PDA

View Full Version : Phản ứng của Trung Quốc khi bị Mỹ dọa cắt quan hệ


troopy
05-17-2020, 03:27
Giới phân tích Trung Quốc ám chỉ ông Trump chỉ đang dọa nạt thôi chứ chẳng dám hành động và tự tin khẳng định Mỹ phụ thuộc chuỗi cung ứng do Bắc Kinh kiểm soát.

Mỹ muốn "thoát Trung”

Ngày 14/5, trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh Fox Business Network, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ thất vọng trước cách ứng phó COVID-19 của Trung Quốc. Theo ông, đại dịch này đă phủ bóng đen lên thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đạt được hồi tháng 1/2020, vốn được chính ông ca ngợi là một thành tựu lớn.

Ông Trump nói: "Đáng lẽ họ không nên để điều này xảy ra. Tôi đă đạt được một thỏa thuận thương mại tuyệt vời với Trung Quốc, nhưng hiện nay tôi không c̣n cảm thấy như vậy nữa. Mực chỉ vừa mới khô và đại dịch bắt đầu ập tới".

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1583466&stc=1&d=1589685929

Trước đó một ngày, khi được hỏi về đề xuất của một thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa về việc từ chối cấp thị thực Mỹ cho các sinh viên Trung Quốc đang nộp đơn xin học các lĩnh vực liên quan tới an ninh quốc gia, ví dụ như điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo, ông Trump đáp: "Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm. Chúng ta có thể làm mọi thứ. Chúng ta thậm chí có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ này... Nếu chúng ta làm như vậy th́ điều ǵ sẽ xảy ra? Chúng ta có thể tiết kiệm được 500 tỷ USD".

Theo truyền thông Mỹ, khoản 500 tỷ USD được ông Trump nhắc tới là thặng dư thương mại hàng năm của Trung Quốc với Mỹ.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn khác với Fox Business Network, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tiết lộ Tổng thống Trump đang cân nhắc những lựa chọn của ḿnh. Ông nói: "Tổng thống đang lo lắng. Ông ấy đang cân nhắc tất cả những lựa chọn. Rơ ràng, chúng ta rất lo ngại về tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế, việc làm của người dân Mỹ, sức khỏe của cộng đồng và tổng thống sẽ làm mọi điều để bảo vệ nền kinh tế cũng như bảo vệ người lao động Mỹ".

Chuyên gia Scott Kennedy của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington đă gọi những b́nh luận của Tổng thống Trump là "sự can đảm đầy nguy hiểm". Ông nói: "Lảng tránh đối thoại không phải là một chiến lược hiệu quả để giải quyết một cuộc khủng hoảng vốn cần tới sự hợp tác toàn cầu. Và việc cắt đứt mối quan hệ kinh tế sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế Mỹ".

Trong khi đó, chuyên gia phân tích Michael Pillsbury của Mỹ chỉ ra lư do thực sự khiến ông Trump tỏ ra cứng rắn. Theo đó, Tổng thống Mỹ đang lo ngại Trung Quốc không chỉ muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, mà c̣n không thực hiện các mục tiêu đă đề ra liên quan tới việc mua hàng hóa của Mỹ.

Chuyên gia Pillsbury cho biết theo các số liệu chính thức được trích dẫn từ tờ Trung Quốc Nhật báo, sức mua hàng hóa Mỹ của Trung Quốc trong 4 tháng đầu tiên của năm 2020 ít hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông nói: "Đây không phải là những tin tốt lành về việc giảm thâm hụt thương mại hay giúp nền kinh tế Mỹ phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19".

Trung Quốc lên gồng trả đũa...

Phản ứng trước tuyên bố “cắt đứt” quan hệ với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc viết trên Twitter: "Vị tổng thống này từng đề xuất các bệnh nhân mắc COVID-19 tiêm thuốc khử trùng. Hăy nhớ tới điều đó và bạn sẽ không bị bất ngờ khi ông ta nói sẽ cắt đứt toàn bộ quan hệ với Trung Quốc".

Tờ Thời báo Hoàn cầu cũng cho đăng một bài viết dẫn lời các chuyên gia của Trung Quốc chỉ trích phát biểu của ông Trump. Tờ báo này dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Xin Qiang nói: "Một lần nữa ông Trump lại nói những điều vô nghĩa". Ông Xin Qiang cho rằng Tổng thống Mỹ chỉ đang "bịp bợm" và tỏ ra hành động cứng rắn với Trung Quốc để giành được sự ủng hộ.

C̣n ông Jin Canrong, Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường Đại học Nhân dân Trung Hoa, nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng ông Trump đă có những phát biểu rất vô trách nhiệm và cảm tính. Theo chuyên gia này, "nếu Mỹ đơn phương cắt đứt các mối quan hệ, người dân Mỹ sẽ phải trả giá đắt hơn so với chúng ta bởi thị trường nội địa của Trung Quốc rất rộng lớn, và 75-80% các nhà sản xuất của Trung Quốc đang cung ứng cho thị trường Trung Quốc, 2-5% số c̣n lại đang cung cấp cho thị trường Mỹ cũng sẽ dễ dàng bị thị trường nội địa hấp thu".

Thời báo Hoàn cầu cũng dẫn lời chuyên gia Shen Yi của trường Đại học Phục Đán Trung Quốc cho rằng các công ty và ngành công nghiệp của Mỹ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất bởi chuỗi cung ứng đang được sát nhập với Trung Quốc. Chuyên gia này nói thêm: "Bởi v́ tâm lư của ông ấy không ổn định, nên chúng tôi - những người dân Trung Quốc - sẽ chỉ coi những phát biểu lừa bịp đó như một tṛ đùa".

Về phía Mỹ, các chuyên gia nước này cũng có chung nhận định mong muốn của Mỹ nhằm cô lập Trung Quốc, cả về kinh tế và chính trị, là một vấn đề không hề đơn giản. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất nh́ thế giới chính là nhờ vào những nỗ lực “dụ dỗ” lâu dài của phương Tây. Do đó, Mỹ và các đồng minh hiện đang phụ thuộc nặng nề vào các sản phẩm giá rẻ và các chuỗi cung ứng do Trung Quốc kiểm soát.

Chỉ riêng trong lĩnh vực y tế, theo Cơ quan quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), hiện Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn thứ hai các loại dược phẩm sang Mỹ và nhà cung cấp các thiết bị y tế lớn nhất. Lư do chính khiến Mỹ đưa chuỗi cung ứng quan trọng này sang hoạt động ở Trung Quốc là v́ lao động giá rẻ.

Ngày 15/5, Thời báo Hoàn cầu đưa tin Trung Quốc sẵn sàng đưa các công ty của Mỹ vào "danh sách thực thể không đáng tin cậy", như một phần của các biện pháp trả đũa việc Washington chặn các chuyến hàng chất bán dẫn cho tập đoàn công nghệ Huawei. Tờ báo này dẫn lời một nguồn tin cho hay biện pháp này bao gồm việc khởi động các cuộc điều tra và áp đặt hạn chế đối với những công ty Mỹ như Apple, Cisco Systems, Qualcomm, cũng như đ́nh chỉ việc mua máy bay của hăng Boeing.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, Trung Quốc đă vượt qua Mỹ trở thành quốc gia chế tạo hàng đầu thế giới vào năm 2010 và chiếm tới 28% sản lượng toàn cầu trong năm 2018.

Không phủ nhận những cảnh báo trên nhưng rơ ràng làm ăn với Trung Quốc có không ít rủi ro, nhất là trong những t́nh huống nhạy cảm như hiện nay. Hiệ có dấu hiệu cụ thể cho thấy Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy một sáng kiến nhằm đưa chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu rời khỏi Trung Quốc. BẢn thân ông Trump từ lâu đă cam kết sẽ đưa ngành chế tạo từ nước ngoài trở về nội địa.

VietBF@sưu tập