PDA

View Full Version : 5 điều cần biết khi đổ xăng, tuy đơn giản nhưng nhiều người vẩn mắc phải


trungthuc
08-23-2020, 18:46
Cầm vòi đổ đầy bình xăng tuy không có gì khó, nhưng cần phải biết đổ loại xăng nào cho chiếc xe của mình, hay đổ xăng ngập đầy bình sẽ bị gì, hoặc có nên vừa nói điện thoại vừa đổ xăng hay không?

Bài viết của trang thông tin về xe hơi Autotrader.com trình bày vài điều cần biết khi đổ xăng sau đây.

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/TS-dieu-can-biet-khi-do-xang-2.jpg
Đôi khi đổ xăng không phải là chuyện ai cũng biết rành rẽ. (Hình: Charly Triballeau/AFP via Getty Images)

1- Đừng nên đổ đầy tràn bình xăng

Các hãng sản xuất xe đều nhắc nhở khi bơm xăng tắt, đừng tiếp tục đổ thêm xăng vào bình, nếu không thì lượng xăng thừa có thể tràn vào hệ thống kiểm soát khí thải.

Không phải chỉ có khói phun từ ông bô xe làm ô nhiễm không khí. Hơi xăng bốc ra cũng gây ô nhiễm môi trường.

Hơi xăng từ trong bình bốc lên được giữ lại trong bộ phận lưu trữ, sau đó, hơi xăng sẽ được đưa qua buồng máy để đốt.

Do đó, nếu đổ xăng quá đầy, xăng sẽ tràn vào và làm hư bộ phận này.

Lưu ý: Khi khóa nắp bình xăng, nên vặn chặt cho đến khi nghe tiếng click, vì nếu chưa nghe tiếng click, máy có thể hiện lên hình "Check Engine". Nếu chuyện này xảy ra, nên ngừng xe và khóa lại nắp bình xăng.

2- Cần biết về độ kích nổ Octane của xăng

Khi đến cây xăng, các con số 87, 89, 91, đôi khi 93 hay 94, dễ gây ấn tượng cho người tiêu thụ rằng các chỉ số này có liên quan đến phẩm chất của xăng, vì giá tiền cao thì xăng tốt hơn.

Điều này hoàn toàn sai.

Các con số này chỉ độ Octane nằm trong xăng, chỉ về độ kích nổ của xăng khi nằm trong cylinder.

Đổ loại xăng có chỉ số Octane nào tùy thuộc theo máy xe được sản xuất.

Các xe được thiết kế công xuất cao, chạy nhanh, mạnh dùng các loại xăng có độ kích nổ cao.

Hầu hết, các loại xe bình thường, đều dùng xăng 87.

Do đó, cần xem xe mình đang chạy, có yêu cầu đổ xăng loại nào.

Các xe được thiết kế cho động cơ không cần sức nén cao, tức là cần đổ xăng 87, mà dùng loại xăng có độ Octane cao thường xuyên, thì hiện tượng kích nổ sẽ phá hủy máy rất nhanh.

Vì thế người sử dụng các loại xe này phải dùng loại nhiên liệu chắc chắn không gây ra hiện tượng kích nổ.

Để biết xe của mình chạy loại xăng nào, xem lại cuốn sách bảo trì xe hoặc đọc các ghi chú trên nắp hay cửa sổ bình xăng.

Chạy không đúng loại xăng vừa tốn tiền mà làm hư máy.

Tuy nhiên, với loại xe đòi hỏi phải đổ xăng thượng hạng, chỉ số Octane từ 91 trở lên ("Premium Recommended"), vẫn có thể dùng xăng 87, tuy nhiên máy chạy sẽ không mạnh và vọt như công suất được thiết kế. Trong trường hợp này, khi chạy nghe tiếng máy có những tiếng lách cách khi đạp ga, nên đổ xăng có độ Octane cao hơn.

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/TS-dieu-can-biet-khi-do-xang.jpg
Khách hàng đang đổ xăng tại Los Angeles, California. (Hình: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)

3- Làm sao biết bình xăng nằm phía nào?

Đương nhiên, xe của mình thì không cần phải hỏi, nhưng khi lái xe mướn hoặc một chiếc xe mới mua thì sao? Thường thì nhìn vào hình báo đổ xăng, mũi tên đi kèm với hình ảnh bình xăng sẽ chỉ định hướng đặt nắp bình.

Đôi khi, cũng có những hãng xe không thiết kế báo hiệu mũi tên như thế, tuy nhiên, trên hình bình xăng có thể cho thấy hình vòi xăng nằm phía nào thì nắp bình xăng của xe nằm ở hướng đó.

Để chắc chắn nhất, trước khi lái một chiếc xe mới, hãy tìm hiểu nắp bình xăng ở đâu, để không gặp bối rối khi đến một cây xăng quá đông người mà mình lại không biết nắp bình xăng nằm ở chỗ nào.

4- Làm sao biết khi nào cần ngừng bơm xăng?

Ở mỗi đầu vòi bơm xăng có một bộ phận đo áp lực hơi xăng.

Khi xăng vào được bơm vào bình, lượng xăng sẽ chiếm chỗ của không khí trong bình, do đó khi xăng lên đầy, áp suất của không khí trống sẽ tạo áp lực lên bộ phận đo và làm bơm xăng ngưng hoạt động.

Nên khi đổ xăng đừng quá lo âu phải đếm từng gallon đang được đổ vào bình.

5- Tại sao không nên sử dụng điện thoại khi đổ xăng?

Nhiều cây xăng để bảng báo cấm không sử dụng điện thoại lúc đổ xăng.

Lý do chính về cảnh cáo này là lo ngại việc nói chuyện qua điện thoại sẽ làm cho người đổ xăng không chú ý đến việc mình đang làm, vì khi đổ xăng, là đang làm việc với một chất dễ cháy, dễ gây nổ.

Nhiều người khi mải mê nói qua điện thoại không để ý tới việc mình có thể đang làm tràn bình xăng hoặc thậm chí quên lấy vòi xăng ra khỏi bình xăng xe nhưng lại nổ máy cho xe chạy đi.

Sưu tầm