PDA

View Full Version : Phát hiện kho báu "vô giá" 2.800 năm dưới g̣ đất


therealrtz
07-17-2020, 03:29
Kho báu “vô giá” nghi thuộc về các thành viên hoàng gia hoặc ưu tú của người Saka. Người Saka từng sống ở khu vực Trung Á suốt 8 thế kỷ trước khi Chúa Jesu ra đời, DK ngày 5-9 cho hay.

Các nhà khảo cổ đă khai quật khoảng 3.000 đồ trang sức bằng vàng và đáng giá trong một g̣ đất ở vùng núi Tarbagatai xa xôi. Trong số những vật phẩm được phát hiện có những bông tai h́nh chuông, vàng lá với đinh tán bên trên, những tấm bản, các dây chuyền đều bằng vàng và một ṿng cổ gắn đá quư.

Những chuỗi hạt vàng gắn trên quần áo được thực hiện một cách tinh vi cho thấy kỹ năng làm đồ trang sức đă phát triển trong giai đoạn này. Các nhà khảo cổ hy vọng t́m thấy hài cốt của cặp đôi nổi tiếng – chủ nhân của kho báu quư giá này. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đào được mộ của cặp đôi này.

Giáo sư Zainolla Samashev, phụ trách các cuộc khai quật, cho biết:“Một số lượng lớn những phát hiện có giá trị trong g̣ chôn cất này khiến chúng tôi tin rằng một người đàn ông và một người phụ nữ đă được chôn ở đây. Họ có thể là những người trị v́ hoặc những người thuộc tầng lớp tinh túy của xă hội Saka”.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1620176&stc=1&d=1594956581
3.000 vật phẩm bằng vàng vừa được phát hiện.

Có khoảng 200 g̣ chôn cất trên cao nguyên Eleke Sazy – nơi những kho báu này được t́m thấy. Tuy nhiên, cũng nhiều kho báu đă bị cướp vào thời cổ đại. Cao nguyên với đồng cỏ phát triển xung quanh được xem là “chốn thiên đường” của các vị vua Saka.

Các đồ trang sức đầu tiên được t́m thấy ở khu vực này hai năm trước, dù trước đó trong thời gian cai trị của Peter Đại đế, một số kho báu đă được di dời đi nơi khác. Dù vậy, các chuyên gia tin rằng, họ sẽ t́m thấy nhiều hài cốt hơn với những kho báu bằng vàng của người Saka.

"Có rất nhiều g̣ chôn cất ở đây và triển vọng t́m thấy các kho báu là rất lớn”,nhà khảo cổ học hàng đầu Kazakhstan, Yerben Oralbai, nói.

Người Saka là một nhánh của người Sythia – nền văn minh du mục phức tạp ở khu vực Trung Á trải dài tới Siberia.

VietBF @ Sưu tầm