PDA

View Full Version : Để tránh ‘tiền mất tật mang’, hãy chọn trường học nail


PinaColada
07-10-2019, 12:20
Nghề làm móng (nail) là lựa chọn của nhiều phụ nữ Việt ở nước ngoài. Nó là một trong những nghề thuộc ngành thẩm mỹ mà nhiều người Việt theo học thành công. Ván đề là để việc học suôn sẻ, thành công thì việc chọn trường là bước đầu quan trọng.

Cách đây khoảng một năm, vào Tháng Bảy, 2018, ba trường dạy thẩm mỹ ở Nam California, trong đó có một trường ở Little Saigon, bị cấm nhận học viên mới v́ khai gian giờ học viên thực tập.

Theo đài ABC7, ba trường này là Queenston College ở Los Angeles, John Ridgel’s Academy of Beauty ở Temple City, và Orange Valley College ở Westminster. Lư do ba trường này không được nhận học viên mới là v́ họ nộp giấy tờ và khai gian số giờ thực tập của các học viên.

Các giấy tờ khai gian này được gửi lên Ủy Ban Làm Tóc và Thẩm Mỹ của California cho biết học viên của ba trường này đă hoàn tất hết số giờ thực tập cần có. Việc làm này được gọi là “bán giờ.”

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1416175&stc=1&d=1562760996

Cô Cindy Vũ (giữa), hiệu trưởng Topline Beauty College, Santa Ana, đích thân hướng dẫn cho học viên làm móng.
Các điều tra viên của California đă đến từng trường để phỏng vấn các học viên, giáo viên và đă xem hết hồ sơ. Sau khi đến hết cả ba trường, Ủy Ban Thẩm Mỹ ra lệnh cho ba trường này không được nhận học viên mới nữa.

Chọn trường có giấy phép hợp lệ

Do đó, những người Việt mới đến Mỹ c̣n chưa quen với các luật lệ và văn hóa mới, cần phải t́m hiểu kỹ trường dạy thẩm mỹ có đạt tiêu chuẩn của tiểu bang hay không.


Anh Tường Ngô, chủ nhân tiệm tóc “Toc Salon.” (H́nh: Nguyễn Việt Linh/Người Việt)
“Học viên cần biết một số kiến thức căn bản và quan trọng, trước hết là chọn trường nào có giấy phép hợp lệ. Chương tŕnh giảng huấn phù hợp tiêu chuẩn do quy định của Hội Đồng Quản Trị Nghề Tóc và Thẩm Mỹ Tiểu Bang – State Board of Barbering and Cosmetology, c̣n gọi tắt là State Board. Người Việt trong nghề thường gọi là ‘Bo’ cho đơn giản,” cô Cindy Vũ, hiệu trưởng Trường Thẩm Mỹ Topline Beauty College, trên đường Harbor, thành phố Santa Ana, nói với nhật báo Người Việt.

Cô Cindy nhấn mạnh rằng các học viên nên tới thăm các lớp học và hỏi những ǵ ḿnh thắc mắc liên quan đến chương tŕnh học. Hỏi thầy cô xem cơ hội t́m việc làm ra sao?

“Chúng tôi khuyên những ai muốn vào nghề, nên thu xếp đến thăm trường và hỏi ư kiến các học viên đang theo học, v́ họ là những người sẽ có những nhận xét cho ḿnh trước. Hỏi ngay thầy cô giáo xem nghề học có tương lai tốt không? Trường có số thí sinh thi đậu cao hay thấp? Ra trường có việc làm ngay không?” cô khuyên.

Nghề nail có nhiều hy vọng thăng tiến

Trong khi đó, cô Linh Nguyễn, phó chủ tịch và đồng chủ nhân trường Advance Beauty College, trên đường Westminster, Garden Grove, cho biết thêm về cơ hội thăng tiến trong ngành thẩm mỹ cho các học viên sau khi ra trường, không chỉ là làm móng hay hớt tóc: “Ngoài việc dễ t́m việc làm, thợ nail, thợ tóc chỉ cần đi làm một thời gian ngắn, là họ có thể có nhiều cơ hội tự làm chủ tiệm, và có thu nhập thoải mái.”

“Có người t́m được việc làm quản lư cho những hệ thống ngành nail lớn mạnh, v́ các công ty này cần t́m người gốc Việt để điều hành công việc. Đó là chưa kể các hăng chế tạo sản phẩm nail cũng cần người chuyên môn cho ngành sản xuất. Cơ hội và việc làm hiện có trên toàn nước Mỹ, t́m việc không khó,” cô nói thêm.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1416176&stc=1&d=1562760996

Cô giáo hướng dẫn các học viên bằng tiếng Việt.
Đồng ư với quan điểm này, cô Cindy cho biết thêm: “Việc tự làm chủ trong ngành nail tương đối rất ít vốn và linh động về số tiền bỏ ra lúc ban đầu. Vài ba chục ngàn là cũng có thể kiếm được một tiệm nail, làm việc đủ sống.”

Một trường hợp tiệm tóc, anh Tường Ngô, 42 tuổi, chủ nhân tiệm “Toc Salon” trên đường Westminster, thành phố Westminster, cho biết: “Tôi học Trường Thẩm Mỹ Hằng Nga. Tôi yêu nghề tóc, học ra trường. Một năm rưỡi sau, tôi sang tiệm này từ một văn pḥng bác sĩ. Tính đến nay tiệm tôi hoạt động được chín năm rồi. Việc làm thoải mái.”

Chương tŕnh học ngành thẩm mỹ

Cô Cindy cho biết chương tŕnh học dài, ngắn khác nhau là do số giờ thực tập khác nhau. Ở Mỹ, ngành thẩm mỹ bắt buộc phải thi lấy bằng hành nghề (State License) của tiểu bang.

“Để thi lấy bằng hành nghề, chương tŕnh học cắt tóc nam cần 1,000 giờ; tóc nữ, cần 1,600 giờ; học nail, 400 giờ; và săn sóc da mặt (facial) phải học 600 giờ. Cần hiểu lư thuyết và chăm chỉ thực hành mới lên tay nghề được!,” cô giải thích.



“Lư thuyết do cô giáo dạy bằng tiếng Việt. Trước khi đi thi, học viên được các cô giáo kinh nghiệm ôn bài bằng tiếng Việt, nên học viên, dù yếu tiếng Anh, vẫn có thể học và đi thi được. Thí sinh có thể xin thi bằng tiếng Việt. Nếu học đàng hoàng, việc thi đậu không lấy ǵ làm khó,” cô Cindy khẳng định.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1416177&stc=1&d=1562760996

Một buổi hớt tóc từ thiện.
Thực hành đem lại sự tự tin

Cô Cindy cho biết chương tŕnh học theo “Bo” gồm thi viết và thi thực hành, nên các trường cũng chú trọng vào vấn đề thực hành bằng cách tạo cơ hội để học viên, vừa thực tập, vừa làm từ thiện.

“Riêng trường chúng tôi có tổ chức hai tuần một lần, các chương tŕnh cắt tóc, làm móng tay, làm facial từ thiện tại bệnh viện nhi đồng, viện dưỡng lăo, hay nơi quy tụ những người vô gia cư. Mục đích là để các học viên tạo sự tự tin; vừa phục vụ xă hội, vừa thực hành những ǵ đă học được ở trường,” cô kể.

Cô nói thêm: “Với kinh nghiệm 26 năm trong nghề tóc, và chủ trương hoạt động đúng đắn với phương châm ‘Dám Ước Mơ, Dám Thực Hiện’ chúng tôi tin có thể giúp học viên có được một nghề vững chắc.”

Trước khi quyết định theo học một trường nào, học viên có thể tham khảo và xem danh sách các trường được California công nhận hợp lệ, tại địa chỉ www.barbercosmo.ca.gov/schools/approved_schools.