PDA

View Full Version : RUSSIA Nga chợt sực tỉnh cơn mơ?


pizza
08-05-2019, 01:08
Nga tự cao tự đại về mình. Nhưng chính Mỹ khiến Nga sực tỉnh cơn mơ? Hiện nay người Mỹ không thừa nhận những tiềm năng mà Nga có thể vươn tới, coi những mục tiêu Moscow đặt ra là quá sức.

Moscow lực bất ṭng tâm

Nước Nga đang trỗi dậy. Điều này đă được phương Tây thừa nhận.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, các đối thủ của Nga, đặc biệt là Mỹ, không thừa nhận những tiềm năng mà Nga có thể vươn tới, coi những mục tiêu Moscow đặt ra là quá sức.

Cơ quan nghiên cứu Carnegie Endowment for International Peace (CEIP) có trụ sở tại Washington cho rằng tái thiết lập Nga thành một nước lớn là một mục tiêu chiến lược lớn mà Nga chỉ vừa đạt được.

Nhưng các mục tiêu khác, chẳng hạn như tạo ra một Liên minh Á-Âu chính thức hoặc, ngay trước đó, hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) để xây dựng một châu Âu rộng lớn hơn, là không thực tế và vượt quá khả năng của Nga.

Theo giới phân tích Mỹ, các mục tiêu địa chính trị mà Moscow đặt ra cho chính ḿnh giải thích cho t́nh thế khó khăn hiện tại của Nga. Chính sách đối ngoại của nước Nga hậu Xô-viết từ lâu đă có đặc trưng là sự không tương thích giữa phương tiện và mục đích.

Kết quả là trên thực tế Moscow đă tự nhận thấy không ngừng phản ứng lại các hành động của đối thủ và tập trung vào các động thái chiến thuật.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1430571&stc=1&d=1564967127

Đội danh dự mang quốc kỳ và quân kỳ Nga tham gia diễu binh trên Quảng trường Đỏ

Cách tiếp cận này đă mang lại một số chiến thắng, nhưng nó cũng là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ giữa Nga với phương Tây và các quốc gia hậu Xôviết khác nói chung và thảm họa địa chính trị năm 2014 nói riêng.

CEIP cho rằng Nga đă định hướng lại chính sách đối ngoại một cách mạnh mẽ và phá hủy 2 trụ cột chính thời hậu Xô-viết chỉ trong vài tháng: Moscow hội nhập vào các cấu trúc phương Tây theo các điều khoản Nga có thể chấp nhận được (kế hoạch A) và khôi phục không gian hậu Xô-viết với mục đích tạo ra một khối quyền lực do Nga lănh đạo (kế hoạch B).

Ngay cả hy vọng thành lập một liên minh gần gũi với Trung Quốc (kế hoạch C) cũng tan biến. Các mối quan hệ với Trung Quốc ngày càng thân thiết, chủ yếu có v́ lợi cho của Bắc Kinh. Tất cả những điều này đă buộc Nga phải xoay trục - không phải sang phía Đông, mà xoay quanh chính ḿnh.

Những diễn biến hậu Xô-viết đă cho thấy rơ rằng Nga sẽ không chấp nhận sự lănh đạo toàn cầu của Mỹ, lập trường của Nga là nhất thiết phải đóng cánh cửa hội nhập vào các cấu trúc do phương Tây lănh đạo.

Ngược lại, Mỹ rơ ràng không có ư định “dung túng” cho chính sách đối ngoại độc lập của Nga, trong khi EU không có ư định khoan nhượng trước trật tự chính trị trong nước của Nga.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1430572&stc=1&d=1564967127

Nga-Mỹ đang ở thế đối đầu gay gắt bất chấp những tuyên bố thiện chí từ lănh đạo hai nước
Điều này không chỉ chấm dứt vấn đề Nga hội nhập vào phương Tây mở rộng mà c̣n tạo ra những điều kiện khiến cuộc cạnh tranh nước lớn và sự xung đột các giá trị quay trở lại.

Giới phân tích Mỹ cho rằng Nga không chỉ mất đi các đối tác phương Tây mà c̣n ở các khu vực cận kề như trong trường hợp của Ukraine. Hai đối tác thân cận nhất của Moscow là Belarus và Kazakhstan cũng phải đẩy nhanh tiến tŕnh tách rời khỏi Nga và đi theo con đường của các nước thuộc Liên Xô trước đây.

Do đó, về mặt địa lư, Nga bị cô lập, có nhiều điểm yếu và điểm dễ bị tổn hại. Nền kinh tế Nga đang tụt lại sau cả chục nước khác.

Khả năng khoa học và kỹ thuật của Nga, từng nằm trong số những khả năng mạnh nhất thế giới, đang tụt hậu xa so với những khả năng của các nước đứng đầu hiện nay về đổi mới khoa học và kỹ thuật.

Sự thật phũ phàng với nước Nga

CEIP cho rằng về mặt chính trị, nước Nga hiện tại không thuộc về châu Âu cũng không thuộc về châu Á. Các khu vực biên giới trước đây của Liên Xô và trước đó là đế quốc Nga, đă giành được độc lập và có địa vị của một nhà nước và đă thay đổi sự thân thiện với Nga.

Nga không thuộc bất kỳ cộng đồng chính trị và kinh tế khu vực nào và thiếu khả năng xây dựng khối riêng. Nước này không thuộc về bất kỳ “gia đ́nh” địa chính trị hay ư thức hệ nào, và trên bản đồ chính trị của thế giới, Nga đứng tách biệt.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1430570&stc=1&d=1564967127

Theo góc nh́n của người Mỹ, Nga đang "độc hành" trên con đường của ḿnh
“Thế giới Nga”, cụm từ nhiều lần được sử dụng vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng Ukraine, về cơ bản là một hiện tượng văn hóa, ngôn ngữ và phần nào tôn giáo, chứ không phải là một thực thể địa lư.

Dự báo về quan hệ giữa Nga với phương Tây, CEIP đă đưa ra những kịch bản không mấy khả quan. Theo đó, các mối quan hệ Mỹ-Nga sẽ không quay trở lại những năm 1990 hoặc đầu những năm 2010, ngay cả sau các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2020, 2024 hoặc ở Nga sau năm 2024.

Tương tự, mối quan hệ giữa Nga với châu Âu sẽ không quay trở lại “như b́nh thường” bởi thực tế đă bắt đầu xấu đi nhiều năm trước cuộc khủng hoảng Ukraine.

Những nỗ lực xây dựng một khu vực “châu Âu lớn hơn” từ Lisbon đến Vladivostok trên cơ sở lợi ích chung đă thất bại, trong khi khái niệm của nhà lănh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev về một “ngôi nhà chung châu Âu”, được đưa ra trong một bài phát biểu trước Hội đồng châu Âu năm 1989, từ lâu đă không c̣n phù hợp.

Theo CEIP, trong 3 thế kỷ, bắt đầu từ thời Peter Đại đế, châu Âu đă đóng vai tṛ là người thầy thông thái, khuôn mẫu và nguồn gốc hiện đại hóa duy nhất của Nga.

Nhưng vào đầu thế kỷ 21, đă xuất hiện các nguồn đầu tư và công nghệ mới, bao gồm cả châu Á, trong khi mô h́nh xă hội của châu Âu ngày càng làm nổi bật không chỉ các thành tựu mà c̣n cả các vấn đề của lục địa này.

Do đó, Nga trở nên mệt mỏi với sự “kèm cặp” của châu Âu và sự hợp tác chính trị với EU đă mất đi giá trị của nó khi khối này không có khả năng đóng vai tṛ là một bên tham gia chiến lược độc lập trên vũ đài thế giới. Trong con mắt của Nga, các nước châu Âu chẳng hơn ǵ các nước vệ tinh của Mỹ.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1430573&stc=1&d=1564967127

Mỹ đang đánh giá sai sức mạnh, tiềm năng và quyết tâm của Nga?
Đưa ra những dự báo ảm đạm về quan hệ Nga-phương Tây, song người Mỹ lại đưa ra “lời khuyên” rằng, mặc dù tự tách xa khỏi châu Âu hiện đại về mặt chính trị, Nga không nên quay lưng lại với châu Âu hoặc phương Tây toàn cầu. CEIP khuyên Nga không nên t́m cách trở thành nước châu Á hoặc t́m cách thành lập một liên minh chống Mỹ với Trung Quốc.

Theo người Mỹ, trước những sự xoay trục đột ngột, Moscow nên ổn định chính sách đối ngoại của ḿnh bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa một bên là Đông và Tây và bên kia là phương Bắc phát triển và phương Nam đang phát triển.

Trong tương lai, các nhà chiến lược của Nga sẽ cần một tầm nh́n 360 độ phù hợp với địa vị mới của Nga trên thế giới.

CEIP nhấn mạnh vai tṛ của Nga trong thế kỷ 21 trong các vấn đề quốc tế là một cái bóng của chính ḿnh trong thế kỷ 20 hoặc thậm chí là thế kỷ 19. Người Nga sẽ phải bắt đầu từ thực tế này, chứ không phải lưu luyến những kư ức về quá khứ.

Một số “thực tế” được kể ra như Nga chỉ có dân số và nền kinh tế lần lượt đứng thứ 19 và 13 thế giới; không có đối tác nào trong EEU hay Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) chính thức ủng hộ Nga trong sự kiện Crimea; các sáng kiến của Nga tại Liên hợp quốc ít được ủng hộ; văn hóa và ngôn ngữ Nga không c̣n là các tài sản sức mạnh mềm...

VietBF@ sưu tầm.

monkey2006
08-05-2019, 01:41
Nuoc Nga cu tiep tuc ung ho Putin thi cang ngay canh lun bai. Putin chi la mot ke duy y chi, chi biet co gang tao cho nuoc Nga mot hinh anh oai hung, lanh dao nhung tren thuc te, Nga da het la mot cuong quoc roi. Dan Nga can phai co mot lanh tu thuc thoi moi mong goc dau len duoc.
Poor Russian