PDA

View Full Version : Quá nguy hiểm: ĐBSCL đang ‘ch́m’, TP.HCM có nơi sụt lún kinh hoàng


pizza
11-24-2019, 03:34
ĐBSCL đang ‘ch́m’, TP.HCM có nơi sụt lún 81cm trong 10 năm qua. Nguy cơ bán đảo Cà Mau bị xóa sổ.

ĐBSCL sụt lún 2-4 cm/năm
Thông tin được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo về sụt lún đất tại ĐBSCL do Bộ Xây dựng và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức tại TP Cần Thơ sáng 22/11.

Ông Olaf Neusser (GIZ) cho biết ĐBSCL là nơi có tuổi địa chất c̣n rất trẻ, chỉ khoảng 6.000 năm và sụt lún đất đă xuất hiện trong suốt quá tŕnh h́nh thành nên đồng bằng. Mức độ sụt lún đó đă được bù lại từ nguồn phù sa, trầm tích do các cơn lũ mang lại hàng năm.

Tuy nhiên, hiện tại ĐBSCL đang sụt lún ở mức độ nhanh hơn so với mực nước biển dâng. Các số liệu do vệ tinh thu thập được từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019 cho thấy t́nh trạng sụt lún đang diễn ra khá khắc nghiệt tại vùng châu thổ này, với tốc độ không hề giảm.

Cụ thể, theo GIZ, tại các đô thị như TP Cần Thơ, nền đất sụt lún dao động từ 2-4 cm/năm và t́nh trạng này sẽ không sớm ngừng lại. Tại khu vực nông thôn, tốc độ sụt lún ở mức 1cm/năm và tiếp diễn với tốc độ tương tự trong nhiều năm. Trên toàn bộ khu vực đồng bằng, phần bán đảo Cà Mau đang bị sụt lún nhiều hơn những nơi khác. Số liệu trên được nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu vệ tinh trên toàn bộ vùng ĐBSCL với 750.000 điểm.

Dẫn h́nh ảnh về một trường đại học ở tỉnh An Giang và những nhà dân xung quanh, ông Olaf cho hay dù là công tŕnh lớn nhưng ngôi trường lại bị lún ít hơn nhà dân. Theo ông, những ṭa nhà có phần móng chắc và sâu sẽ sụt lún chậm hơn so với những những ṭa nhà nhỏ có móng cạn. Tuy nhiên, ông Olaf cho biết cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa để hiểu rơ hơn tại sao xảy ra hiện tượng sụt lún đất cũng như những chiến lược ứng phó, việc khẩn cấp cần làm ngay là phải giảm nhẹ và thích ứng với sụt lún.

PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, cũng dẫn kết quả nghiên cứu cho thấy độ lún trung b́nh ở khu vực ĐBSCL khoảng 2cm/năm, trong đó bán đảo Cà Mau là nơi có độ lún lớn nhất.

Ông Trung cho rằng có ba vấn đề gây ra sụt lún ở ĐBSCL, thứ nhất do lún tự nhiên, thứ hai do xây dựng công tŕnh cao tầng và thứ ba là do khai thác nước ngầm khiến cho vấn đề sụt lún đang diễn nhanh hơn. Ông lư giải do tầng đất mặt dưới sâu của khu vực ĐBSCL chủ yếu là lớp cát, trong khi đó với nền đất th́ 80% là đất yếu nên chỉ xây dựng nhà cửa, đường giao thông cũng đă xuất hiện lún. Cùng với đó, quá tŕnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp, mạch nước ngầm bị khai thác tràn lan là nguyên nhân chính của sụt lún. Theo ông Trung, khi nền đất bị dịch chuyển sẽ kéo theo việc sạt lở bờ sông, bờ biển.

ĐBSCL đang ch́m từ 11 – 50mm/năm

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1488882&stc=1&d=1574566356

Trong 10 năm, Phường An Lạc, Quận B́nh Tân (TP.HCM) sụt lún 81 cm
Phó cục trưởng Cục Quản lư tài nguyên nước (Bộ TN-MT) – ông Nguyễn Minh Khuyến cho biết theo kết quả quan trắc của Bộ TN-MT thực hiện 10 năm qua ở TP.HCM và ĐBSCL, trong tổng 339 điểm quan trắc, 306 điểm lún 0,1 – 81 cm, 33 điểm c̣n lại không lún, thậm chí được nâng thêm. Nơi lún nhiều nhất là phường An Lạc (quận B́nh Tân, TP.HCM) với tổng độ lún 81,4 cm. Các tỉnh An Giang, Long An… có tổng độ lún nhỏ nhất.

Trong số 33 điểm không lún, TP.HCM có 5 điểm, các tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh… có 1 điểm.

Theo ông Khuyến, kết quả quan trắc chỉ tính được mức lún ít nhất và nhiều nhất, chưa tính tốc độ lún trung b́nh của TP.HCM và ĐBSCL trong 10 năm qua và không phải vùng lún nhiều nhất là vùng khai thác nước ngầm lớn nhất. Có nơi không có khai thác nước ngầm vẫn lún, thậm chí có nơi có khai thác nước ngầm c̣n được nâng lên.

Về nguyên nhân gây lún, ông Khuyến lư giải do ĐBSCL là vùng trầm tích trẻ, đang trong quá tŕnh cấu kết nên bản thân đă lún. Cộng với đó là tác động như không có sự bồi lắng của phù sa làm cao độ bề mặt đất giảm đi, tác động của xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhà cửa tạo ra xung lực làm lún mặt đất… Tuy nhiên, ông Khuyến cũng lưu ư kết quả tại 339 điểm quan trắc trên chưa đủ mà cần nghiên cứu dài hạn để đánh giá nguyên nhân gây sụt lún, do giao thông, xây dựng, khai thác nước ngầm bao nhiêu, hay do ḍng bị chặn phù sa không về nhiều…

Bà Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết mức độ nghiêm trọng của t́nh trạng sụt lún đă được Bộ Xây dựng đề cập khi nói đến tác động của sụt lún đất với quản lư cao độ nền đô thị. Ở một số vùng của ĐBSCL, ngập úng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, với tần suất thường xuyên hơn; những khu vực có địa h́nh thấp sẽ hoàn toàn bị ngập trong nước nếu không có hành động nào được thực hiện.

VietBF@ sưu tầm.