PDA

View Full Version : Sử Việt: Vị vua nào mang đến nhiều điềm lành nhất cho đất nước


PinaColada
01-31-2020, 02:48
Vị Vua nào mang đến nhiều điềm lành nhất trong sử Việt? Đó là Vua Lư Nhân Tông là con của vua Lư Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan. Ông sinh năm 1066.

Lư Nhân Tông là vị Vua có thời gian trị v́ lâu nhất sử Việt, lên ngôi năm 7 tuổi (năm 1072) đến năm 1128 th́ mất, tức hơn 55 năm. Thời kỳ này cũng đánh dấu giai đoạn Thịnh trị nhất trong lịch sử nhà Lư, và là một trong những giai đoạn văn minh bậc nhất trong sử Việt.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1522010&stc=1&d=1580438797

(Tranh minh họa của họa sĩ Đức Ḥa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ư của tác giả).

Thuở đầu trị v́, v́ Vua c̣n nhỏ tuổi, nên Nguyên phi Ỷ Lan, Thái úy Lư Thường Kiệt, Thái sư Lư Đạo Thành trở thành những trụ cột giúp Giang Sơn vững mạnh.

Dù đất nước bị ḱm kẹp bởi liên minh Tống – Chiêm, nhưng nhờ sự pḥ tá của Lư Thường Kiệt, Đại Việt đánh Tống b́nh Chiêm, phá tan thế liên minh này, Giang Sơn bước vào giai đoạn thịnh trị, văn minh phát triển rực rỡ.

Về mặt giáo dục, trước đó, năm 1070 vua Lư Thánh Tông đă cho xây dựng Văn Miếu, Đại Việt Sử kư Toàn thư có ghi chép rằng:

Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.

Văn Miếu ban đầu là để thờ các bậc Thánh Hiền, nơi học tập của các Hoàng Gia.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1522011&stc=1&d=1580438797

Đại trung môn – Văn miếu. (Ảnh từ wikipedia.org).

Năm 1075 thời vua Lư Nhân Tông đánh dấu kỳ thi khoa bảng đầu tiên bằng khoa thi “Tam trường” để chọn Minh kinh Bác học. Khoa thi này lấy đỗ 10 người, trong đó có Trạng nguyên Lê Văn Thịnh chính là Trạng nguyên khoa bảng đầu tiên của Đại Việt.

Năm 1076 vua Lư Nhân Tông cho xây dựng trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, đây được xem là trường đại học đầu tiền của Việt Nam, rất nhiều nhân tài giúp Giang Sơn Xă Tắc giàu mạnh đều xuất thân từ ngôi trường này.

Bên cạnh phát triển Nho học và giáo dục, nhà Vua và mẹ là thái hậu Linh Nhân đều là những Phật tử mộ đạo, đă cho xây nhiều chùa tháp và khuyến khích việc hành đạo của các thiền sư. Phật Pháp được truyền đi khắp nơi. Vua dùng Phật Pháp để giáo hóa dân chúng, khiến Giang Sơn thái b́nh, Xă Tắc ổn định, nhiều việc kỳ lạ xuất hiện thời kỳ này được ghi chép trong Đại Việt Sử kư Toàn thư.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1522012&stc=1&d=1580438797

(Tranh minh họa của họa sĩ Đức Ḥa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ư của tác giả).

Năm 1083 “Rồng vàng bay từ điện Tử Thần đến điện Hội Long”

Năm 1117 “tháng 3, ngày Bính Th́n, vua ngự đến núi Chương Sơn để khánh thành bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện. Có rồng vàng hiện”. Núi Chương Sơn chính là núi Ngô Xá ở xă Yên Lợi, huyện Ư Yên, tỉnh Hà Nam ngày nay; bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện từ thời Lư Nhân Tông đến nay vẫn c̣n.

Cũng trong năm 1117, Đại Việt Sử kư Toàn thư ghi nhận: “Rồng vàng hiện ở bảo đài, cầu đảo ở Động Linh”.

Trong lịch sử, hiện tượng “móc ngọt” (tức mưa ngọt) là rất hiếm, nếu xuất hiện được xem là điềm lành. Thời vua Lư Nhân Tông xuất hiện 3 lần “móc ngọt” đều được ghi chép lại trong Đại Việt Sử kư Toàn thư.

Năm 1080 “mùa thu, tháng 8, móc ngọt xuống. Vua đem đua thuyền”.

Năm 1111, 1112 cả nước được mùa to, xuất hiện mặt trời có hai quầng. “Nhâm Th́n, (Hội Tường Đại Khánh) năm thứ 3 (1112), (Tống Chính Ḥa năm thứ 2). Mùa xuân, móc ngọt xuống”.

Năm 1118 “có mọc ngọt xuống, vua tự tay viết tám chữ, ‘Thiên hạ thái b́nh, thánh cung vạn tuế’ vào bia, sai thợ khắc".

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1522013&stc=1&d=1580438797

(Tranh minh họa của họa sĩ Đức Ḥa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ư của tác giả).

Không chỉ coi trọng giáo hóa dân chúng, Lư Nhân Tông rất quan tâm đến nông nghiệp – thủy lợi. Ông được xem là người khởi công đắp những con đê lớn đầu tiên của Đại Việt. Tháng 9 âm lịch năm 1077, triều đ́nh sai đắp đê trên sông Như Nguyệt, sách Đại Việt sử lược mô tả đê này “dài 67.380 bộ”.

Đại Việt sử lược cũng chép rằng năm 1103, nhà vua ra lệnh cho cư dân Thăng Long làm đê chống lũ, ở cả nội đô lẫn ngoại ô. Mùa xuân năm 1108, Nhân Tông sai đắp đê tại Cơ Xá – đây là đoạn đê sông Hồng gần cầu Long Biên ngày nay.

Năm 1117, Nhân Tông theo lời Thái hậu, ra quy định cấm giết trâu ḅ bừa băi: ai mổ trộm trâu bị phạt 80 trượng và tội đồ làm người hầu trong quân đội; người giết trâu và ăn trộm trâu đều phải bồi thường; hàng xóm biết mà không tố cáo cũng bị phạt 80 trượng.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1522014&stc=1&d=1580438797

(Tranh minh họa của họa sĩ Đức Ḥa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ư của tác giả).

Bấy giờ đất nước thường được mùa, thường trúng mùa to, khi hạn hát mất mùa thường phát chẩn kho lương, giảm tô dịch, đất nước nhanh chóng cường thịnh. Nhân Tông rất thường hay xem gặt lúa ở các nơi, cũng như xem bắt voi, lễ hội… để tỏ rơ sự cường thịnh của Đại Việt lúc đó.

Đánh giá về vua Lư Nhân Tông, cuốn “Đại Việt Sử lược” thời nhà Trần có ghi rằng:

Ngài là người có xương trán nổi lên như mắt trời, ấy là dáng mặt của bậc Thiên Tử và tay th́ buông dài quá đầu gối.

Trong bài “Đại Việt thông giám tổng luận”, sử thần Lê Tung nhận xét rằng:

Nhân Tông tính trời nhân hiếu, có tiếng đức tốt, trọng kén chọn danh thần, đặt khoa thi tiến sĩ, có quan hầu kinh diên, xuống chiếu mở đường nói, cầu người hiền, nghe lời can, nhẹ thuế khoá, ít phu dịch, cho nên thân được hưởng thái b́nh, dân trở nên giàu thịnh, đáng gọi là bậc vua giỏi nối đời thái b́nh vậy.

Ngẫm lại, người Việt thường tự hào về những trang sử đánh bại quân xâm lược của cha ông, nhưng đôi khi lại lăng quên mất những thời kỳ thịnh trị xứng đáng để ngưỡng vọng.

VietBF@ sưu tầm.