PDA

View Full Version : Siêu Vi, Cơn Đại Dịch Đă Được Biết Trước, Và Xảo Thuật Downplay Của Trump


tctd
05-26-2020, 02:06
Liên Nguyễn (Boston, Massachusetts): Siêu Vi, Cơn Đại Dịch Đă Được Biết Trước, Và Xảo Thuật Downplaying* Của Trump Đă Đẩy Dân Mỹ Vào Nguy Hiểm

https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1587970&stc=1&d=1590458709


Viết xong ngày 9/4/2020

(* Downplaying, downplay, hoặc to play down: có nghĩa là một thủ thuật phát ngôn để mị dân, ru ngủ dân. Có nghĩa là, cố t́nh trấn an ai đó với mục đích làm cho người đó được yên ḷng bằng cách không nói đúng y như sự thật đă đang xảy ra mà nói dối, giảm nhẹ t́nh huống có thật xuống theo kiểu: hoặc là phủ nhận không có chuyện đó; hoặc là giảm t́nh huống có thật từ mức độ nặng, nghiêm trọng xuống c̣n mức độ nhẹ; hoặc là giảm t́nh huống có thật xuống c̣n số không.)

Bài này sơ lược về siêu vi, cơn đại dịch đă được biết trước, và những xảo thuật downplaying của TT Trump đă đẩy người dân Mỹ vào nguy hiểm. Ngoại trừ một số đoạn trong bài viết này là cảm nghĩ (opinion) của cá nhân người viết, c̣n phần lớn là những sự kiện có thật (facts) th́ người viết dùng thông tin trên các trang báo. Người đọc có thể kiểm tra độ chính xác của bài bằng cách vào những trang fact-checking tiếng Anh để t́m hiểu.

Nhưng trước khi vào phần chính, chúng ta hăy đọc sơ qua về siêu vi và COVID-19, loại bệnh dịch do siêu vi mới corona gây ra, đang càn quét, giết người trên khắp thế giới.

COVID-19: Tổ Chức Y Tế Thế Giới, World Health Organization, viết tắt là WHO, đă đặt tên bệnh dịch này là COVID-19 theo cách như sau:

"CO" là viết tắt hai mẫu tự đầu của "corona," là tên của loại siêu vi đă một thời càn quét, gây bệnh dịch SARS về đường hô hấp, từng lấy đi khá nhiều mạng người trên thế giới khoảng năm 2003. "Corona" có nghĩa là vương miện. Loại siêu vi gây bệnh SARS 2003 có h́nh vương miện nên được gọi tên là "corona." Loại siêu vi đang gây bệnh dịch thời điểm hiện tại cũng có h́nh vương miện và là loại mới nên được gọi là "novel (new) corona," siêu vi corona mới.

"VI" là viết tắt hai mẫu tự đầu của "virus," nghĩa là siêu vi, là những sinh vật cực kỳ nhỏ, nhỏ hơn vi trùng rất nhiều lần. Chẳng hạn như siêu vi corona hiện tại, độ lớn của nó... bằng 1/900 bề rộng của cọng tóc. Chúng ta không thể chẻbề rộng của cọng tóc ra làm 2, vậy mà con siêu vi hiện tại có kích cỡ siêu nhỏ, nhỏ bằng độ rộng của cọng tóc chẻ ra làm 900 phần! Với mắt thường chúng ta có thể nh́n thấy bụi, nhưng không thể nh́n thấy siêu vi corona.

"D" là viết tắt mẫu tự đầu tiên của "disease," nghĩa là bệnh.

"19" là viết tắt của năm 2019, thời điểm khi loại siêu vi nguy hiểm này bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, China vào tháng 12.

Coronavirus đang gieo rắc kinh hoàng hiện tại (COVID-19) là cùng họ với corona gây bệnh SARS, một bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp xảy ra khoảng năm 2003. Có lẽ để vô hiệu hóa vaccine ngăn ngừa SARS 2003, siêu vi hiện tại đă tựbiến đổi sang một cấu trúc khác, nguy hiểm hơn. Trước khi WHO đặt tên là COVID-19, giới khoa học đă gọi siêu vi hiện tại là siêu vi mới, "novel (new) coronavirus," hoặc SARS-CoV-2 để phân biệt nó với siêu vi cũ, "coronavirus" hoặc SARS-CoV-1.

WHO đă đặt tên bệnh dịch hiện tại là COVID-19 với ư nghĩa nhân đạo như trên mà không dùng tên của thành phố Wuhan hoặc dân tộc Chinese nơi đầu tiên bệnh dịch bùng phát ra khi đặt tên, mục đích là để tránh sự kỳ thị chủng tộc. Bởi v́, sự kỳ thị chủng tộc rất nguy hiểm; lịch sử đă cho thấy kỳ thị chủng tộc thường gây ra chiến tranh, bạo động, đổ máu.

Siêu vi: Có lẽ chúng ta ít nhiều cũng có chút hiểu biết về siêu vi. Mỗi năm, có hàng trăm loại siêu vi mới "ra đời," giống như khái niệm ra đời của tất cả sinh vật gồm động vật và thực vật trên quả đất này vậy. Một số siêu vi trong hàng trăm siêu vi mới ra đời này rất nguy hiểm, có tiềm năng lây bệnh, dẫn đến chết người, và đại dịch. Đó là lư do chính phủ Bush "con" và Obama đă thành lập một đội ngũ gọi là đội ngũ đối phó bệnh dịch, pandemic response team.

Giống vi trùng ở một điểm, là siêu vi và sự gieo rắc kinh hoàng của nó luôn đi trước y khoa. Nghĩa là, khi siêu vi nguy hiểm ra đời, phát sinh, lây lan khắp nơi, dẫn đến bệnh tật và chết chóc rồi, th́ giới y khoa mới biết và bắt đầu... chạy theo nó. Trong khi siêu vi mới vẫn đang càn quét, th́ nhiệm vụ bức bách nhất của khoa học là t́m hiểu cấu trúc của nó, cách gây bệnh của nó, bắt giữ nó, cấy nuôi nó (culture) để nó sinh sôi nảy nở thêm ra, làm cho họ tộc sinh sôi nảy nởcủa nó bị yếu đi để có thể dùng chúng nó làm thuốc tiêm chủng (vaccines).

Cấu trúc cực nhỏ của siêu vi rất đặc biệt, chỉ là một chấm cực nhỏ protein (chất đạm) thôi. Khác với vi trùng, siêu vi không thể tự sống lâu dài một ḿnh; nhưng một khi nó đă chui vào cơ thể động vật, như siêu vi COVID-19 hiện tại là nó đă chui vào cơ thể con người, th́ nó sẽ chui vào bên trong của từng tế bào con người, gọi là tế bào chủ, "host cell," bám lấy tế bào chủ, sanh sôi nảy nở nhanh và tàn phá cơ thể con người. Nôm na, đơn bào của siêu vi không tự sống lâu một ḿnh được, nhưng nhờ tế bào chủ của con người là thành tŕ cực kỳ tốt để siêu vi trụ vững và tấn công. Nhờ cách gây bệnh độc đáo này, siêu vi, một vi sinh vật mong manh nhỏ bé lúc ban đầu, "có đất dụng vơ" là "đất của tế bào chủ," thoắt một cái biến thành hung thần, có đủ sức mạnh để tàn phá và giết chết con người.

Vaccines. Có lẽ do cách thức chui vào bên trong của tế bào chủ để tàn phá, siêu vi được bảo vệ kỹ bởi tế bào chủ bao bọc chung quanh nó, nên cho đến bây giờ, vẫn không có loại thuốc nào có thể chữa được tuyệt nọc siêu vi. Chúng ta đă nh́n thấy siêu vi gây các bệnh chết người như viêm gan (siêu vi A, siêu vi B, siêu vi C), dịch tả, dịch hạch, HIV/AIDS, v.v... từ hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm nay, cho đến nay vẫn không có thuốc nào có thể chữa trị dứt hẳn bệnh.

Cho đến nay, loại thuốc duy nhất để bảo vệ con người không bị siêu vi làm hại là thuốc tiêm chủng vaccines. Ư nghĩa của việc tiêm chủng hoặc trồng trái (như hồi nhỏ chúng ta đă được trồng trái để ngăn ngừa bệnh siêu vi đậu mùa) là chích/truyền vaccines trong đó chứa những con siêu vi đă bị làm cho yếu đi, vào cơ thể người. Một khi đă có siêu vi yếu trong cơ thể, nếu bị bệnh gây ra từ siêu vi trong vaccines, th́ bệnh sẽ nhẹ, không có ǵ nguy hiểm đến tính mạng, bởi v́ những con siêu vi ấy rất yếu không thể gây hại cho ta. (Bởi vậy, sau khi được trồng trái, chúng ta cũng bị đậu mùa, nhưng chỉ bị đậu mùa (xưng mủ) ngay vịtrí trồng trái thôi, chứ không bị đậu mùa toàn thân và mất mạng.)

Nhưng, như đă biết, vaccines luôn chạy sau siêu vi rất xa. Những vaccine cho các siêu vi mới, chỉ được làm ra sau khi siêu vi mới đă hoành hành trong một phạm vi rộng lớn, qua một thời gian. Khoa học gia có thể cấy nuôi siêu vi mới, đểchúng sinh sôi nẩy nở, làm cho "quân giết người" này bị yếu đi, rồi mới dùng chúng làm ra vaccines để tiêm chủng vào người. Nhưng khoa học không thể đem vaccines ấy để tiêm chủng ngay lên người, rất nguy hiểm; mà họ cần thời gian để thử nghiệm. Chắc là họ sẽ thử nghiệm vaccines trên thú (như chuột, thỏ, chó...) một thời gian; sau đó là thử nghiệm trên người. Thú th́, v́ sinh mạng và sức khỏe của con người, bị lôi ra để thử nghiệm, c̣n người th́ sẽ có những người t́nh nguyện cho thử nghiệm. Sau một thời gian dài thử nghiệm trên số đông, theo dơi kết quả; nếu không có nguy hiểm phát sinh hoặc nguy hiểm rất nhỏ, và nếu có hiệu quả cao về dược tính, vaccines sẽ được phê chuẩn và được dùng đại trà, hợp pháp.

Đặc tính tuyệt vời của vaccines là, người đă được tiêm chủng một loại vaccine, sẽđược miễn nhiễm với loại siêu vi/virus đă dùng để tạo ra vaccine đó, v́ cơ thểngười ấy có khả năng tạo ra kháng thể để tiêu diệt con siêu vi/virus ấy.

Thời gian để có vaccine cho COVID-19 được dùng hợp pháp và phổ biến, theo giới y khoa chuyên nghiệp, phải tốn khoảng 12-18 tháng. Hy vọng, v́ tính khẩn cấp của t́nh huống hiện tại, biết đâu khoa học sẽ rút ngắn lại thời gian thử nghiệm và nhân loại sẽ có COVID-19 vaccine sớm hơn.

Đại dịch, epidemic, pandemic.

Bệnh có thể được chữa khỏi, tiếng Anh chữ "cure" để chỉ sự chữa tận gốc một bệnh; nhưng cũng không thể chữa khỏi hẳn mà là sự điều trị từng giai đoạn đểlàm chậm lại diễn tiến bệnh, khống chế bệnh từng phần không cho bệnh phát triển hơn, gọi là "treatment." Nhưng, bao lâu bệnh ấy vẫn chưa có cách chữa cho hết hẳn, vẫn chưa có cách để khống chế được sự lây lan, chết chóc, th́ nó vẫn được coi là một bệnh dịch.

"Staying Home, Saving Lives. Social Distancing."

"Ở nhà và giữ khoảng cách 6 feet" là hai trong những cách hiệu quả nhất giúp giảm số ca nhiễm, ca chết. Từ khi siêu vi COVID-19 bắt đầu hoành hành đến nay, v́ nó mới quá, khoa học chưa thể hiểu chắc được cách nó đă vào cơ thể người như thế nào. Hiện trên mạng đang có những đoạn phim minh họa bằng h́nh, diễn tả rằng có lẽ cách mau nhất COVID-19 chui vào phổi người là qua mũi, khi hít vào. Nếu không phải do những hạt siêu nhỏ do người nhiễm siêu vi thả ra trong không khí để cho người xung quanh hít vào th́ mỗi ngày đâu có thêm quá nhiều người bệnh như thế.

Nếu chúng ta không nghe hai lời khuyên này mà cứ ra ngoài khi không cần thiết, tại nơi đông người mà không giữ khoảng cách th́ có khi vô t́nh bị lây nhiễm từngười khác hoặc vô t́nh lây lan sang người khác, th́ thảm họa khó lường, đường cong đồ thị sẽ vẫn tiếp tục cong lên theo cấp số nhân. Giả dụ như có một người bệnh hiện diện trong đám đông, 1 sẽ lây cho 2 hoặc 3 hoặc 4. Những người bị lây sau đó sẽ gieo rắc siêu vi trong không khí và lây cho vô số những người khác. Nghĩa là đường cong đồ thị số ca nhiễm, ca chết sẽ tăng nhanh theo cấp số nhân (cấp số lũy thừa); càng nhiều người ra ngoài và số người tụ tập càng đông (số lũy thừa càng cao), th́ càng có thêm nhiều ca bệnh và ca chết. Đây chính là t́nh trạng tồi tệ của thời điểm hiện tại trên thế giới và trong nước Mỹ.

Hai lời khuyên này không phải là hai lời khuyên tự nhiên, t́nh cờ bộc phát vào thời điểm này, mà đă được rút ra từ những bài học xương máu sau vài cơn đại dịch kinh hoàng trong lịch sử, là những cơn đại dịch đă lấy một phần rất lớn dân số thời đó. Đại dịch dạo đó, sau quá nhiều chết chóc, người ta nhận ra rằng ởkhu vực nào có nhiều người ở trong nhà, th́ số người bệnh và người chết ở khu vực đó ít hơn ở khu vực có nhiều người ra ngoài, tụ tập đám đông. Từ đó, người ta rút ra được bài học là khi có đại dịch tới, cách hiệu quả nhất giúp khống chếđại dịch là ở nhà, và giữ khoảng cách.

Quả là những lời khuyên mang tính khoa học, chắc chắn sẽ giúp "bending the curve down," chuyển hướng đường cong của đồ thị xuống. Người Việt thường chia xẻ hai câu lục bát rất hay sau đây trên trang FaceBook, "Chống giặc th́ phải xông pha; Chống dịch th́ phải ở nhà nhớ chưa?"

Bây giờ th́ vào vấn đề chính...

Những hậu quả tàn khốc hiện tại lẽ ra đă có thể giảm nhẹ được ngay từ đầu...

Từ khi bắt đầu bệnh dịch siêu vi corona đến nước Mỹ, người viết cảm thấy rất phẫn nộ, bởi mỗi ngày trôi qua, số ca bệnh, ca tử vong, sự thiếu thốn nghiêm trọng trang thiết bị y tế bảo hộ cá nhân (personal protective equipment, viết tắt là ppe), v.v... vẫn cứ gia tăng một cách tàn khốc theo cách không thể khống chếhoặc sửa đổi được. Tất cả những hậu quả đau thương này xảy ra ở mức độ quá lớn, lớn một cách quá vô lư, vô lư đến nỗi khó mà tin được nhưng nó đă và vẫn đang xảy ra ở Hoa Kỳ, một siêu cường quốc, mà đáng lẽ ra đă có thể giảm nhẹ, khống chế được ngay từ đầu. Nghĩa là, nếu những người trong chính quyền Trump có tâm, biết thương dân, tin khoa học, hiểu biết, học cách đối phó và chuẩn bị trước tất cả mọi thứ th́ khi cơn đại dịch đến, hậu quả vẫn có nhưng sẽđỡ khốc liệt hơn, khoảng thời gian đại dịch càn quét sẽ ngắn hơn.

Một cơn đại dịch đă được báo trước.

Từ đầu tháng Giêng 2020, trong vài cuộc họp đóng kín cửa, TT Donald Trump, những viên chức cao cấp trong chính phủ, trong ủy ban t́nh báo của Quốc Hội, đă được những cơ quan t́nh báo cảnh báo là "một cơn đại dịch (pandemic) không thể tránh được (inevitable) đang đến nước Mỹ," và "nếu tổng thống không làm ǵ hết th́ hậu quả sẽ rất khủng khiếp, khó lường..." Trump đă được báo cáo thêm về những con số ca nhiễm, số tử vong của những trận đại dịch trong quá khứ, đặc biệt là của trận đại dịch kinh hoàng năm 1918 (H1N1 virus). Mặc dù đă nhiều lần được nhắc nhở, thúc hối, Trump vẫn b́nh chân như vại, không hành động ǵ cả.

Sự kiện chứng minh là Trump đă được báo cáo đại dịch sẽ đến.

Nhờ những nguồn tin cảnh báo trước về cơn đại dịch sắp đến nước Mỹ, vài thượng nghị sĩ cả phe Cộng Ḥa và Dân Chủ đă tận dụng tin mật này để bán hàng trăm ngàn, hàng chục ngàn cổ phiếu của họ lúc đó vẫn c̣n ở giá cao. Họ đă bán ngay trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ khi cơn đại dịch bùng phát ởkhắp nơi và nước Mỹ.

Chẳng hạn, Thượng Nghị Sĩ CH Kelly Loeffler đă bán ngay cổ phiếu của bà, những cổ phiếu chắc chắn sẽ mất giá khi cơn đại dịch tới, được khoảng 18,7 triệu Mỹkim và mua ngay cổ phiếu của một công ty sản xuất đồ trang bị cho siêu vi corona. Đồng thời, bà công khai chỉ trích phe DC lúc ấy là "đang thổi phồng quá lố siêu vi này."

Sớm muộn ǵ th́ những vị dân cử này sẽ được điều tra tận t́nh, và nếu có đủchứng cớ th́ hy vọng là sẽ bị kết tội h́nh sự, gọi là tội "insider trading," lợi dụng thông tin mật để buôn bán cổ phiếu, th́ sẽ bị hoặc ở tù, hoặc bị phạt tiền, hoặc cả hai. Chưa kể đến chuyện sẽ bị kêu gọi từ chức.

Hai trong những điều sau đây, liên quan đến thời George Bush và Barack Obama, mà Trump đă không làm, hoặc Trump đă làm, là hai yếu tố quan trọng, đóng góp cho sự xử lư tồi tệ của chính phủ Trump trong việc đối phó với thảm họa kinh hoàng, đau ḷng, của đại dịch đang xảy ra trong nước Mỹ:

1. Điều Trump đă không làm:
Chính phủ Trump đă bỏ qua rất nhiều cơ hội để đối phó đại dịch.

1.1 Bắt đầu từ chính phủ Bush "con," George W. Bush: Cựu TT Bush, từng bị"ám ảnh bởi sự tàn phá của đại dịch," là người lót đường (paved way) cho kếhoạch đối phó đại dịch toàn cầu. Bất cứ tổng thống và chính khách, cố vấn hàng đầu nào của nước Mỹ sau TT Bush đều phải biết sự lót đường cho kế hoạch đối phó đại dịch của TT tiền nhiệm Bush và phải quan tâm, bảo vệ kế hoạch này. Obama th́ có, nhưng thật là bất hạnh cho người Mỹ, Trump đă hoàn toàn không. Không những "không" mà c̣n "tệ hơn không" nữa! Đă vậy, c̣n "tệ hơn không rất nhiều!" Nếu t́m đọc về đại dịch, th́ chúng ta lại biết thêm một điều nữa là, vấn đề "đại dịch" cũng bức thiết, có thật, và vô cùng quan trọng như vấn đề"biến đổi khí hậu" và "sự nóng dần lên của quả địa cầu." Chính phủ Bush và Obama đă xem "đối phó với đại dịch" là một policy không thể tách rời.

Trong một chuyến vacation vào mùa hè 2005 ở trang trại của ông ở Crawford, Texas, Bush đọc một quyển sách mới xuất bản năm 2004 của John M. Barry, "The Great Influenza," tường thuật lại cơn đại dịch cúm 1918 (siêu vi H1N1), cơn đại dịch "đă lấy đi biết bao mạng người nhiều hơn số mạng người trong một sựbùng phát của bất cứ loại bệnh dịch nào trong lịch sử loài người." Cơn đại dịch năm 1918 này đă khiến ít nhất 500-600 triệu người (khoảng gần một nửa dân sốthế giới lúc đó) bị nhiễm bệnh và ít nhất 50-60 triệu người trên thế giới đă mất mạng, trong đó ít nhất 700 ngàn tử vong ở Mỹ. Bush không thể bỏ qua chuyện này.

Trở lại Washington, Bush gọi Frances Townsend, cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của ông, đến Ṭa Bạch Ốc, đưa cho bà quyển sách, bảo rằng, ("You've got to read this. Look, this happens every 100 years. We need a national strategy.") "Bà phải đọc quyển sách này. Sẽ thấy, nó xảy ra như vậy mỗi 100 năm. Chúng ta cần một chiến lược quốc gia.") Frances Townsend nhớ lại tổng thống đă nói với bà như vậy.

Sau nhiều tháng làm việc, một quyển cẩm nang tầm cỡ quốc gia, và một kếhoạch đối phó với đại dịch 7 tỷ Mỹ kim của TT Bush, đă ra đời. Đó là một kếhoạch chứa đựng những biểu đồ cho một hệ thống cảnh báo sớm cho toàn cầu, thiết lập ngân sách để phát triển kỹ thuật chế tạo vaccine, thành lập kho dự trữ những ppe khẩn thiết như mặt nạ dưỡng khí, máy thở, v.v... Townsend nói như vậy.

Trong một diễn văn tại Viện Y Tế Quốc Gia vào ngày 1/11/2005 với cử tọa gồm khoa học gia, bác sĩ, chuyên gia (trong đó có bác sĩ Anthony Fauci), sau khi liệt kê những chi tiết trong kế hoạch đối phó đại dịch, Bush nói:

("A pandemic is a lot like a forest fire. If caught early, it might be extinguished with limited damage. If allowed to smolder, undetected, it can grow to an inferno that can spread quickly beyond our ability to control it... To respond to a pandemic, we need medical personnel and adequate supplies of equipment. In a pandemic, everything from syringes to hospital beds, respirators, masks and protective equipment would be in short supply.")

"Một cơn đại dịch rất giống như một cơn cháy rừng. Nếu được ngăn chặn sớm, ngọn lửa sẽ được dập tắt, để lại sự tàn phá nhỏ. Nếu lơ là, cho phép nó cháy âmỉ, nó sẽ bùng cháy thành một biển lửa, nhanh chóng đốt cháy khắp nơi, vượt khỏi sự khống chế của con người... Để đối phó với một cơn đại dịch, chúng ta cần những nhân viên y tế và rất nhiều trang thiết bị y tế. Trong một cơn đại dịch, tất cả mọi thứ từ ống tiêm đến giường bệnh, máy trợ thở, mặt nạ dưỡng khí, ppe... sẽ trở nên khan hiếm."

Bush cũng đề cập rằng một vaccine cần phải được làm ra trong một thời gian kỷlục. ("If a pandemic strikes, our country must have a surge capacity in place that will allow us to bring a new vaccine on line quickly and manufacture enough to immunize every American against the pandemic strain," he said.) "Nếu cơn đại dịch giáng xuống, đất nước chúng ta cần phải cấp kỳ phát triển ra một loại vaccine và chế tạo số lượng vaccine đủ để tiêm chủng cho từng mỗi một người Mỹ để chống lại sự lây nhiễm trong đợt sóng đại dịch," Bush nói.

Bush cảnh báo, "If we wait for a pandemic to appear," he warned, "it will be too late to prepare. And one day many lives could be needlessly lost because we failed to act today." "Nếu chúng ta cứ chờ cho đến khi một cơn đại dịch xuất hiện, lúc đó đă quá trễ để chuẩn bị. Và một ngày nào đó, rất nhiều người phải mất mạng một cách vô lư và uổng phí bởi v́ chúng ta đă không hành động ngày hôm nay."

Đoạn phim về TT Bush cảnh báo đại dịch: Hăy vào youtube để xem đoạn phim dưới đây:

George W. Bush warned of not preparing for pandemic in 2005 | ABC News

Năm 2005, George W. Bush cảnh báo về việc nếu không chuẩn bị cho đại dịch | Bản tin của ABC News

https://www.youtube.com/watch?v=spcj6KUr4aA

1.2 Đến chính phủ Barack Obama: Bảy ngày trước khi Trump nhậm chức, nhóm cố vấn Obama và nhóm cố vấn Trump đă gặp nhau trong khoảng 3 tiếng buổi chiều thứ Sáu 13/1/2017, để thực hiện phần nào việc chuyển giao chính quyền. Mục đích chủ yếu trong buổi họp chuyển giao này là nhóm Obama đă từng bước một (walked) hướng dẫn nhóm Trump thực hành (exercised) trọn tiến tŕnh cách thức sẽ phải chuẩn bị như thế nào khi có một đại dịch xảy ra trong tương lai.

Mới đây, trong bối cảnh tàn khốc hiện tại, những cựu cố vấn thời Obama đă viết những bài báo lên án sự xử lư COVID-19 quá tồi tệ của chính quyền Trump. Họ nhắc lại buổi chuyển giao chiều 13/1/2017 trong đó họ đă nhấn mạnh với những cố vấn chính quyền Trump về sự nguy hiểm của đại dịch, tầm mức quan trọng của sự chuẩn bị cho đại dịch, và đă hướng dẫn cặn kẽ cách thức chuẩn bị.

Chẳng hạn như trong một bài op-ed mới đây, Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia thời Obama, lên án những lời nói của Trump chẳng hạn như, ("You can never really think" that a pandemic like the coronavirus "is going to happen.") "Các bạn thật sự sẽ không bao giờ nghĩ" ra được rằng một đại dịch như siêu vi corona "sẽ xảy ra như vậy." Rice đă nhắc lại buổi chuyển giao chiều ngày 13/1/2017 là một trong những nỗ lực của chính phủ Obama để giúp cho chính phủ sau chuẩn bị tốt cho một thách thức (đại dịch) như vậy.

Khi chuyển giao quyền lực giữa Obama và Trump vào hôm 20/1/2017, chính phủ Obama đă để lại cho chính phủ Trump một quyển cẩm nang đối phó đại dịch, gọi nôm na là "pandemic playbook." Nhưng chính phủ Trump từ ngày ấy đến nay đă bỏ lơ, không hề có ai mở sách ra để đọc xem sách nói ǵ, và để làm theo.

Trang politico, và nhiều trang khác, cách đây vài hôm vừa tường thuật về chi tiết và số phận của quyển cẩm nang trên, sau khi nó được giao cho chính phủ Trump, đại khái như sau:

"Quyển cẩm nang này, là một quyển sách 69 trang của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, ("National Security Council playbook") dưới thời Obama, liệt kê rất chi tiết, từng bước một, cách pḥng chống đại dịch. Tên chính thức của nó dưới thời Obama là "Playbook for Early Response to High-Consequence Emerging Infectious Disease Threats and Biological Incidents," Cẩm Nang Để Đối Phó Sớm, Trước Khi Bị Hậu Quả Khốc Liệt Xẩy Ra Do Những Sự Đe Dọa Của Bệnh Lây Nhiễm và Những Hành Động Khủng Bố Sinh Học. Và tên không chính thức của nó, được gọi một cách vắn tắt là "the Pandemic Playbook," Cẩm Nang Cho Đại Dịch. Politico viết thêm rằng quyển cẩm nang này được viết vào năm 2016 khi chính phủ liên bang Obama bắt đầu những nỗ lực để chiến đấu với siêu vi gây bệnh Ebola."

Sau ngày nhậm chức, chính phủ Trump đă được thông báo vào năm 2017 trong một cuộc briefing là "có sự hiện hữu của quyển cẩm nang đối phó đại dịch thời Obama," nhưng rơ ràng là không có ai để ư đến sự tồn tại của nó. Bài báo politico trích dẫn lời của một cựu viên chức Mỹ nói rằng, dưới chính phủ Trump, "it just sat as a document that people worked on that was thrown onto a shelf," "quyển sách mà nhiều người tâm huyết đă viết ra chỉ nằm ở đó như một tài liệu và bị ném trên một kệ sách."

Đoạn phim về "The Pandemic Playbook" thời Obama. Hăy vào youtube xem đoạn phim gần 7 phút này, nói về quyển "Cẩm Nang Cho Đại Dịch" thời Obama, tựa đề là:

Former Obama Official: Trump Ignored The 'Pandemic Playbook' We Created | NowThis

Cựu Viên Chức Obama: Trump Phớt Lờ Quyển "Cẩm Nang Đại Dịch" Mà Chúng Tôi Đă Viết Ra | Phim của NowThis

https://www.youtube.com/watch?v=Z42G8Wus4kA

"'Preparedness is a choice. And poor preparedness is a choice.’ — Meet the government official who created the pandemic playbook that Trump chose to ignore."

"'Chuẩn bị là một sự lựa chọn. Và chuẩn bị kém cỏi là một sự lựa chọn.' -- Hăy gặp viên chức chính phủ là người đă viết ra quyển cẩm nang đại dịch mà Trump đă lựa chọn bỏ qua."

"Hear from Jeremy Konyndyk, the former Director of Foreign Disaster Assistance USAID with the Obama administration, about how he helped create a playbook for how to handle future pandemics such as COVID-19. When the coronavirus began to spread from China, Trump chose to ignore the preparedness measures that were outlined in the playbook document."

"Trong đoạn phim là Jeremy Konyndyk, cựu Giám Đốc Trợ Giúp Thảm Họa Hải Ngoại USAID với chính phủ Obama, nói về cách ông đă giúp tạo ra một quyển cẩm nang để xử lư những đại dịch trong tương lai giống như COVID-19 như thế nào. Khi siêu vi corona bắt đầu lan từ China đi khắp nơi, lựa chọn của Trump làphớt lờ những biện pháp chuẩn bị đă được phác thảo sẵn trong quyển cẩm nang."

[Tên trên b́a của quyển cẩm nang đă được đặt một cách rất cụ thể và chi tiết, gợi ư rành rành cho bất cứ ai khi cầm quyển sách ấy lên, lập tức sẽ biết ngay nội dung trọng yếu trong quyển sách là chứa đựng những cách thức để đối phó khi có đại dịch, cho ta nh́n thấy tâm huyết của những ai đă viết sách, đă đặt tên quyển cẩm nang chi tiết như vậy, rồi lại c̣n trao lại sách ấy cho chính phủTrump, mà Trump cho đến thời điểm đó là người vẫn tận dụng mọi cơ hội để nhục mạ Obama. Tất cả họ nhất định là những người rất có thiện tâm và tính người.]

Tiếc là, dù đă được cảnh báo trước về cơn đại dịch, Trump đă không hề làm ǵ, không hề ra lệnh cho thuộc cấp phải làm những ǵ cần thiết phải làm, hay một cách dễ dàng và đơn giản, không hề mở quyển cẩm nang ra để nghiên cứu, tham khảo, làm theo những chi tiết mà quyển cẩm nang ấy đă liệt kê ra.

2. Điều Trump đă làm:
Tháng 5, 2018, Trump đă loại bỏ hoàn toàn đội ngũ đối phó đại dịch do chính phủ Obama thành lập và mở rộng, là một section thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, (National Security Council section). Bất chấp nhiều lần cảnh báo về "một cơn đại dịch sẽ bùng phát ở Mỹ" vào thời điểm trước và sau khi Trump nhậm chức TT. Bỏ qua những sự kiện đối phó đại dịch đă từng xảy ra nhiều lần dưới thời những Tổng Thống tiền nhiệm. Bỏ qua tất cả những lời cảnh báo của tỷ phú Bill Gates là "sẽ có một cơn đại dịch xảy ra" mỗi khi Bill Gates có dịp phát biểu trước công chúng.

[Là những người trí thức làm việc trong lănh vực computer science công nghệcao, giàu nhất nh́ thế giới, có tâm rất lớn, tâm của họ c̣n lớn hơn tài sản của họ, vợ chồng nhà Bill Gates đă cống hiến tận lực cả công, của, trí tuệ ra, giúp dân tộc của những nước nghèo khó nhất trên thế giới. Họ đă chứng kiến tận mắt, trải nghiệm rất nhiều những vấn đề nan giải, nghèo đói, bệnh tật, không có phương tiện y khoa thuốc men... ở những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Một trong những điều ban đầu mà quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation đă làm là biếu một số lượng rất lớn máy vi tính (những models vẫn đang tồn kho khi models mới vừa được tung ra thị trường) cho những nước Phi châu. Sau đó, qua trải nghiệm thực tế, đôi vợ chồng này mới biết được là biếu máy vi tính như vậy là không thiết thực. Những đất nước nghèo đói này cần trước mắt là giáo dục, ư thức vệ sinh, sức khỏe, dụng cụ y khoa, thuốc men, làm thế nào để có đủ thực phẩm và nguồn nước sạch..., chứ không phải là những máy vi tính xa xỉ. Đó là một trong những "bài học" quư giá mà đôi vợ chồng Bill Gates đă học biết được. V́ thế, không lạ ǵ khi Bill Gates rất quan tâm và có hiểu biết, phát ngôn, hành động đúng đắn liên quan đến lănh vực y tế, sức khỏe cộng đồng.]

Như đă nói ở trên, TT Bush là người đă lót đường, thiết lập ra kế hoạch đối phó đại dịch. Đến thời TT Obama, do t́nh h́nh bệnh dịch xảy ra lan tràn hơn, nghiêm trọng hơn, ngoài việc đổi lại tên của đội ngũ thời Bush thành một cái tên nghe cụthể hơn, "more specific," Obama đă tăng cường thêm nhân lực, tài lực, v.v... đểcó một đội ngũ làm việc hiệu quả hơn trong việc đối phó với bệnh dịch.

Đội ngũ đối phó bệnh dịch thời Obama chỉ có khoảng 30 người, nghĩa là không cần nhiều tài lực ngân quỹ, nhưng đă hoạt động rất hiệu quả trong việc làm chậm lại, ngăn chận sự lây nhiễm, bệnh dịch. Công việc cụ thể của đội ngũ này là ǵ? Người viết bài này, một phụ nữ 64 tuổi, may mắn và t́nh cờ xem được một đoạn phim rất ngắn, trong đó một nhân viên trong đội đối phó Obama kể lại công việc của họ đă như thế nào để có thể đối phó khi có một bệnh dịch rất có khảnăng sẽ lây lan đi khắp nơi, đại khái như sau: "Thu thập, tổng hợp, phân tích tất cả số liệu và dữ kiện liên quan đến bệnh dịch ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó, có phương hướng, hành động, cách thức cụ thể để làm chậm lại tiến tŕnh lây lan, ngăn chận bệnh dịch."

Trump cũng không ngần ngại "dứt điểm," loại bỏ luôn văn pḥng và nhân sự đối phó bệnh dịch của Mỹ (thừa kế từ thời Obama) lúc đó đang đóng đô ở Bắc Kinh, thủ đô của China. Những người minh mẫn, hiểu chuyện có thể h́nh dung ra, khi dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán và sau đó lan tràn nhiều nơi khác ở China, rất có khả năng China đă cố gắng bưng bít, che đậy cho đến khi không c̣n bưng bít, che đậy được nữa. Giả sử như Trump đừng loại bỏ đơn vị đối phó bệnh dịch này của Mỹ ở Bắc Kinh, th́ rất có khả năng nước Mỹ sẽ biết được thông tin đại dịch sớm hơn và chính xác hơn.

Mới đây, Susan Rice, trong cùng bài op-ed ở trên, đă "nện" chính quyền Trump là đă hủy bỏ bộ phận đối phó đại dịch trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, là bộ phận có nhiệm vụ dẫn đầu trong việc tổ chức, điều động sự đối phó của Mỹ trong một cơn đại dịch toàn cầu (organizing the U.S. response to a global pandemic). (“Rather than heed the warnings, embrace the planning and preserve the structures and budgets that had been bequeathed to him, the president ignored the risk of a pandemic,” Rice wrote.) "Thay v́ quan tâm đến những lời cảnh báo, ôm lấy việc dựng lên kế hoạch, và giữ ǵn bảo tồn những cấu trúc, ngân sách đă được để lại cho Trump trước đó, tổng thống đă phớt lờ sự nguy hiểm của một cơn đại dịch."

Lisa Monaco, một cố vấn An Ninh Quốc Gia khác của Obama, cũng đă viết lại sựsuy nghĩ của ḿnh trong một bài essay mới đây cho Foreign Affairs (Cơ Quan Ngoại Vụ), (“We included a pandemic scenario because I believed then, and I have warned since, that an emerging infectious disease was likely to pose one of the gravest risks for the new administration.”) "Chúng tôi có tính vào kế hoạch một bối cảnh đại dịch bởi v́ lúc đó tôi đă tin như vậy, và tôi vẫn đă luôn cảnh cáo như vậy từ dạo đó, rằng một bệnh lây nhiễm bùng lên sẽ có khả năng giáng xuống một trong những đ̣n nguy hiểm chết chóc nhất cho chính phủ mới."

Lẽ ra chính quyền Trump phải chuẩn bị...

Lẽ ra, sau khi được tin t́nh báo khoảng đầu tháng Giêng 2020, Trump ngay lập tức phải vấn kế trong nội các, quốc hội, chuyên gia, khoa học gia, bác sĩ, mở quyển cẩm nang có sẵn ra để tham khảo, nghiên cứu. Tổng hợp tất cả các đề nghị từ người và sách, theo đó mà thực hiện ngay lập tức những điều cần phải làm để chuẩn bị cho đại dịch.

Hoặc là, cho dù luôn miệng phủ nhận những thông tin được viết ở trên; giả dụ như cứ cho rằng những thông tin ở trên là tin giả, th́ sau khi nh́n thấy hậu quả khốc liệt ở Vũ Hán, ở Nam Hàn, ở Ư, ở Iran, học biết được sự tàn phá hủy hoại của đại dịch; Trump vẫn c̣n có thời gian và cơ hội để hành động ngay lập tức. Muộn c̣n hơn không. Nhưng Trump đă không làm ǵ.

Những bước chuẩn bị cho đại dịch lẽ ra phải làm.

Sau khi tham khảo và vấn kế, lẽ ra ngay lập tức, Trump phải ra lệnh và cho người điều phối, thực hiện những điều đại khái để chuẩn bị cho đại dịch, chẳng hạn như:

- Chính sách nhập vào Mỹ: Ai vào Mỹ dù là đường hàng không, đường thủy, đường bộ, đều phải bị cách ly 14 ngày.

- Điều phối và đặt hàng trên toàn nước Mỹ những trang thiết bị y tế càng nhiều càng tốt cho cơn đại dịch gây bệnh về hô hấp sắp tới.

- Huấn luyện cho đội ngũ y tế thêm những điều cần thiết phải làm khi có dấu hiệu bệnh dịch xuất hiện.

- Loan báo cho quốc dân và toàn thế giới về cơn đại dịch sắp đến, đồng thời nhờđội ngũ y tế hướng dẫn công chúng những cách thức căn bản để có thể tránh được chuyện bị lây lan một cách t́nh cờ không ư thức.

- Đồng thời chia sẻ và hợp tác hành động song song những bước như trên với chính phủ của tất cả các quốc gia khác.

-- v.v... và v.v...

Trum đă biếu trang thiết bị y tế corona cho China?

Vào lúc đại dịch đang đến nước Mỹ, th́ Trump đă hào phóng biếu cho China gần 18 tấn hàng y khoa ppe cung ứng cho đại dịch. Nếu chúng ta kiểm tra sự kiện này là tin thật hay tin giả trên các trang fact-checking uy tín, th́ tất cả câu trả lời trên các trang là "True, Có thật." Chẳng hạn như chỉ cần gơ vài từ khóa chính trong câu dưới đây, th́ sẽ t́m thấy câu trả lời là "có thật."

"The U.S. facilitated the sending of nearly 17.8 tons of donated medical supplies to China to combat the spread of the novel coronavirus in early 2020."

"Nước Mỹ đă sắp đặt, biếu gần 17,8 tấn hàng gồm trang thiết bị y tế cho China để nước này chiến đấu với sự lây lan của loại siêu vi corona mới vào đầu năm 2020."

Trong khi đó ở Mỹ, khi lây nhiễm bắt đầu lan rộng, giới y tế rất lo lắng, cực kỳ sợ hăi v́ thiếu ppe, rất dễ bị nguy cơ lây nhiễm và mất mạng; rất nhiều bệnh nhân phải chết chỉ v́ không có máy trợ thở hoặc mặt nạ bảo vệ; bế tắc v́ khan hiếm máy trợ thở, nhiều bác sĩ đă phải làm một quyết định đau ḷng là chọn chữa cho ai và không chữa cho ai; Trump đă hào phóng biếu gần 18 tấn hàng ppe bệnh hô hấp cho China, một nước có lịch sử lâu dài là ăn hiếp và bắt nạt những nước dưới cơ và thường tận dụng cơ hội để chơi bẩn với nước Mỹ; mà không lưu trữ lại những tấn hàng ppe này để tồn kho cho dân Mỹ dùng cho đại dịch đang tới.

China không khẩn thiết cần những thứ này, v́:

- Là nước cộng sản lớn mạnh nhất thế giới, chính phủ China rất giỏi, giỏi hơn chính phủ Trump rất nhiều, trong việc huy động, điều phối nhân lực, vật liệu trang thiết bị y khoa cần thiết khi quốc gia của họ có bệnh dịch.

- Từ khi dịch bệnh xảy ra ở Vũ Hán cho đến một, hai tháng về sau, China đă đặt hàng, vơ vét mua cạn hết tất cả kho hàng ppe cho corona từ những nơi sản xuất trong nước Mỹ.

Tập Cận B́nh khi nhận được mười mấy tấn hàng ppe do Trump biếu và do China mua, chắc hẳn đă chửi thầm vào mặt Trump và chính phủ Trump là "Đồ ngu! Một lũ ngu!"

Trump, Tập Cận B́nh và China

Khi Trump chơi tṛ downplaying bệnh dịch corona dối gạt dân Mỹ, thoạt đầu Trump vẫn luôn ca tụng Tập Cận B́nh là, "Tôi mới nói chuyện với Chủ Tịch Tập Cận B́nh, ông ta nói với tôi là 'đă khống chế được bệnh dịch... Ông ấy là một người đàn ông vĩ đại...'" Cho nên Trump mới thường mở miệng khen Tập Cận B́nh là "a great man" v́ "đă khống chế được bệnh dịch," v́ vậy nước Mỹ sẽ yên ổn, sẽ không có ǵ xảy ra, rằng nước Mỹ "We're in a great shape, Chúng ta đang ở trong một bối cảnh vĩ đại," rằng "We've done a fantastic job! Chúng ta hoàn thành một việc lớn không tưởng tượng được!" Bởi vậy mới có chuyện Trump biếu ppe cho China. (Cách Trump diễn tả Trump tin và ca tụng Tập Cẩn B́nh "đă khống chế được corona" giống y hệt như cách Trump diễn tả nhiều lần trước đây về Trump tin và ca tụng Vladimir Putin và Kim Jong Un, hai người hung hiểm nhất thế giới này đều được Trump khen là "great," là "very good," là "fell in love with..., đă yêu...")

Tại sao Trump đă hào phóng biếu China số lượng trang thiết bị y tế lớn như vậy, trong khi nguồn ppe trong nước th́ cạn kiệt? Là một người đọc có đầu óc minh mẫn (a sane reader), theo dơi tin tức mỗi ngày, biết rơ bản tính của Trump, tôi tin rằng Trump biếu China v́:

1. Biếu theo cảm tính nhất thời: Lúc đó Trump đang thích Tập Cận B́nh v́ Trump có cảm giác về Tập Cẩn B́nh là "đă khống chế được corona," giúp Trump có cảm giác an tâm hơn. V́ an tâm hơn nên Trump mới hào phóng biếu China số lượng ppe "siêu to khổng lồ" như vậy. Đọc đến đây, chắc chắn sẽ có người phản đối; nhưng bất cứ ai thần tượng Trump phải nên dơi theo từng bước chân, lời nói, hành động thần tượng của ḿnh, th́ mới biết Trump nhiều lần mở miệng tự tâng bốc ḿnh là, "I'm the best. I know everything (much) more than anybody...", "Tôi là người giỏi nhất. Tôi biết tất cả mọi thứ nhiều hơn bất cứ ai...," và nhiều câu tương tự như vậy. Mới biết Trump điều hành quốc gia bằng trực giác (intuition), bằng linh cảm (hunch), chứ không điều hành theo sự việc có thật (facts).

[Bạn đọc có thể dùng những từ khóa tiếng Anh để kiểm chứng xem những sựviệc ấy có thật (true) hay sai sự thật (false)].

2. Biếu v́ muốn chứng tỏ với China và thế giới là "Tao quyền lực. Tao giàu. Tao hào phóng." Chứ không phải v́ Trump thương người dân ở China.

Đến khi tường thuật về bệnh dịch, chết chóc, sự sợ hăi bao trùm khắp nước Mỹlớn đến mức không thể khống chế được, trong t́nh trạng thiếu thốn, khan hiếm ppe, Trump một mặt vẫn nói dối, một mặt vẫn dùng chiêu downplaying để mịdân, để ru dân ngủ; nhưng đối với China th́ Trump mau chóng đổi tông, trở mặt, quay ngoắt 180 độ. Không c̣n khen Tập Cẩn B́nh và China là "great, vĩ đại" nữa, Trump bắt đầu rêu rao, đổ thừa tại v́ China, người Tàu đă gieo rắc corona lên đất Mỹ. Không chịu gọi tên virus là COVID-19 theo sự đặt tên của WHO, hay dễ gọi hơn là corona, Trump nhiều lần đă gọi công khai nó là "Chinese virus." Ngay cả phóng viên hỏi hoặc nhắc nhở, Trump vẫn khẳng định "Đúng, tôi gọi như vậy. Đơn giản v́ nó xuất phát từ China."

Trump trở mặt với China, không phải v́ thương người bệnh người chết ở Mỹ, mà Trump tức giận Tập Cận B́nh đă không "khống chế được corona" như đă nói với Trump trước đó; v́, mặc dù vẫn luôn phủ nhận, nhưng thực tế corona đă đến và đang tàn phá dân Mỹ; v́ con "Chinese virus" khiến cho số ca nhiễm ca chết ở Mỹ mỗi ngày mỗi tăng vùn vụt theo cấp số nhân. Mà những con số corona ở Mỹ cứ tăng măi th́ ratings của Trump sẽ xuống điểm. Đây là lư do Trump tức giận và gọi là "Chinese virus." Trump, hành xử chính sách công theo cảm tính yêu ghét và sự thù hằn cá nhân của ḿnh.

Khích lệ kỳ thị và bạo động

Không có tư thái của một nhà lănh đạo quốc gia trong từng mỗi một chuyện lớn hay nhỏ, cách Trump gọi tên siêu vi là "Chinese virus" rất thấp kém, rẻ tiền, vô cùng nguy hiểm. (Giống như cách Ngoại Trưởng Mike Pompeo đă từng gọi công khai virus này là "Wuhan virus" sau khi corona hoành hành nước Mỹ ở mức độ không thể khống chế được.) Cách này không những làm tăng thêm mâu thuẫn giữa hai quốc gia, mà c̣n ngầm khích lệ sự kỳ thị sắc tộc và sự bạo động lên người Á châu. Chắc sẽ có những người không đồng ư với nửa phần sau của câu viết này. Nhưng đây không phải là lời nhận định chủ quan của cá nhân tôi, mà là lời nhận định của FBI, Sở Cảnh Sát Liên Bang Mỹ.

Theo một cảnh báo của FBI, từ sau những lời "Chinese virus" của Trump, con sốngười da trắng tấn công, bạo động trên người Á châu ở Mỹ đă gia tăng một cách đáng kể và nguy hiểm. Một vụ điển h́nh nhất, xảy ra ngày 14/3/2020 ở Midland, Texas : Một thanh niên da trắng 19 tuổi đă đâm một gia đ́nh người Mỹ gốc Á gồm ba người, trong đó có hai đứa trẻ 6 tuổi và 2 tuổi, tại một cửa hàng Sam's Club. Rất may mắn là một nhân viên ở đây đă khống chế được thanh niên da trắng này. Khi bị bắt, thanh niên da trắng này thừa nhận rằng hắn đă định giết ba người này v́ tin rằng họ đang gieo rắc siêu vi corona, "were spreading the coronavirus," trong nước Mỹ.

Rải rác khắp nơi trên đất Mỹ, (và ở những nước của người da trắng), đây đó thỉnh thoảng xảy ra chuyện những người da trắng tấn công, bạo động trên những người Á châu đi một ḿnh, trong xe điện ngầm, đi bộ trên phố... (Khiến tôi thật sự không dám một ḿnh đi bộ trên đường vắng hoặc dùng phương tiện công cộng bus, xe điện ngầm nữa, mặc dù ở tiểu bang Massachusetts của tôi, đa số cư dân là phe Dân Chủ (DC), được luật pháp DC bảo vệ, và mức kỳ thị chủng tộc (racist rate) ở tiểu bang DC nhỏ hơn ở tiểu bang Cộng Ḥa rất nhiều).

Người Việt chúng ta không nên gọi tên virus theo kiểu này của Trump và Mike Pompeo, nhất là không nên post hoặc share lại trên những trang mạng xă hội để "đăng quang" tên gọi này. Trên thế giới, ngoại trừ Donald Trump đă dùng "Chinese virus" và Mike Pompeo dùng "Wuhan virus," c̣n th́ tất cả những nhân vật nổi tiếng, những lănh đạo quốc gia, chính trị gia, vua chúa, hoàng gia, celebrities siêu sao trong làng giải trí, điện ảnh, thể thao, nhà văn, học giả, khoa học gia, giới thuyền thông, trí thức, con nhà b́nh dân… ai nấy đều gọi siêu vi là coronavirus, hoặc COVID-19 theo sự đặt tên của WHO.

(C̣n tiếp một kỳ)