Log in

View Full Version : Ấn Độ rơi vào thế khó giữa ṿng vây của Trung Quốc và Pakistan


TinNhanh247
06-05-2020, 11:14
Tranh chấp giữa biên giới giữa các nước láng giềng với nhau từ lâu đă là nguy cơ xảy ra chiến tranh của nhiều nơi. Ấn Độ cũng không nằm ngoài ngoại lệ khi đang ăn miếng trả miếng trên biên giới với Trung Quốc. Không chỉ riêng Trung Quốc, Ấn Độ 1 lúc phải đối mặt thêm 1 đối thủ nặng kư khác là Pakistan.

Sau các cuộc đụng độ không vũ trang dọc theo biên giới khoảng 2.100 dặm với Trung Quốc vào tháng trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm thứ Ba đă đối thoại với Tổng thống Donald Trump về "t́nh h́nh ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc", theo một văn bản được công bố. Nhà lănh đạo Hoa Kỳ đă đề nghị đứng ra ḥa giải, nhưng cả New Delhi và Bắc Kinh đều từ chối lời đề nghị và cho rằng t́nh h́nh đă được kiểm soát.

Tín hiệu từ căng thẳng Trung - Ấn

"Hiện tại, t́nh h́nh chung ở khu vực biên giới Trung Quốc - Ấn Độ là ổn định và có thể kiểm soát được", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian nói với các phóng viên ở Bắc Kinh hôm thứ Tư.

"Về các vấn đề liên quan đến biên giới, đă có các cơ chế và kênh liên lạc phù hợp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, và hai bên có khả năng giải quyết đúng đắn các vấn đề liên quan thông qua đối thoại và tham vấn", ông nói thêm. "Không cần bất kỳ bên thứ ba nào can thiệp."

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1594033&stc=1&d=1591355298
Lực lượng an ninh Ấn Độ đă tăng cường hoạt động tại khu vực biên giới trong thời gian gần đây. Ảnh: AFP/Getty.

Nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy t́nh h́nh đă được giải quyết. Sau khi tờ Thời Hoàn Cầu đưa tin tuần trước rằng các lực lượng biên giới đă được trang bị xe tăng, máy bay không người lái và máy bay trực thăng mới th́ truyền h́nh nhà nước đưa tin rằng quân đội Trung Quốc gần đây đă tổ chức các cuộc tập trận xâm nhập tại dăy núi Tanggula ở Tây Tạng, vùng viễn tây giáp với Ấn Độ.

Chính dọc theo ranh giới đầy tranh căi này, giữa Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát và Ladakh do Ấn Độ quản lư, hoạt động tuần tra từ cả hai phía đă diễn ra một số lần đụng độ tại các điểm hồ Pangong, Thung lũng Galwan, Demchok và Daulat Beg Oldie. Các cuộc đối đầu này được dấy lên từ những bước đi gần đây của Ấn Độ gần Đường kiểm soát thực tế nhạy cảm giữa hai nước.

Truyền thông Ấn Độ, đơn vị đưa tin trước nhất về cuộc xung đột và việc tăng cường hiện diện của 5.000 lính Trung Quốc tại biên giới, hôm thứ Ba cho biết New Delhi đă di chuyển nhiều nhân lực đến khu vực. Tuy nhiên, ngày hôm sau, t́nh h́nh bạo lực đă được báo cáo là xuất hiện ở những nơi khác trong khu vực Kashmir thuộc dăy Himalaya.

Nguy cơ Ấn Độ - Pakistan

Quân đội Ấn Độ đă báo cáo hôm thứ Tư việc Pakistan đă vi phạm lệnh ngừng bắn của họ bằng hỏa lực nhỏ và súng cối hạng nặng nhằm vào thị trấn Nowshera ở Kashmir do Ấn Độ quản lư. Vài ngày trước đó, các lực lượng vũ trang Pakistan tuyên bố vụ bắn rơi hai máy bay không người lái Ấn Độ.

Bám sát Trung, Ấn đưa khí tài hạng nặng lên biên giới
Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc có một cuộc chiến ngắn ngủi trong thập niên 1960 và thỉnh thoảng có đụng độ dọc biên giới của họ, th́ New Delhi và Islamabad đă nhiều cuộc xung đột chết chóc ở Kashmir, kể từ khi phân vùng năm 1947. Cùng với các cuộc xung đột, quan hệ Ấn Độ và Pakistan cũng rơi vào bế tắc trong nhiều thập kỷ, bao gồm việc Ấn Độ cáo buộc Pakistan chứa chấp những kẻ nổi dậy chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công tự sát vào nhân viên an ninh nước này – điều Islamabad phủ nhận.

T́nh h́nh căng thẳng đă gia tăng sau khi Modi điều chỉnh lại hiến pháp Ấn Độ vào tháng 8 để khẳng định quyền quản lư của nước này đối với Kashmir và Ladakh do Ấn Độ kiểm soát. Cả Pakistan và Trung Quốc đều lên án động thái này là "không thể chấp nhận được". Thủ tướng Pakistan Imran Khan cảnh báo rằng lo ngại về an ninh và nhân quyền có thể khiến hai đối thủ vũ trang hạt nhân vào một cuộc chiến.

Trong khi đó, Bắc Kinh và Islamabad cũng đă củng cố mối quan hệ của họ trong những năm gần đây khi Pakistan đăng kư tham gia chính sách Một vành đai, Một con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh – Sáng kiến hướng tới thiết lập một loạt cơ sở hạ tầng và các dự án kinh tế khác trên toàn thế giới. Ở Nam Á, các nước láng giềng của Ấn Độ Bangladesh, Nepal và Sri Lanka cũng nằm trong số những nước tham gia sáng kiến này ở các mức độ khác nhau.

Hợp tác quân sự của Trung Quốc và Pakistan cũng đang tăng lên, với việc hai nước tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung vào tháng 1. Bắc Kinh và New Delhi cũng đă tổ chức các cuộc diễn tập chống khủng bố chung một tháng trước đó. Trung Quốc cũng có tham gia các cuộc tập trận bao gồm cả lực lượng Ấn Độ và Pakistan nhưng những sự kiện truyền thống này chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan.

Hôm thứ Ba, h́nh ảnh vệ tinh được đăng lên Forbes cho thấy các cấu trúc được bảo vệ nghiêm ngặt mới tại các địa điểm của công ty có liên kết với nhà nước Trung Quốc tại cảng thương mại Gwadar của Pakistan, nơi bị nghi ngờ là nơi đặt cơ sở quân sự tiếp theo của Trung Quốc.

Nhưng sự tăng cường hiện diện này của Bắc Kinh cũng đă dấy lên chỉ trích từ Washington. Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai với tổ chức tham vấn Viện Doanh nghiệp Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo đă trích dẫn sự điều động quân sự của Trung Quốc gần biên giới Ấn Độ là một phần của "hành động leo thang" mà Trung Quốc đă thực hiện. Vào thứ Sáu tuần trước, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper "cũng bày tỏ cam kết chắc chắn của ḿnh đối với sự lănh đạo của Ấn Độ trên khắp Ấn Độ-Thái B́nh Dương" trong cuộc gọi với người đồng cấp Ấn Độ Rajnath Singh.

VietBF Sưu Tầm