PDA

View Full Version : Mỹ yêu cầu công khai thông tin về các nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn


therealrtz
06-04-2020, 04:17
Mỹ vừa lặp lại lời kêu gọi công bố thông tin công khai về những người thiệt mạng trong vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, vào đêm kỷ niệm 31 năm cuộc đàn áp đẫm máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với những người biểu t́nh ủng hộ dân chủ.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1593237&stc=1&d=1591244193

Trong một tuyên bố vào ngày 3/6, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Morgan Ortagus cho biết: “Chúng tôi thương tiếc cho các nạn nhân [tử nạn] vào ngày 4/6/1989 và chúng tôi sát cánh với người dân Trung Quốc, những người tiếp tục khao khát một chính phủ bảo vệ nhân quyền, tín ngưỡng cơ bản và nhân phẩm cơ bản”.

Đêm muộn ngày 3/6/1989, ĐCSTQ đă triển khai quân đội để đàn áp các sinh viên biểu t́nh ôn ḥa yêu cầu các quyền tự do hơn cho người dân Trung Quốc, tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Quân đội của ĐCSTQ sau đó đă lái xe tăng tiến vào khu vực, cán bánh răng của xe tăng qua cơ thể của những người biểu t́nh và bắn đạn thật vào những sinh viên không vũ trang. Ước tính có đến hàng ngàn người đă bị giết chết trong sự kiện đẫm máu này.

Cho đến ngày nay, ĐCSTQ vẫn chưa tiết lộ số lượng cũng như danh tính của những nạn nhân đă chết trong cuộc thảm sát này. Thông tin về vụ việc bị kiểm duyệt rất nghiêm ngặt ở Trung Quốc đại lục.

Bà Ortagus nói: “Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi của chúng tôi về một bản thống kê công khai, đầy đủ về những người thiệt mạng hoặc mất tích [trong sự kiện này]”.

Lễ tưởng niệm vụ thảm sát năm nay diễn ra trong bối cảnh ĐCSTQ đang bị cộng đồng quốc tế lên án gay gắt khi chính quyền độc tài này kiên quyết đơn phương áp đặt luật An ninh Quốc gia (LANQG) tại Hong Kong, điều mà các nhà phê b́nh lo ngại sẽ đè bẹp các quyền tự do của đặc khu vốn là thuộc địa cũ của Anh này.

Các nhà hoạt động v́ nhân quyền ở Hong Kong đă lên kế hoạch cho một cuộc biểu t́nh vào thứ Năm (4/6) để đánh dấu lễ kỷ niệm 31 năm sự kiện “Lục Tứ”, dù trước đó cảnh sát đă ra thông báo hủy bỏ một buổi tưởng niệm thắp nến thường niên dành cho sự kiện này, với lư do lo ngại về sự lây lan của virus Corona Vũ Hán. Hong Kong đă liên tục tổ chức buổi lễ cầu nguyện hàng năm kể từ năm 1990, với số người tham dự lên đến hơn 100.000 người trong những năm gần đây.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đă có lời chỉ trích đối với việc hủy bỏ này trên Twitter, ông nói rằng: “Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về ư định của Bắc Kinh, th́ đó là [ĐCSTQ] từ chối [để] người dân Hong Kong lên tiếng và lựa chọn, khiến họ giống như người dân ở đại lục”.

Ngày 29/5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố chính quyền của ông sẽ bắt đầu thu hồi các đặc quyền đặc biệt của Hong Kong do Mỹ cấp, bởi v́ đặc khu này không c̣n duy tŕ được đầy đủ quyền tự trị tách biệt khỏi đại lục sau động thái gần đây của ĐCSTQ. Khi thành phố này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, ĐCSTQ đă cam kết cung cấp cho Hong Kong một mức độ tự trị cao theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.

Riêng trong ngày 2/6, ông Pompeo đă gặp 4 người sống sót trong vụ thảm sát Thiên An Môn, đó là: Wang Dan, Su Xiaokang, Liane Lee và Henry Li.

Các nhà lập pháp lưỡng đảng cũng nhắc lại lời kêu gọi của chính quyền Washington, kêu gọi công lư cho các nạn nhân của vụ thảm sát nhân dịp lễ kỷ niệm sự kiện này.

Trong một tuyên bố ngày 3/6, Dân biểu James P. McGovern Và Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Chủ tịch và đồng chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi sát cánh cùng các thành viên gia đ́nh c̣n sống của các nạn nhân, bao gồm nhóm Các bà Mẹ Thiên An Môn quả cảm, những người vẫn đang t́m kiếm sự thật và công lư bất chấp những nguy hiểm đối với bản thân họ”.

Các bà Mẹ Thiên An Môn là một nhóm gồm thành viên gia đ́nh của các nạn nhân, những người đă t́m kiếm sự công bằng, trách nhiệm và bồi thường cho những người thân yêu của họ. Các thành viên của nhóm đă luôn bị ĐCSTQ quấy rối và đàn áp.

Các nhà lập pháp nhận định: “31 năm sau sự kiện đẫm máu ấy, những nỗ lực của người dân Trung Quốc trong việc thực thi các quyền tự do cơ bản của họ vẫn tiếp tục gặp phải sự đàn áp tàn bạo một cách quá thường xuyên”.

Họ mượn lời từ Các bà Mẹ Thiên An Môn để đưa ra lời kết: “Những sự thật phũ phàng của vụ thảm sát được khắc sâu vào lịch sử. Không ai có thể xóa bỏ nó; không có sức mạnh nào, dẫu hùng mạnh đến đâu, có thể thay đổi nó; và không có từ ngữ hay ngôn ngữ nào, dẫu uyên thâm tới đâu, có thể chối bỏ nó”.

VietBF @ Sưu tầm