nguoiduatinabc
04-24-2020, 21:47
Trung Quốc đang có hàng loạt hành động ngang ngược khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Sau sự cố liên quan đến tàu Trung Quốc và Malaysia. Malaysia kêu gọi bình tĩnh ở Biển Đông.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1570837&stc=1&d=1587764818
"Do sự phức tạp và nhạy cảm của vấn đề, các bên phải hợp tác để duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông, đồng thời nỗ lực xây dựng, duy trì và tăng cường tin tưởng lẫn nhau", Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết trong thông cáo hôm 23/4.
Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein nói Malaysia sẽ bảo vệ lợi ích và quyền lợi tại khu vực Biển Đông, duy trì quan điểm "rõ ràng và nhất quán". "Chúng tôi chưa đưa ra tuyên bố không có nghĩa chúng tôi chưa làm việc với các bên về những vấn đề đã đề cập. Chúng tôi đã liên lạc cởi mở và liên tục với các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Mỹ", Hishammuddin Hussein cho biết.
Reuters ngày 17/4 dẫn ba nguồn tin an ninh cho biết tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành trên Biển Đông. Một nguồn tin an ninh Malaysia cho biết tàu Địa chất Hải Dương 8 có lúc được 10 tàu Trung Quốc hộ tống, gồm các tàu hải cảnh và tàu của lực lượng dân binh.
Ba nguồn tin giấu tên cho biết hai chiến hạm Mỹ USS America cùng USS Bunker Hill hôm 21/4 di chuyển gần nơi tàu Địa chất Hải dương 8 bám theo tàu khoan West Capella. Trung Quốc bác cáo buộc Địa chất Hải dương 8 quấy rối West Capella và cho biết tàu khảo sát triển khai "các hoạt động thông thường".
Địa chất Hải dương 8 trước đó xuất hiện ở cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp để thúc đẩy hiện diện tại Biển Đông.
Hishammuddin Hussein cho biết các vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết theo cách hòa bình và dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, khẳng định đây là yếu tố quan trọng nhất để tránh "những sự cố ngoài ý muốn" ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia cảnh báo chiến hạm và các tàu hiện diện ở Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng, dẫn đến "tính toán sai lầm", làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 14/4 cho biết Việt Nam theo dõi sát tình hình ở Biển Đông. "Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói.
Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc từng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019, sau đó rời đi vào cuối tháng 10/2019. Việt Nam đã nhiều lần phản đối hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc nói trên, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1570837&stc=1&d=1587764818
"Do sự phức tạp và nhạy cảm của vấn đề, các bên phải hợp tác để duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông, đồng thời nỗ lực xây dựng, duy trì và tăng cường tin tưởng lẫn nhau", Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết trong thông cáo hôm 23/4.
Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein nói Malaysia sẽ bảo vệ lợi ích và quyền lợi tại khu vực Biển Đông, duy trì quan điểm "rõ ràng và nhất quán". "Chúng tôi chưa đưa ra tuyên bố không có nghĩa chúng tôi chưa làm việc với các bên về những vấn đề đã đề cập. Chúng tôi đã liên lạc cởi mở và liên tục với các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Mỹ", Hishammuddin Hussein cho biết.
Reuters ngày 17/4 dẫn ba nguồn tin an ninh cho biết tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành trên Biển Đông. Một nguồn tin an ninh Malaysia cho biết tàu Địa chất Hải Dương 8 có lúc được 10 tàu Trung Quốc hộ tống, gồm các tàu hải cảnh và tàu của lực lượng dân binh.
Ba nguồn tin giấu tên cho biết hai chiến hạm Mỹ USS America cùng USS Bunker Hill hôm 21/4 di chuyển gần nơi tàu Địa chất Hải dương 8 bám theo tàu khoan West Capella. Trung Quốc bác cáo buộc Địa chất Hải dương 8 quấy rối West Capella và cho biết tàu khảo sát triển khai "các hoạt động thông thường".
Địa chất Hải dương 8 trước đó xuất hiện ở cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp để thúc đẩy hiện diện tại Biển Đông.
Hishammuddin Hussein cho biết các vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết theo cách hòa bình và dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, khẳng định đây là yếu tố quan trọng nhất để tránh "những sự cố ngoài ý muốn" ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia cảnh báo chiến hạm và các tàu hiện diện ở Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng, dẫn đến "tính toán sai lầm", làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 14/4 cho biết Việt Nam theo dõi sát tình hình ở Biển Đông. "Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói.
Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc từng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019, sau đó rời đi vào cuối tháng 10/2019. Việt Nam đã nhiều lần phản đối hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc nói trên, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.