florida80
07-31-2020, 20:57
Lời Nói Đầu: Năm 2004, nhân kỷ niêm 50 Năm Di Cư, tôi có viết bài “Nhớ Cù Lao Giêng” để ghi lại những kỷ niệm đầu tiên của tôi khi mới đăt chân vào Nam. Thấm thoát thoi đưa, nay đă sắp 66 năm kể từ ngày di cư, tôi xin viết lại những kỷ niệm ấy và bổ túc thêm một số chi tiết khác để tỏ ḷng tri ân Miền Nam Tự Do nói chung và Cù Lao Giêng nói riêng. VLH
Tôi rời Miền Bắc lúc mới bảy tuổi, theo gia đ́nh di cư vào Nam lánh nạn cộng sản và Miền Nam đă mở rộng cửa đón tiếp chúng tôi. Chính Miền Nam đă cho tôi một cuộc sống thanh b́nh, tự do, no ấm và cơ hội học hành, xây dựng tương lai. Đối với một người Miền Bắc như tôi th́ Miền Nam là Miền Đất Hứa, đầy sữa thơm và mật ngọt. Tuy nhiên, để có được mảnh đất trù phú đó, bao thế hệ đồng bào Miền Nam từ mấy thế kỷ trước đă đă đổ mồ hôi, máu và nước mắt, có khi phải hy sinh cả mạng sống, để đánh đuổi ngoại xâm, mở mang bờ cơi, phá rừng, lập rẫy, đánh cọp, chém rắn, vật lộn với thiên nhiên, đào kinh, đắp đường, trong hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề… Rồi chúng tôi đến để hưởng thành quả lao động của các thế hệ đó.
Ngày nay, ngồi nghĩ lại, tôi thấy thấm thía ơn nghĩa của Miền Nam. Quả thực, nếu không có Miền Nam th́ giờ đây, tôi, hoặc đă an phận làm một nông dân chân lấm tay bùn, xă viên một hợp tác xă nông nghiệp nghèo nàn nơi đất Bắc, sống suốt mấy chục năm dưới sự “lănh đạo” của bè lũ cộng sản vừa bạo tàn vừa ngu dốt, hoặc tệ hơn nữa th́ đă bỏ Đạo, chối Chúa, bon chen “phấn đấu” vào đoàn, vào đảng để rồi trở thành một tên cán bộ cộng sản khoác lác, khôn vặt, láu cá, “nói dối như Vẹm”. Xin cám ơn Miền Nam, cám ơn bà con Miền Nam ruột thịt. Trong tâm t́nh đó, tôi xin ghi lại ít ḍng về những kỷ niệm đầu tiên của tôi khi mới đặt chân đến Miền Nam.
https://i.imgur.com/Vr82ud1.jpg
Năm 1954, khi theo làn sóng người tỵ nạn bỏ nơi chôn rau, cắt rốn, nhà cửa, cơ nghiệp, bơ vơ vào Nam t́m tự do, gia đ́nh chúng tôi lưu lạc tới Cù Lao Giêng, một giải đất nằm giữa ḍng sông Tiền. Và một gia đ́nh Miền Nam đă mở rộng cửa cho chúng tôi vào nương náu. Đó là gia đ́nh Bác Năm Đầy, Nguyễn văn Đầy. Bác Năm hơn bố tôi chừng ba, bốn tuổi, nghĩa là lúc đó bác mới chừng bốn hai, bốn ba, nhưng trông bác đă già lắm rồi, có lẽ v́ cuộc sống nghèo nàn, cơ cực. Bác Năm tôi có hai đời vợ. Bác gái trước sinh được một người con trai là anh Hai Liêm rồi qua đời. Bác trai tục huyền và có thêm bốn người con trai nữa là Rớt, Lượm, Cất, Đi. Rớt và Lượm th́ hơn tuổi tôi. Cất có lẽ cùng tuổi với tôi. C̣n Đi th́ kém tôi vài ba tuổi ǵ đó. Gia đ́nh chúng tôi sống tại Cù Lao Giêng chỉ độ một năm rồi dời về Thủ Đức, nhưng những kỷ niệm về Cù Lao Giêng th́ rất sâu đậm trong tôi.
Trước hết, tôi không bao giờ quên t́nh nghĩa hai Bác Năm dành cho gia đ́nh tôi, xử với chúng tôi như người ruột thịt, thật thà, đầy đặn, không khách sáo chút nào. Chỉ ít tháng sau khi chúng tôi về Thủ Đức th́ Bác Năm gái lại khăn gói lên thăm, mang theo món quà quư và đầy t́nh nghĩa là mớ cua đồng và ốc bươu đựng đầy một bao bố. Rồi anh Tư Lượm khi lớn lên, xin được việc làm ngoài Vũng Tàu, vẫn ghé thăm chúng tôi luôn. Anh kể lể: “Tía con dặn hễ lên Saigon là phải ghé thăm Bác Tư, nếu không, về ổng uưnh chớt!”.
Sau gần ba mươi năm bặt tin, tôi bắt liên lạc lại với gia đ́nh Bác Năm khoảng năm 2000, qua một bệnh nhân gốc Cù Lao Giêng. Hai Bác Năm tôi đều đă qua đời. Anh Hai Liêm cũng đă chết v́ bệnh ǵ tôi không rơ. Anh Ba Rớt th́ chết v́ lao phổi. Anh Tư Lượm và Út Đi đă đi Vũng Tàu lập nghiệp. Chỉ c̣n Năm Cất tiếp tục sống ở xóm Đạo Cù Lao Giêng với chín đứa con và một đứa cháu ngoại, rất nghèo nàn, cơ cực, sống bằng nghề bắt nhái, không có ruộng vườn ǵ cả.
Giáo dân Họ Cù Lao Giêng, nhất là lối xóm của Bác Năm, cũng tiếp đón và chấp nhận chúng tôi với đầy t́nh thân ái ngay từ ngày đầu nên chúng tôi, đăc biệt là lũ trẻ ham chơi vô tư lự như anh chị em tôi, hoà nhịp rất nhanh vào cuộc sống mới nơi “đất khách quê người” (lúc đó bố mẹ tôi vẫn không tin đất nước sẽ bị chia cắt lâu dài, vẫn mong ngày trở về “quê cha, đất tổ” càng sớm càng tốt). Người Cù Lao Giêng rất hào hiệp, quảng đại. Vườn cây ăn trái không bao giờ rào. Đă thế, trái c̣n trên cây là của chủ, nhưng hễ rụng xuống đất th́ ai “xí” được người đó lấy mà chủ nhân không phàn nàn chi cả. Những ngày gió to, trẻ con nhà nghèo và lũ nhóc “Bắc Kỳ” chúng tôi đổ xô ra các vườn xoài lượm xoài rụng, có khi mỗi đứa được cả chục trái. Lạ lùng nhất là đôi khi chủ vườn và con cái họ cũng chạy đua với chúng tôi để nhặt xoài rụng, rất đề huề, b́nh đẳng. C̣n việc thợ gặt cắt lúa cố t́nh bỏ sót thật nhiều hoặc ôm lúa giả bộ làm vương văi cho trẻ con Bắc Kỳ đi mót lượm về là chuyện rất thường. Bởi vậy, mùa gặt đó, nhà tôi cũng có một vài giạ lúa để ăn dù chưa cày cấy ǵ. Người Cù Lao Giêng lại rất thật thà, ngay thẳng. Lúc ấy, ngày nào chúng tôi cũng đi tắm sông; đồng hồ và dây chuyền cởi ra móc trên cành me, cành mận, ra về quên đeo vào, bữa sau trở ra t́m vẫn thấy c̣n y nguyên. Đôi khi có người thấy chúng tôi t́m quanh quất, bèn dắt lại chỉ ngay vào món đồ chúng tôi đang t́m. Người Cù Lao Giêng cũng không khách sáo. Vào thời điểm đó, nếu bạn tới nhà một người Bắc, vô t́nh nhằm lúc họ đang ăn cơm, th́ họ thường nói: “Mời ông xơi cơm!” nhưng xin bạn chớ nhận lời vào ăn. Trái lại, bạn chỉ nên cám ơn họ và xin ngồi chờ ngoài pḥng khách mà thôi.
Tôi rời Miền Bắc lúc mới bảy tuổi, theo gia đ́nh di cư vào Nam lánh nạn cộng sản và Miền Nam đă mở rộng cửa đón tiếp chúng tôi. Chính Miền Nam đă cho tôi một cuộc sống thanh b́nh, tự do, no ấm và cơ hội học hành, xây dựng tương lai. Đối với một người Miền Bắc như tôi th́ Miền Nam là Miền Đất Hứa, đầy sữa thơm và mật ngọt. Tuy nhiên, để có được mảnh đất trù phú đó, bao thế hệ đồng bào Miền Nam từ mấy thế kỷ trước đă đă đổ mồ hôi, máu và nước mắt, có khi phải hy sinh cả mạng sống, để đánh đuổi ngoại xâm, mở mang bờ cơi, phá rừng, lập rẫy, đánh cọp, chém rắn, vật lộn với thiên nhiên, đào kinh, đắp đường, trong hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề… Rồi chúng tôi đến để hưởng thành quả lao động của các thế hệ đó.
Ngày nay, ngồi nghĩ lại, tôi thấy thấm thía ơn nghĩa của Miền Nam. Quả thực, nếu không có Miền Nam th́ giờ đây, tôi, hoặc đă an phận làm một nông dân chân lấm tay bùn, xă viên một hợp tác xă nông nghiệp nghèo nàn nơi đất Bắc, sống suốt mấy chục năm dưới sự “lănh đạo” của bè lũ cộng sản vừa bạo tàn vừa ngu dốt, hoặc tệ hơn nữa th́ đă bỏ Đạo, chối Chúa, bon chen “phấn đấu” vào đoàn, vào đảng để rồi trở thành một tên cán bộ cộng sản khoác lác, khôn vặt, láu cá, “nói dối như Vẹm”. Xin cám ơn Miền Nam, cám ơn bà con Miền Nam ruột thịt. Trong tâm t́nh đó, tôi xin ghi lại ít ḍng về những kỷ niệm đầu tiên của tôi khi mới đặt chân đến Miền Nam.
https://i.imgur.com/Vr82ud1.jpg
Năm 1954, khi theo làn sóng người tỵ nạn bỏ nơi chôn rau, cắt rốn, nhà cửa, cơ nghiệp, bơ vơ vào Nam t́m tự do, gia đ́nh chúng tôi lưu lạc tới Cù Lao Giêng, một giải đất nằm giữa ḍng sông Tiền. Và một gia đ́nh Miền Nam đă mở rộng cửa cho chúng tôi vào nương náu. Đó là gia đ́nh Bác Năm Đầy, Nguyễn văn Đầy. Bác Năm hơn bố tôi chừng ba, bốn tuổi, nghĩa là lúc đó bác mới chừng bốn hai, bốn ba, nhưng trông bác đă già lắm rồi, có lẽ v́ cuộc sống nghèo nàn, cơ cực. Bác Năm tôi có hai đời vợ. Bác gái trước sinh được một người con trai là anh Hai Liêm rồi qua đời. Bác trai tục huyền và có thêm bốn người con trai nữa là Rớt, Lượm, Cất, Đi. Rớt và Lượm th́ hơn tuổi tôi. Cất có lẽ cùng tuổi với tôi. C̣n Đi th́ kém tôi vài ba tuổi ǵ đó. Gia đ́nh chúng tôi sống tại Cù Lao Giêng chỉ độ một năm rồi dời về Thủ Đức, nhưng những kỷ niệm về Cù Lao Giêng th́ rất sâu đậm trong tôi.
Trước hết, tôi không bao giờ quên t́nh nghĩa hai Bác Năm dành cho gia đ́nh tôi, xử với chúng tôi như người ruột thịt, thật thà, đầy đặn, không khách sáo chút nào. Chỉ ít tháng sau khi chúng tôi về Thủ Đức th́ Bác Năm gái lại khăn gói lên thăm, mang theo món quà quư và đầy t́nh nghĩa là mớ cua đồng và ốc bươu đựng đầy một bao bố. Rồi anh Tư Lượm khi lớn lên, xin được việc làm ngoài Vũng Tàu, vẫn ghé thăm chúng tôi luôn. Anh kể lể: “Tía con dặn hễ lên Saigon là phải ghé thăm Bác Tư, nếu không, về ổng uưnh chớt!”.
Sau gần ba mươi năm bặt tin, tôi bắt liên lạc lại với gia đ́nh Bác Năm khoảng năm 2000, qua một bệnh nhân gốc Cù Lao Giêng. Hai Bác Năm tôi đều đă qua đời. Anh Hai Liêm cũng đă chết v́ bệnh ǵ tôi không rơ. Anh Ba Rớt th́ chết v́ lao phổi. Anh Tư Lượm và Út Đi đă đi Vũng Tàu lập nghiệp. Chỉ c̣n Năm Cất tiếp tục sống ở xóm Đạo Cù Lao Giêng với chín đứa con và một đứa cháu ngoại, rất nghèo nàn, cơ cực, sống bằng nghề bắt nhái, không có ruộng vườn ǵ cả.
Giáo dân Họ Cù Lao Giêng, nhất là lối xóm của Bác Năm, cũng tiếp đón và chấp nhận chúng tôi với đầy t́nh thân ái ngay từ ngày đầu nên chúng tôi, đăc biệt là lũ trẻ ham chơi vô tư lự như anh chị em tôi, hoà nhịp rất nhanh vào cuộc sống mới nơi “đất khách quê người” (lúc đó bố mẹ tôi vẫn không tin đất nước sẽ bị chia cắt lâu dài, vẫn mong ngày trở về “quê cha, đất tổ” càng sớm càng tốt). Người Cù Lao Giêng rất hào hiệp, quảng đại. Vườn cây ăn trái không bao giờ rào. Đă thế, trái c̣n trên cây là của chủ, nhưng hễ rụng xuống đất th́ ai “xí” được người đó lấy mà chủ nhân không phàn nàn chi cả. Những ngày gió to, trẻ con nhà nghèo và lũ nhóc “Bắc Kỳ” chúng tôi đổ xô ra các vườn xoài lượm xoài rụng, có khi mỗi đứa được cả chục trái. Lạ lùng nhất là đôi khi chủ vườn và con cái họ cũng chạy đua với chúng tôi để nhặt xoài rụng, rất đề huề, b́nh đẳng. C̣n việc thợ gặt cắt lúa cố t́nh bỏ sót thật nhiều hoặc ôm lúa giả bộ làm vương văi cho trẻ con Bắc Kỳ đi mót lượm về là chuyện rất thường. Bởi vậy, mùa gặt đó, nhà tôi cũng có một vài giạ lúa để ăn dù chưa cày cấy ǵ. Người Cù Lao Giêng lại rất thật thà, ngay thẳng. Lúc ấy, ngày nào chúng tôi cũng đi tắm sông; đồng hồ và dây chuyền cởi ra móc trên cành me, cành mận, ra về quên đeo vào, bữa sau trở ra t́m vẫn thấy c̣n y nguyên. Đôi khi có người thấy chúng tôi t́m quanh quất, bèn dắt lại chỉ ngay vào món đồ chúng tôi đang t́m. Người Cù Lao Giêng cũng không khách sáo. Vào thời điểm đó, nếu bạn tới nhà một người Bắc, vô t́nh nhằm lúc họ đang ăn cơm, th́ họ thường nói: “Mời ông xơi cơm!” nhưng xin bạn chớ nhận lời vào ăn. Trái lại, bạn chỉ nên cám ơn họ và xin ngồi chờ ngoài pḥng khách mà thôi.