Log in

View Full Version : Cả Mỹ và Trung Quốc không hứng thú dàn xếp bất đồng?


therealrtz
05-12-2020, 07:25
Tạp chí Der Spiegel (Đức) chỉ ra, những vụ kiện như trên hầu như không có triển vọng thành công, v́ ṭa án nước này không thể tuyên án nước khác. Tuy nhiên theo luật quốc tế th́ có thể buộc một nước phải chịu trách nhiệm đối với các sự kiện xảy ra trong lănh thổ nước đó và tác động đến các nước khác.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1580834&stc=1&d=1589268293

Giáo sư về luật quốc tế Đức Frank Schorkopf nói với Spiegel: "Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nhà nước phải chịu trách nhiệm trước những hành động vi phạm luật pháp quốc tế và về nguyên tắc phải bồi thường thiệt hại."

Hiệp hội Henry Jackson Society của Anh dự đoán đại dịch này gây thiệt hại riêng cho các nước G-7 tối thiểu là 3.6 ngh́n tỷ euro.

Về lư thuyết th́ ṭa án quốc tế ở The Hague, Hà Lan, chịu trách nhiệm xử lư các tranh chấp quốc tế, ví dụ như liệu Trung Quốc có vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng của ḿnh, được áp dụng trong khuôn khổ các quy định về y tế quốc tế - mà cả Trung Quốc và Mỹ công nhận với tư cách là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo các quy định này th́ Trung Quốc phải thông báo cho WHO khi xuất hiện những ca nghi vấn đầu tiên về một loại mầm bệnh mới. Bắc Kinh khẳng định luôn minh bạch và trách nhiệm với thế giới. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đă thông báo với WHO về Covid-19 vào ngày 31/12/2019, cũng như cho phép chuyên gia quốc tế tới Vũ Hán để nắm bắt t́nh h́nh.

Theo ông Gian Luca Burci, giáo sư về luật quốc tế ở Geneva, chỉ đơn giản thông báo kịp thời về bùng phát một vụ dịch là không đủ. Ngay cả khi sự bùng phát dịch bệnh được báo cáo kịp thời - theo Burci - và sau đó mới lưu ư về khả năng truyền virus từ người sang người "cũng là một sự vi phạm thỏa thuận".

Bản Quy định về Y tế cũng đề cập đến thủ tục xử lư tranh chấp. Khi không đi đến thống nhất th́ các bên tranh chấp có thể đề đạt lên Tổng giám đốc WHO. Vị này có thể cho điều tra độc lập vụ việc thông qua Ủy ban kiểm tra của tổ chức này, theo Pedro Villarreal - Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Max Planck về Luật công so sánh và Luật quốc tế tại Heidelberg, Đức.

Điều này đă từng xảy ra trong một vụ bùng phát dịch Ebola. Khi lên đến cấp thứ ba các bên tranh chấp có thể đệ tŕnh lên Ṭa trọng tài.

Quy tŕnh như trên có thể diễn ra khi Trung Quốc và Mỹ tán thành giải quyết tranh chấp như vậy. Tuy nhiên, theo Der Spiegel, cả hai nước đều được lợi nhiều hơn từ chính những bất đồng hiện nay.

Trong khi Trung Quốc tạo tiếng vang v́ kiểm soát tốt dịch Covid-19 và trở thành nhà bảo trợ hàng đầu cho công cuộc đẩy lùi dịch bệnh tại nhiều nước trên thế giới, chiến lược ngoại giao y tế của Bắc Kinh đang thu được những thành quả tốt.

C̣n đối với Mỹ, đối đầu với Trung Quốc được cho là giải pháp giúp chính quyền tổng thống Trump "đánh lạc hướng" các vấn đề do Covid-19 gây ra trong nước, như con số thất nghiệp khủng khiếp khoảng 33 triệu người, tác động kinh tế nghiêm trọng, và ảnh hưởng tiêu cực đến chiến dịch tái tranh cử của Trump.

VietBF @ Sưu tầm