PDA

View Full Version : Trung Quốc lại nḥm ngó đến "ao nhà" của Mỹ


vuitoichat
08-12-2019, 17:05
Các ḥn đảo Thái B́nh Dương là chiến trường quan trọng nhất của Thế chiến thứ hai nhưng bị lăng quên trong 30 năm qua, khiến Trung Quốc đang t́m cách thâm nhập cánh cửa phía Tây của Mỹ - các quốc đảo Thái B́nh Dương, khiến ngày càng thách thức sức mạnh thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực này.
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1435036&stc=1&d=1565629350
Hải quân đánh bộ Trung Quốc

Sáng 12/8, tờ The Strait Times xuất bản bài viết có tựa đề: "World War II Pacific battlegrounds now site of US-China tug of war" (tạm dịch: "Các chiến trường ở Thái B́nh Dương thời Thế chiến II hiện là nơi tranh giành giữa Mỹ và Trung Quốc").

Nhằm giúp độc giả có cái nh́n đa chiều về t́nh h́nh tại khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Trung Quốc nḥm ngó "ao nhà" của Mỹ

Các ḥn đảo Thái B́nh Dương là chiến trường quan trọng nhất của Thế chiến thứ hai nhưng bị lăng quên trong 30 năm qua. Hiện tại chúng đă trở lại vai tṛ quan trọng khi Trung Quốc ngày càng thách thức sức mạnh thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực.
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1435037&stc=1&d=1565629350
Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall là những bàn đạp quan trọng của lực lượng Hoa Kỳ trong Thế chiến 2 phản công phát xít Nhật

Với sự cạnh tranh Trung-Mỹ ngày càng gia tăng làm thay đổi đáng kể cảnh quan trong khu vực, đưa vị thế của các quốc đảo vượt xa vai tṛ thời Chiến tranh Lạnh (các ḥn đảo là nơi đặt các tiền đồn chiến lược và các vụ thử bom nguyên tử của thập niên 1950).

Palau, Liên bang Micronesia và Quần đảo Marshall, là các quần đảo có lănh thổ trải dài hàng ngàn km trên Thái B́nh Dương, là những nơi đă từng nhận được sự hỗ trợ hào phóng của Washington, Tokyo và các quốc gia đồng minh khác do vị trí tối quan trọng về quân sự.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của chúng bị bỏ qua trong những thập kỷ gần đây, sự chú ư của Washington đă tập trung ở những nơi khác và các khoản tài trợ của Hoa Kỳ cho ba quốc gia nói trên dự kiến ​​sẽ kết thúc vào năm 2023.

"Trung Quốc đă nhanh chóng phát hiện ra cơ hội thu hút thêm các đồng minh ngoại giao mới và t́m kiếm lợi thế chiến lược trong khu vực rộng lớn này", Tess Newton Cain, chuyên gia chính trị Thái B́nh Dương b́nh luận tại Đại học Quốc gia Australia.

Phản ứng của Hoa Kỳ

Washington và các đồng minh mới chỉ bị đánh thức trước thách thức này bằng việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono thực hiện các chuyến thăm chưa từng có đến khu vực.

"Sự công nhận giá trị chiến lược của ba quốc gia Bắc Thái B́nh Dương đă xuất hiện trở lại do căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và các đồng minh", David Hanlon, giáo sư Đại học Hawaii của Quần đảo Thái B́nh Dương, Micronesia và lịch sử dân tộc học nói.

"Sự gia tăng gần đây trong các tranh chấp thương mại với Trung Quốc, các sáng kiến ​​ngoại giao, các tranh chấp lănh thổ và tham vọng bành trướng (thực tế hoặc ảo tưởng) ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương rộng lớn đă thách thức khái niệm Thái B́nh Dương là "ao nhà" của Mỹ".
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1435038&stc=1&d=1565629350
Palau, LB Micronesia và Quần đảo Marshall nằm kế cận các đảo thuộc Hoa Kỳ - Bản đồ miêu tả các khu vực bóng mờ biểu thị vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mỗi đảo (Nguồn Pirca)

Trong một dấu hiệu cho thấy Washington đang muốn trở lại khu vực, ông Pompeo tuyên bố bắt đầu đàm phán với ba quốc đảo để gia hạn các khoản tài trợ của Hoa Kỳ dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2023.

Ngoại trưởng Kono của Nhật Bản cũng tiết lộ hỗ trợ hàng triệu USD cho một tàu y tế, một trung tâm quản lư thảm họa, một hồ chứa nước mới cho Marshalls cùng với các hỗ trợ thực thi an ninh và an toàn hàng hải.

Nhật Bản muốn "tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia v́ một khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương tự do và cởi mở", ông Kono nói khi kết thúc một chuyến công du bốn quốc gia (bao gồm cả Fiji).
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1435040&stc=1&d=1565629447
Ngoại trưởng Mike Pompeo trong một buổi gặp Tổng thống Palau Tommy Remengesau, Tổng thống Marshall Hide Heine và Tổng thống Micronesia David Panuelo (Ảnh Lầu Năm Góc)

Liệu có quá muộn?

Thông báo tài trợ của ông Pompeo được đưa ra hai tuần sau khi Trung Quốc gửi 2 triệu USD vào quỹ ủy thác của Micronesia - một quỹ mà chính phủ Mỹ vào tuần trước cho biết đă không thể duy tŕ sự ổn định tài chính của chính phủ Micronesia.

Palau, Liên bang Micronesia và Quần đảo Marshall có các hiệp ước với Washington được gọi là Các hiệp ước liên kết tự do (COFA).
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1435039&stc=1&d=1565629420
Vào tháng 4/2019, quân Mỹ có một cuộc tập trận tại Palau sao hơn 30 năm không c̣n hiện diện tại đây

Các thỏa thuận tài trợ sau khi hết hạn COFA được thiết lập nhằm tận dụng các quỹ tín thác trong nỗ lực giúp đỡ các ḥn đảo khỏi phụ thuộc vào nguồn viện trợ trực tiếp của Hoa Kỳ.

Ông Pompeo cũng khẳng định Hoa Kỳ sẽ không cho phép "mở cửa tài chính" của Trung Quốc vào các đảo quốc liên kết với Mỹ.

"Chúng tôi muốn giúp các quốc gia Ấn Độ-Thái B́nh Dương tiếp tục phát triển lâu dài trong nhiều thập kỷ và duy tŕ chủ quyền của họ trong cả lĩnh vực chính trị và kinh tế", ông nói khi tuyên bố thảo luận về việc mở rộng tài trợ vượt ra ngoài kế hoạch kết thúc vào năm 2023 .

Ông Naoaki Kamoshida, trợ lư thư kư báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, cam kết tăng viện trợ cho Thái B́nh Dương của Tokyo cũng phản ánh thực tế:

"Khu vực này đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và Nhật Bản sẽ làm việc với bất kỳ quốc gia nào chia sẻ chung giá trị và tầm nh́n với chúng tôi".

"Động thái của Mỹ nhằm mở rộng tài trợ thể hiện chính xác sức ép mà căng thẳng ngoại giao (Mỹ-Trung) đă trở thành lợi thế cho ba quốc gia Thái B́nh Dương", Giáo sư Hanlon nói.

Chuyên gia chính trị TBD Tess Newton Cain b́nh luận:

"Điều hiển nhiên là Washington muốn tái khẳng định lại chính ḿnh với ba quốc gia bằng cam kết nhận hỗ trợ từ các đồng minh chủ chốt (Mỹ).

"Một phần của những lời hoa mỹ xung quanh điều này là việc nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản, cùng Đài Loan, Úc và New Zealand, là những quốc gia có chung các giá trị quan trọng với các quốc gia Thái B́nh Dương".

tacrang
08-12-2019, 17:25
dOEN3E-Xhl0

anhhaila
08-12-2019, 18:57
Bài học Trân Châu Cảng của Nhật vẫn chưa quên .

Minhrau
08-12-2019, 20:51
đụng đến ao hàng xóm cũa Mỹ th́ cũng chết huống hồ ǵ đụng đến ao nhà