Log in

View Full Version : Những bài học sương máu cho Mỹ từ sai lầm chống Covid-19 của Ư


Romano
04-15-2020, 14:19
Những sai lầm của Ư hoàn toàn là những bài học để Mỹ rút kinh nghiệm trong việc chống dịch. Đây thực sự là điều rất có ư nghĩa khi mà Mỹ vẫn chưa thể làm chủ được t́nh h́nh. Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Bài học thứ 1: Thành kiến, định kiến có sẵn là điều đầu tiên cần xóa bỏ
Để có bước tiến triển trong công tác chống dịch tại Mỹ, trước hết người Mỹ nên nhận thức được sự nghiêm trọng của đại dịch lần này. Đa phần người Mỹ đều chỉ cho rằng covid-19 như một virus cúm thường nên có thái độ chủ quan, thờ ơ dù WHO đă công bố covid-19 là một đại dịch toàn cầu.

Cách đây vài tuần, các quan chức Nhà Trắng c̣n nghi ngờ liệu covid-19 có thực sự nguy hiểm đến mức được công bố là đại dịch không khi tỷ lệ tử của bệnh này chỉ rơi vào khoảng 2-3%. Và giờ th́ họ đă biết sự nguy hiểm của covid-19. Không nghi ngờ.


Không sai khi so sánh virus corona với kẻ trộm. Virus này lây lan mà không hề báo trước, khả năng lây nhiễm từ người sang người đă xuất hiện ngay cả khi triệu chứng c̣n chưa thể hiện ra. Chính sự nghi ngờ về sự nguy hiểm của virus corona của Mỹ đă như gieo một hạt giống mầm bệnh trong cộng đồng, để rồi khi có một mồi lửa – nhỏ thôi – cũng đủ để biến Mỹ rơi vào t́nh cảnh như bây giờ.

Quay lại với Italy, các quan chức của quốc gia này đă phớt lờ các lời cảnh báo và có sự chậm trễ trong việc khoanh vùng và kiểm soát dịch nên hiện tại như chúng ta đều nhận thấy: “nước Ư tang thương”. Ngay cả khi ban bố t́nh trạng khẩn cấp toàn quốc về t́nh h́nh dịch bệnh, có vẻ như cả các nhà lănh đạo và người dân Italy vẫn c̣n khá thờ ơ với đại dịch này. Sau khi ban bố t́nh trạng tại buổi họp quốc hội, các nhà chính trị Ư vẫn c̣n b́nh tĩnh đứng lại và bắt tay nhau thân mật, để rồi một tuần sau, một trong số họ được chẩn đoán dương tính với covid-19.

“Thái độ thờ ơ, quản lư lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm đúng mực với dịch bệnh chính là những ǵ đă và vẫn đang diễn ra tại Italy, Mỹ và nhiều quốc gia Âu – Mỹ khác.” “Những mối đe dọa như dịch bệnh thường có quy luật phát triển theo dạng phi tuyến tính, nghĩa là số người nhiễm và tử vong càng ngày sẽ càng tăng lên theo cấp số nhân. Có thể bạn chưa nhận ra điều ǵ đang diễn ra th́ t́nh h́nh đă thay đổi rồi.”

Các học giả tại Đại học Harvard bày tỏ quan điểm.
Do đó, điều tiên quyết trong ngăn chặn dịch bệnh là mọi người dân và cả bản thân các nhà lănh đạo phải nhận thức được sự nguy hiểm của covid-19 và có hiểu biết về nó. Sau đó, các biện pháp cứng rắn hoặc mềm dẻo mới có thể được thực hiện có hiệu quả.



Bài học thứ 2: Không thể thực hiện chống dịch nửa vời
Khi có trường hợp nhiễm covid-19 xuất hiện tại Ư, quan chức nước này đă không mạnh tay giải quyết mà chỉ để cho cấp dưới như bang, tỉnh, quận tự giải quyết vấn đề. Chỉ khi dịch bệnh lan rộng ra cả một vùng phía bắc nước này, nhà nước mới can thiệp. Lúc đầu, chính phủ nước này cho thiết lập các vùng cấm đỏ – các khu vực cách ly tại nơi có dịch bệnh.

Bên ngoài những vùng cấm đỏ này, mọi hoạt động sinh hoạt vẫn diễn ra như chưa có ǵ xảy ra. Giới nghiêm cả nước chỉ được thực hiện khi chính phủ nước này nhận ra rằng “vùng cấm đỏ” không thể ngăn chặn sự lây lan của virus, nhưng đến khi đó, đă có bao nhiêu người Ư nhiễm covid-19 rồi? Đă có bao nhiêu người Ư tử vong do covid-19 rồi?Trên thực tế, việc chính phủ Italy áp dụng vùng cấm đỏ chỉ làm cho t́nh h́nh tại đây tồi tệ thêm. Và giống như Italy, dường như Mỹ cũng đă đi vào vết xe đổ này. Donald Trump có kêu gọi người dân ở nhà nhưng “người Mỹ vốn rất tự giác”, vừa hết kêu gọi ở nhà liền bỏ ngoài tai mọi lời khuyến cáo và cho rằng đă an toàn. Không chỉ vậy, biện pháp chống dịch là khác nhau tại mỗi bang. Ví dụ: tại New York, California và Washington biện pháp được áp dụng là giới nghiêm toàn bộ; tại Florida, chính quyền bang c̣n phân vân chưa biết có nên áp dụng giới nghiêm hay không; các bang cũng cũng hạn chế số người di chuyển giữa các bang, đặc biệt là các bang có dịch.

Từ t́nh h́nh dịch của Italy, có thể thấy sự khác biệt giữa chính sách chống dịch của các bang chỉ làm nghiêm trọng thêm vấn đề và Mỹ hiện tại chính là như vậy.

Bài học thứ 3: Hăy tham khảo cách chống dịch của một vài quốc gia khác
Có khi nào bạn thắc mắc rằng tại sao các chuyên gia tại Harvard thường lấy ví dụ về t́nh h́nh của Mỹ hay Italy hay một quốc gia châu Âu nào đó mà không phải là Hàn Quốc, Đài Loan,…Đó là v́ Mỹ hay các nước phương tây khác đă đánh mất cơ hội kiểm soát dịch ngay từ những ngày đầu. Phản ứng chậm chạp, tŕ hoăn kiểm soát – chính họ đă tự tay bóp nát cơ hội chiến thắng dịch bệnh của ḿnh.

Nh́n lại Italy, có hai chiến lược chống dịch đă được đề ra và áp dụng tại hai vùng: Lombardy và Veneto – Mỹ có thể tham khảo. Hai vùng này đă thực hiện hai chiến lược chống dịch khác nhau và kết quả thu về cũng không giống nhau.


Lombardy có 10 triệu dân và hơn 35 ngh́n người trong số đó đă bị nhiễm covid-19 với hơn 5,000 người chết; Veneto là nơi sinh sống của hơn 5 triệu dân Italy nhưng số ca nhiễm tại đây chỉ nhỉnh hơn con số 7,000 một chút với số ca tử vong là dưới 300. Vậy điều ǵ đă tạo nên sự khác biệt giữa t́nh h́nh dịch ở hai khu vực này?

Và đây là những ǵ mà Veneto đă thực hiện:
Xét nghiệm toàn dân: Tất cả mọi người dân tại Veneto đều được đưa vào diện xét nghiệm để đề pḥng trường hợp bệnh nhân không hoặc chưa xuất hiện triệu chứng.
Chủ động truy t́m dấu vết bệnh nhân: Nếu ai đó được xác định là dương tính, tất cả những người từng tiếp xúc với bệnh nhân sẽ được cách ly và xét nghiệm nhanh nhất có thể.
Chú trọng vào chăm sóc sức khỏe tại gia: Mặc dù y tế luôn túc trực 24/24 nhưng sẽ luôn có những trường hợp bị bỏ sót nên ư thức tự giác và kiểm soát sức khỏe tại nhà luôn được khuyến khích. Nếu có triệu chứng hoặc cảm thấy bản thân có khả năng bị nhiễm, các nhân viên y tế sẽ nhanh chóng tiếp cận và hướng dẫn bệnh nhân và các diện tiếp xúc.
Lombardy, mặt khác, lại rất thiếu quyết đoán trong việc thực hiện các biện pháp cứng rắn này khiến cho dịch bệnh lan rộng khắp cả vùng và cả nước.

Bài học thứ 4 – bài học cuối cùng: Cần chuẩn bị sẵn mọi thứ cho một cuộc chiến lâu dài
Chắc chắn đây là một cuộc chiến dài với tất cả các quốc gia trên thế giới, không riêng ǵ Mỹ và Italy. Vậy nên mọi thứ cần phải được chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận. Trước hết là về dược phẩm, các nguồn dược phẩm cần phải được đảm bảo luôn sẵn sàng v́ virus không chờ chúng ta, bệnh nhân cũng vậy. Bên cạnh đó, các thiết bị, vật tư y tế cũng nên được đảm bảo cho t́nh huống đột ngột, cơ sở vật chất, đặc biệt là giường bệnh nên được ưu tiên lên hàng đầu.

Đọc những bài báo đăng thông tin Mỹ, Pháp, Italy trưng dụng các không gian công cộng làm nhà xác, làm bệnh viện mới nhận thấy công tác chuẩn bị đối phó với đại dịch tại những nước này c̣n khá thiếu sót. Đây chính là một cuộc chạy đua – chỉ có điều không quốc gia nào muốn thắng. Kinh nghiệm ngay trước mắt, hiện thực chết chóc vẫn đang tiếp diễn hàng ngày, mỗi quốc gia bây giờ đă nên dành quan tâm đúng mức đến covid-19 rồi, không nên để sai lầm của hai quốc gia bên trên lặp lại nữa. Với nhân loại mà nói, không lặp lại vết xe đổ đó đă là một thành công rồi.