PDA

View Full Version : Niêm phong pḥng mổ bệnh viện Đà Nẵng sau vụ 2 sản phụ tử vong, 1 nguy kịch


nguoiduatinabc
11-21-2019, 01:08
Sau khi xảy ra vụ việc 2 sản phụ tử vong, 1 nguy kịch ở Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng. Sở Y tế TP Đà Nẵng đă vào cuộc, niêm phong pḥng mổ, chỉ đạo tạm ngưng phẫu thuật tại bệnh viện.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1487333&stc=1&d=1574298512
Ngày 20-11, Bác sĩ Nguyễn Út, Phó Giám đốc TP Đà Nẵng đă chủ tŕ buổi trả lời báo chí về vụ việc 2 sản phụ tử vong, 1 nguy kịch xảy ra khi đang tiến hành mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ nữ.

Bác sĩ Út cho biết sở đă chỉ đạo Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng đă niêm phong pḥng mổ, tạm ngưng phẫu thuật tại bệnh viện từ tối 17-11. Đoàn kiểm tra của Sở Y tế trong ngày 18-11 đă có mặt tại Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng để kiểm tra đồng thời niêm phong toàn bộ lô thuốc gây tê tủy sống và thuốc gây mê NKQ tại khoa gây mê hồi sức.

Theo bác sĩ Út, tới thời điểm hiện tại, Sở Y tế ghi nhận 3 ca tai biển sản khoa khi mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ nữ TP. Trong đó, 1 ca sản phụ tử vong vào ngày 22-10. Hai ca tai biến cùng ngày 17-11 cũng tại bệnh viện này trong đó có 1 ca tử vong và 1 ca nguy kịch hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. May mắn là cả 3 trẻ sơ sinh trên đều được cứu sống và ổn định sức khỏe.

Bác sĩ Út cho biết, cả 3 ca sản phụ trên đều được Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng tiếp nhận đúng quy tŕnh và có chỉ đạo mổ. Loại thuốc gây tê sử dụng cho cả 3 trường hợp này là Bupivacaine WPW do Ba Lan sản xuất. Ông Út cho biết, trước đây, Sở Y tế TP Đà Nẵng có tổ chức đấu thầu thuốc gây tê trên và đơn vị trúng thầu cung ứng loại thuốc Marcain do Pháp sản xuất để sử dụng rộng răi cho các đơn vị y tế trên địa bàn.


Bác sĩ Vơ Xuân Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phụ nữ cho biết thêm, bệnh viện được phân bổ 850 ống thuốc gây tê Marcain để sử dụng từ 2018 tuy nhiên đến 5-2019, nhà cung cấp thông báo hết hàng cung ứng. "Để có thuốc sử dụng, bệnh viện đă t́m nguồn hàng thay thế. Khi đó chỉ có Bupivacaine của Ba Lan sản xuất do nhà cung cấp Công ty CP Dược phẩm Trung ương CPC1 – Chi nhánh Đà Nẵng" – ông Phúc cho biết.

Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng đă nhập tổng cộng 380 ống thuốc Bupivacaine của Ba Lan kể từ 5-2019 chia làm 3 đợt nhập trong đó có 1 đợt từ tháng 5 gồm 130 ống đă sử dụng hết và không có biến chứng. Đợt 2 và đợt 3 nhập 250 ống vào 10-2019, đă dùng hết 130 ống và có 3 vụ tai biến như nói trên.

Bác sĩ Nguyễn Út cho hay theo quy định của Bộ Y tế, loại thuốc gây tê trên nằm trong danh mục chi trả bảo hiểm nên khi nhà cung ứng hết hàng, bệnh viện có thể áp thầu sang thuốc khác đă được Cục quản lư dược cho phép. Cụ thể, trong trường hợp trên, khi hết nhà cung ứng hết thuốc do Sở Y tế TP Đà Nẵng đấu thầu, Bệnh viện Phụ nữ đă áp thầu theo gói mà Sở Y tế tỉnh Quảng Ngăi trúng thầu với loại thuốc Bupivacaine của Ba Lan và nhập về để sử dụng.

Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cũng cho biết thêm ngoài Bệnh viện Phụ nữ, trên địa bàn c̣n có 2 cơ sở y tế khác sử dụng loại thuốc gây tê trên gồm Bệnh viện Phụ sản Nhi TP Đà Nẵng và Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu. Hiện tại, Sở Y tế TP Đà Nẵng đă chỉ đạo các cơ sở y tế rà soát đồng thời ngưng sử dụng loại thuốc gây tê trên để chờ kết quả xét nghiệm từ Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương.


Ông Út cho biết thêm ngoài Đà Nẵng, các địa phương ở miền Nam như Bến Tre, Cần Thơ gần đây đă ghi nhận trường hợp biến chứng sản khoa tương tự và cùng sử dụng loại thuốc gây tê như trên.

Ông Ngô Minh Tuấn, Trưởng pḥng Nghiệp vụ Dược – Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết tính tới thời điểm hiện tại sở chưa nhận được công văn chính thức nào từ Bộ Y tế hay Cục quản lư dược để khuyến cáo về lô thuốc trên. Ông Nguyễn Út cho hay, loại thuốc Bupivacaine trên được Cục quản lư dược cấp phép lưu hành nên vấn đề xử lư thuộc thẩm quyền của Cục.