bà mà cả các ông cũng đi thay bộ mă tới 2, 3 lần. Có lẽ trên thế giới không có người nước nào có lối sống kỳ lạ như vậy. Tại chúng ta mang nhiều mặc cảm đói rách chăng? Có thể thế, cộng thêm tính khoe khoang sẵn có.

Người có tiền th́ may, người không có tiền đi thuê ở mấy tiệm đồ cưới, nhưng cũng có những người dám tới mấy tiệm bán quần áo, nữ trang sang trọng của người Mỹ mua về mặc đi ăn đám cưới sau đó đem trả lại lấy tiền về. Lối mua bán kém lương thiện như thế ở đâu cũng thấy nói tới.

Chúng ta có nhiều cái khoe, trong các cuộc gặp gỡ, họp mặt, người ta hay tự giới thiệu tôi là Kỹ sư A và đây, vợ tôi Tiến sĩ M....Tôi là Bác sí, Nha sỉ,... À, tôi là Bác sỉ chuyên khoa, Internal Medicine, ông kia chỉ là General Practice thôi. Bác sí, Nha si th́ học bên Mỹ này, ông kia học ở VN, chỉ lấy bằng tương đương, không có học lại bên Mỹ này.

Khoe trong chỗ bạn bè quen biết chưa đủ, đôi khi người ta c̣n viết báo, làm thơ khoe vợ (hay chồng) trước đây nắm chức vụ ǵ ở Việt Nam, con cái mấy người có bằng bác sĩ, kỹ sư... để bà con xa gần đều biết.

Ngoài giới thiệu bản thân người ta c̣n t́m cách để có dịp nào đó trong câu chuyện khoe về gia thế, ḍng dơi qúi phái của ḿnh, khoe cái xe Cadillac, Mercedes mới mua hay khoe cái nhà ở trên đồi, trên núi.

Sau năm 1975, từ khi chạy được ra các xứ th́ không biết cơ mang hội đoàn, hội ái hửu của từng địa phương, từng binh chủng được thành lập. Nếu như thế không cũng tốt đi, có chổ gặp lại người quen cũ, những chiến hửu từng vào sanh ra tử với ḿnh. Nhưng các ông, các bà, các cô, các chú, lại đua chen giành giựt cái chức hội trưởng, hội phó,....... nào là tôi đă từng giử chức hội trưởng ở tiểu bang kia, làm chủ bút tờ đặc san nọ,.... anh kia là tay mơ, có kinh nghiệm ǵ mà làm hội trưởng, làm chủ bút? Rồi rĩ tai, đăng bài nói xấu,....người này người kia, đế dành giựt những chức vụ hảo huyền, cả ngày cứ mơ tưởng đến những chức vụ, quyền hành ngày xưa ở Việt Nam mà họ chưa có được....

Trong các binh chũng th́ anh này bảo ngày xưa tôi là dân Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Không Quân, Hải Quân,... , đâu phải như anh kia là lính văn pḥng, Cảnh Sát, Nghĩa Quân, Địa Phương Quân của làng, xă, ấp,... Những người lính làng xă, ấp là những người lính chiến đấu âm thầm, cô đơn, để bảo vệ từng mănh đất quê hương. Họ thiếu thốn quân trang, quân dụng, thiếu thốn mọi sự yểm trợ,... thiếu những tiện nghi ưu tiên cho những đơn vị chủ lực và các đơn vị sư đoàn.

Không Quân th́ tôi là dân bay khu trục, là dân fixed wings, tay kia dân trực thăng bay phành phạch, sao so b́ được. C̣n dân quan sát, máy bay bà già, học ở Nha Trang, trong xứ, có được đi học ở bên Mỹ đâu? Rồi nào tôi là phi công, pilot, thằng kia là dân Kỷ Thuật, thằng nọ làm pḥng Nhân Viên, lo giấy tờ, đâu biết bay bổng là ǵ? Tự nhiên Không Quân lại phân chia ra như Tây Phú Lang Sa chia người Việt Nam làm người Bắc, người Trung, người Nam, chia để dể cai trị dân thuộc địa.

Đồ bay là một quân phục, mặc vào mà tóc tai, râu ria lỏm chỏm như Hippies ở Woodstock ngày xưa. Ngày trước ở VN, đăng vào sinh viên sĩ quan phi hành chưa học bay ǵ cả, có anh th́ học rớt trường bay, không biết đă xong khoá huấn luyện cơ bản quân sự chưa mà bây giờ trong các cuộc họp mặt, hội hè nào cũng mặc đồ bay, đeo cánh bay, huy hiệu phi đoàn loạn xà ngầu lên, trông hoa cả mắt. Vào đâu cũng vênh vênh váo váo, râu ria vểnh lên trông khôi hài vô cùng. Có anh bạn ở dưới quận Cam, dân bay F5 chính hiệu con nai vàng, bảo rằng: "tụi nó nhi nha nhi nhô, chổ nào cũng mặc...., giống như mấy thằng mechanics làm ở Sears, tao hết dám mặc đồ bay nữa" Thôi cũng thông cảm cho ông bạn già lẩm cẩm.

Hải Quân th́ tôi là dân Hải Quân đi biển, hắn chỉ đi Hải đỉnh, là dân tuần tiểu sông ng̣i, tay kia chí là làm ớ pḥng Tiếp Liệu,..... thôi th́ đủ thứ phân chia, nghe nhức cả đầu

Trong một cuộc hội nghị văn chương có tính cách quốc tế nọ, vị đại biểu Việt Nam thay v́ tŕnh bày những vấn đề liên hệ lại tự "giới thiệu" trước đây ḿnh làm ǵ, sau năm 1975 sang Mỹ học đậu Bachelor, rồi đậu tới cả Master. Ông ta quên rằng trong giới văn, thi sĩ người ta không để ư đến bằng cấp mà chú trọng vào tài năng thực sự. Thi hào Nguyễn Du chỉ có bằng Tú Tài, văn hào Anatole France nước Pháp rớt Tú Tài, thi sĩ Tản Đà Việt Nam h́nh như không có cái bằng nào cả.

Tính khoe khoang của chúng ta thật quá đáng .

Việc khoe khoang cái ḿnh có đă xấu, đă kỳ nhiều người đi xa hơn khoe khoang những cái ḿnh không có để người khác khen hoặc phục nể. Đó là nói khoác, nói không đúng sự thật.

Thời nào và ở đâu chẳng có người nói khoác nhưng ngày xưa người ta nói khoác (nói phét) không hẳn để khoe hăo về ḿnh mà nói làm cho người khác ngạc nhiên, nói cho vui nên nói khoác mà có khi vẫn để cho người ta biết ḿnh nói khoác. Mời độc giả đọc bài thơ do Cụ Ôn Như Nguyễn văn Ngọc sưu tập đăng trong Nam Thi Hợp Tuyển (Nhà xuất bản Bốn Phương tái bản, trang 85) để hiểu người xưa nói khoác :

Anh Nói Khoác:

Ta con ông Cống, cháu ông Nghè,
Nói có trên trời dưới đất nghe.
Sức khoẻ Hạng Vương cho một búng,
Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe .
Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại,
Chạy tốc lên non bắt cọp về .
Độ nọ vào chơi trong nội phủ,
Ba ngàn công chúa phải ḷng mê.

Vô Danh

Đọc bài thơ trên chúng ta thấy tức cười, biết là nói khoác nhưng đọc cho vui, đọc để giải trí. Tuy nhiên chẳng ai ưa người chuyên môn nói khoác.

Câu chuyện xưa kể đại khái một ông nói khoác khoe mới trông thấy trái bí to bằng cái nong phơi lúa (đường kính độ 2 mét hay 6 feet). Ông ngồi bên thấy thế nói :
- Bác nói trái bí to bằng cái nong đâu có lớn lắm, hôm trước tôi thấy một cái chảo to bằng cái đ́nh làng mới khiếp chứ !

Ông nói khoác hỏi :
- Bác nói phét rồi, người ta đúc cái chảo quá to như thế để làm ǵ chứ ?
- Ấy, để nấu trái bí của bác !

Ngày nay bản chất của nói khoác thay đổi, danh xưng cũng thay đổi, số người nói khoác tăng lên gấp bội có lẽ do cuộc chiến tàn khốc và kéo dài vừa qua làm xă hội xáo trộn, luân lư đạo đức suy đồi, ḷng người đảo điên theo. Người ta nói khoác không phải để vui chơi, đùa giởn như xưa mà nói khoác để ḷe người khác, để đề cao ḿnh và nói khoác quá nên kêu là "nổ". Nổ như đại bác, nổ như kho đạn nổ.

Những năm trước Việt Kiều về thăm quê ăn mặc se sua, tay cầm chai nước, vàng đeo đầy người hỏi ra nếu không là Bác sĩ th́ cũng Kỹ sư, Luật sư, chức vụ dở lắm cũng Giám đốc (manager), Tổng giám đốc. Đàn ông nếu trước kia đi lính th́ nói khoác là sĩ quan, quan cấp Uy th́ nói là quan cấp Tá. Các bà - bà nào cũng bà Uy, bà Tá hoặc Giám đốc nhà xuất cảng nọ, nhà nhập cảng kia..... Nơi nào càng nhiều người Việt th́ bệnh nổ càng nhiều, nhiều nhất ở Mỹ. Ở Mỹ nhiều nhất ở California thứ đến Houston, Dallas,... Nhiều người thích khoe khoang, khoác lác đến nỗi năm nào cũng về nước một lần để làm Việt kiều, để có dịp nói khoác, dù thân nhân sống hết ở Mỹ.

Căn bệnh này không phải chỉ người Việt ở nước ngoài mắc phải, trong nước từ Nam chí Bắc đều mắc cả. Đối với chính quyền th́ sự khoác lác được nâng lên thành chính sách, đó là tuyên truyền dối trá để lừa gạt nhân dân.

Ít lâu nay cánh Việt Kiều về nước bớt nổ v́ đồng bào trong nước qua thân nhân, bạn bè (ở nước ngoài) dần dần biết rơ đời sống Việt Kiều lam lũ vất vả, tằn tiện dè sẻn từng xu (cent), thức dậy từ 2 giờ sáng xếp hàng tranh mua đồ bán seo (sale) hay lượn ṿng cuối tuần mua hàng garare sale!

Tất nhiên không phải ai cũng đi mua như thế, vả lại mua như thế không phải là xấu. Xấu ở chỗ hay khoác lác để biểu lộ sự giàu có, sang trọng hơn người nhưng thực chất không khá giả ǵ.
Chúng ta sống không thiết thực, chúng ta sống nông nổi.

Tốt th́ đem ra khoe, c̣n những ǵ xấu ta cũng nên phơi bầy ra để sửa đổi, cho những thế hệ Việt Nam sau này khá và đoàn kết hơn, hầu có thể ngang hàng với những cộng đồng cúa những người tỵ nạn khác như cộng đồng Do Thái, Cuba,....

Sự thật làm mất ḷng người nghe nhưng biết sao bay giờ?

(lượm trên Net)