Log in

View Full Version : Luật sư sinh viên Úc yêu cầu Tổng lănh sự Trung Quốc bị đuổi khỏi Đại học Úc


therealrtz
06-01-2020, 09:49
Luật sư của nhà hoạt động sinh viên Drew Pavlou đă gửi đơn khiếu nại chính thức tới Đại học Queensland (UQ), yêu cầu Tổng lănh sự Trung Quốc của Brisbane phải miễn nhiệm chức danh giáo sư danh dự, sau khi trường đại học này tuyên bố rằng hành vi của nhà ngoại giao là “không thể chấp nhận được”.

Một tuần trước đó, UQ đă nói với The Guardian rằng Tổng lănh sự Xu Jie có những hành động gây tranh căi liên quan đến cuộc biểu t́nh ủng hộ Dân chủ Hong Kong tại trường. Theo đó, khả năng ngoại giao của ông Xu có thể vi phạm quy tắc ứng xử của trường này.

Do đó, Hiệu trưởng UQ Peter Varghese tuyên bố trường đại học này sẽ không “cung cấp học hàm ‘giáo sư danh dự’ cho bất kỳ quan chức nào phục vụ các chính phủ nước ngoài”.

Tuy nhiên, trường đại học này cũng chỉ ra rằng họ đă dừng việc xử lư kỷ luật khi họ xem các b́nh luận của Tổng lănh sự Xu Jie như là nhiệm vụ ông thực hiện trong vai tṛ là một nhà ngoại giao.

Tuy vậy, luật sư Mark Tarrant nói với The Epoch Times rằng quy tắc ứng xử của UQ có thể được áp dụng cho Tổng lănh sự Xu khi ông đă và vẫn đang phục vụ với tư cách là một trợ lư giáo sư tại trường đại học này.

Lời kêu gọi này được đưa ra khi Pavlou, một sinh viên Úc và là nhà hoạt động nhân quyền bị UQ đ́nh chỉ 2 năm vào ngày 29/5 bởi 11 cáo buộc về hành vi sai trái. Tuy nhiên, UQ giữ bí mật các chi tiết liên quan đến quyết định này.

Nhiều người suy đoán các cáo buộc này có liên quan đến các hoạt động của Pavlou trong khuôn viên trường UQ để hỗ trợ các cuộc biểu t́nh ủng hộ dân chủ Hong Kong 2019.

Sự việc đă thu hút sự chú ư của quốc tế và nhấn mạnh những lo ngại xung quanh sức ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các tổ chức giáo dục tại Úc.

Sau quyết định này, Hiệu trưởng UQ, ông Peter Varghese cho biết trong một tuyên bố rằng, “có những khía cạnh của những phát hiện và mức độ nghiêm trọng của h́nh phạt khiến cá nhân [ông] phải lo ngại”.

“Tôi đă quyết định triệu tập một cuộc họp ngoài phiên của Hội đồng UQ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề này”, ông nói thêm.

Thượng nghị sĩ bang Tasmania, ông Eric Abetz nói với The Epoch Times rằng vấn đề này đă làm rơ “sức mạnh và tầm ảnh hưởng không nên có của chế độ độc tài cộng sản (ám chỉ ĐCSTQ) đối với các trường đại học Úc”.

Ông nói rằng các trường đại học được thiết kế để “thúc đẩy thảo luận học thuật và tự do tư tưởng, điều mà ĐCSTQ thấy hoàn toàn xa lạ”.

Vị thượng nghị sĩ khẳng định: “Trường hợp này chứng minh rằng nước Úc, cũng như các quốc gia khác, không chỉ cần cảnh giác, mà c̣n cần chiến đấu chống lại ảnh hưởng toàn diện của ĐCSTQ trong khuôn viên trường đại học và về tự do dân chủ ở Hong Kong”.

Nhà hoạt động sinh viên Pavlou vẫn đang t́m kiếm một lệnh bảo vệ chống lại Tổng lănh sự Xu Jie thông qua các ṭa án. Anh cáo buộc rằng ông Xu đă đóng một vai tṛ kích động các mối đe dọa và bạo lực chống lại anh ấy vào tháng 7/2019, sau khi nhà ngoại giao Trung Quốc này đưa ra một tuyên bố chính thức trên trang web Tổng lănh sự quán của ông, cáo buộc các nhà tổ chức biểu t́nh bao gồm Pavlou là “các nhà hoạt động ly khai chống Trung Quốc”. Ông Xu c̣n khẳng định đó là một tội ác có thể bị trừng phạt bằng án tử h́nh tại Trung Quốc.

Ông Xu hoan nghênh và ca ngợi hành động của các sinh viên Trung Quốc là “hành động yêu nước”.

Nhà ngoại giao này cũng cho biết Lănh sự quán Trung Quốc phản đối các sự kiện tạo ra “sự đối lập giữa các sinh viên Trung Quốc và Hong Kong và kích động t́nh cảm chống Trung Quốc”.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1591559&stc=1&d=1591004923
Drew Pavlou - sinh viên Đại học Queensland và là nhà hoạt động v́ nhân quyền đă mạnh dạn lên tiếng chỉ trích mối liên kết giữa trường đại học của anh và ĐCSTQ, bao gồm Viện Khổng Tử. (Ảnh: Facebook của Drew Pavlou)

Ông Xu bị chỉ trích liên tục v́ những b́nh luận của ông với Ngoại trưởng Úc Marise Payne. Bà Payne nói với AAP rằng chính phủ liên bang Úc mong muốn tất cả “các đại diện ngoại giao của phải tôn trọng các quyền này”, ám chỉ quyền tự do ngôn luận và phản đối ḥa b́nh và hợp pháp.

“Chính phủ sẽ đặc biệt quan ngại nếu có bất kỳ cơ quan ngoại giao nước ngoài nào hành động theo cách có thể làm suy yếu các quyền đó, bao gồm cách khuyến khích hành vi gây rối hoặc có khả năng bạo lực”.

Hiệu trưởng UQ Varghese nói với The Guardian rằng ông cảm thấy “các tuyên bố của Ngoại trưởng [Úc] khá là phù hợp”.

Ông Varghese nói: “Tôi không nghĩ rằng các đại diện ngoại giao phải can thiệp vào các vấn đề trong nước theo cách mà [họ] đă làm”.

Thượng nghị sĩ Abetz cũng lên án các hành động của vị Tổng lănh sự Trung Quốc, nói rằng chúng “hoàn toàn không phù hợp và không thể chấp nhận được đối với một đại diện nước ngoài tại Úc”.

Sau các cuộc biểu t́nh, Pavlou đă nhận được nhiều lời đe dọa tử vong, cũng như hàng trăm tin nhắn lăng mạ trên mạng xă hội từ những người ủng hộ ĐCSTQ. Những lá thư mang tính xúc phạm và đe dọa cũng được gửi đến địa chỉ nhà riêng và gia đ́nh của anh.

UQ vẫn chưa có phản hồi đối với câu hỏi của The Epoch Times về phản ứng của trường này đối với lời phàn nàn của luật sư Tarrant.

VietBF @ Sưu tầm