sunshine1104
04-15-2020, 04:57
Tranh căi về báo cáo người đầu tiên chết do lây nCoV từ tử thi. Các nhà khoa học báo cáo một nhân viên pháp y ở Thái Lan đă tử vong do nhiễm nCoV từ tử thi, nhưng phát hiện này gây nhiều tranh căi.
Trong bức thư được Tạp chí Pháp y và Pháp lư công bố hôm 11/4, hai nhà khoa học Won Sriwijitalai thuộc Trung tâm y tế RVT ở Bangkok, Thái Lan, và Viroj Wiwanitkit thuộc Đại học DY Patil của Ấn Độ, mô tả ghi nhận "báo cáo đầu tiên về ca lây nhiễm và chết do nCoV trong số nhân viên y tế tại một đơn vị pháp y". Các tác giả xác định nạn nhân là một "chuyên gia pháp y" ở Bangkok, song không nêu tên, tuổi của người này.
Đây dường như là ca lây nhiễm đầu tiên giữa người chết và người sống trên thế giới. Các nhà khoa học không chắc chắn nCoV tồn tại trong cơ thể bao lâu sau khi người bệnh chết và Thái Lan cũng không thường xuyên kiểm tra thi thể của bệnh nhân Covid-19 sau khi họ chết, bức thư viết. Điều này gây khó khăn cho việc làm rơ bức tranh về t́nh h́nh.
"Hiện tại không có dữ liệu về số lượng chính xác thi thể bệnh nhân Covid-19 v́ Thái Lan không có thông lệ kiểm tra nCoV ở các thi thể", các tác giả viết.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1564981&stc=1&d=1586926655
Quan tài bệnh nhân Covid-19 được đưa xuống tại nghĩa trang Cinisello Balsamo, Italy hôm 27/3. Ảnh: AP.
Bức thư được viết ngày 20/3, khi Thái Lan mới ghi nhận 272 ca nhiễm nCoV, trong đó có chuyên gia pháp y nói trên. Theo hai tác giả, thời điểm chuyên gia pháp y nhiễm virus, phần lớn ca nhiễm ở Thái Lan là ngoại nhập, được cách ly tập trung và không lây nhiễm cộng đồng.
Họ liên kết cái chết của nhân viên pháp y với việc tiếp xúc thi thể, viết rằng người làm công tác pháp y không có khả năng tiếp xúc với người nhiễm nCoV c̣n sống. "Có rất ít khả năng các chuyên gia pháp y tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm, nhưng họ có thể tiếp xúc với các mẫu sinh học và thi thể", họ nói.
Các tác giả cho biết chuyên gia pháp y "phải mặc các thiết bị bảo hộ gồm đồ bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ, mũ và khẩu trang". Họ cũng đề nghị những người làm công việc tiếp xúc với thi thể nên khử trùng tương tự nhân viên y tế tuyến đầu.
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc truyền mầm bệnh từ xác chết là rất hiếm, thêm vào đó "hầu hết các tác nhân không tồn tại lâu trong cơ thể người sau khi chết". Tuy nhiên tại Anh, Cơ quan Y tế Công cộng Quốc gia đă khuyên nhân viên tiếp xúc thi thể bệnh nhân Covid-19 về nguy cơ lây nhiễm.
"Những người xử lư thi thể nên biết rằng có nguy cơ lây nhiễm từ dịch và mô thi thể của những người nhiễm nCoV", cơ quan tư vấn chăm sóc sức khỏe của Anh cho biết hôm 31/3.
Trong khi đó, cơ quan y tế Thái Lan hôm 25/3 từng khẳng định không có khả năng lây nhiễm nCoV từ các thi thể, theo Bangkok Post. Thái Lan hiện ghi nhận hơn 2.600 ca nhiễm, trong đó 41 trường hợp đă tử vong do nCoV.
Trong bức thư được Tạp chí Pháp y và Pháp lư công bố hôm 11/4, hai nhà khoa học Won Sriwijitalai thuộc Trung tâm y tế RVT ở Bangkok, Thái Lan, và Viroj Wiwanitkit thuộc Đại học DY Patil của Ấn Độ, mô tả ghi nhận "báo cáo đầu tiên về ca lây nhiễm và chết do nCoV trong số nhân viên y tế tại một đơn vị pháp y". Các tác giả xác định nạn nhân là một "chuyên gia pháp y" ở Bangkok, song không nêu tên, tuổi của người này.
Đây dường như là ca lây nhiễm đầu tiên giữa người chết và người sống trên thế giới. Các nhà khoa học không chắc chắn nCoV tồn tại trong cơ thể bao lâu sau khi người bệnh chết và Thái Lan cũng không thường xuyên kiểm tra thi thể của bệnh nhân Covid-19 sau khi họ chết, bức thư viết. Điều này gây khó khăn cho việc làm rơ bức tranh về t́nh h́nh.
"Hiện tại không có dữ liệu về số lượng chính xác thi thể bệnh nhân Covid-19 v́ Thái Lan không có thông lệ kiểm tra nCoV ở các thi thể", các tác giả viết.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1564981&stc=1&d=1586926655
Quan tài bệnh nhân Covid-19 được đưa xuống tại nghĩa trang Cinisello Balsamo, Italy hôm 27/3. Ảnh: AP.
Bức thư được viết ngày 20/3, khi Thái Lan mới ghi nhận 272 ca nhiễm nCoV, trong đó có chuyên gia pháp y nói trên. Theo hai tác giả, thời điểm chuyên gia pháp y nhiễm virus, phần lớn ca nhiễm ở Thái Lan là ngoại nhập, được cách ly tập trung và không lây nhiễm cộng đồng.
Họ liên kết cái chết của nhân viên pháp y với việc tiếp xúc thi thể, viết rằng người làm công tác pháp y không có khả năng tiếp xúc với người nhiễm nCoV c̣n sống. "Có rất ít khả năng các chuyên gia pháp y tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm, nhưng họ có thể tiếp xúc với các mẫu sinh học và thi thể", họ nói.
Các tác giả cho biết chuyên gia pháp y "phải mặc các thiết bị bảo hộ gồm đồ bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ, mũ và khẩu trang". Họ cũng đề nghị những người làm công việc tiếp xúc với thi thể nên khử trùng tương tự nhân viên y tế tuyến đầu.
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc truyền mầm bệnh từ xác chết là rất hiếm, thêm vào đó "hầu hết các tác nhân không tồn tại lâu trong cơ thể người sau khi chết". Tuy nhiên tại Anh, Cơ quan Y tế Công cộng Quốc gia đă khuyên nhân viên tiếp xúc thi thể bệnh nhân Covid-19 về nguy cơ lây nhiễm.
"Những người xử lư thi thể nên biết rằng có nguy cơ lây nhiễm từ dịch và mô thi thể của những người nhiễm nCoV", cơ quan tư vấn chăm sóc sức khỏe của Anh cho biết hôm 31/3.
Trong khi đó, cơ quan y tế Thái Lan hôm 25/3 từng khẳng định không có khả năng lây nhiễm nCoV từ các thi thể, theo Bangkok Post. Thái Lan hiện ghi nhận hơn 2.600 ca nhiễm, trong đó 41 trường hợp đă tử vong do nCoV.