Cupcake01
08-24-2020, 13:05
Khác với những trận tranh tài trên võ đài, những trận tỉ thí của giang hồ võ lâm Sài Gòn thường kết thúc bằng những mất mát nghiêm trọng, thậm chí là mất mạng...
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1641703&stc=1&d=1598274254
..bởi đằng sau những cuộc tỉ thí ấy, bên cạnh việc phân tranh cao thấp về võ nghệ, còn là sự phân tranh về vị thế giang hồ, gắn liền với việc tranh giành địa bàn, tranh giành ngôi vị "đại ca", thậm chí là hạ sát đối thủ để "nuốt trọn" địa bàn, cũng như "thâu tóm giang sơn về một mối".
Những thập niên 60, 70 của thập kỷ trước, Sài Gòn là một "sàn đấu" lớn cho những giang hồ cộm cán, với võ nghệ đầy mình tranh giành, cướp giật, đạp lên nhau mà giật lấy ngôi vị ông trùm. Những trận tỉ thí, mà phần nhiều là đổ máu, lấy mạng nhan nhản khắp nơi.
Trước đó chừng 20 năm, có một trận đấu võ giang hồ mà không chỉ giới giang hồ, mà cả trong dân gian cũng lưu truyền mãi, bởi sự mã thượng và hành xử đẹp đẽ của nó.
Đấy là trận đấu giữa thủ lĩnh Bình Xuyên - Ba Dương (thiếu tướng Dương Văn Dương) và trùm giang hồ bến xe An Đông - Sáu Cường, vốn nổi danh với "thần cước" khiến không chỉ Sài Gòn, mà lục tỉnh Nam Kỳ đều khiếp hãi. Trận đấu ấy, Ba Dương phân cao thấp để "mượn lương" của Sáu Cường nuôi quân.
Người ta kể lại rằng Sáu Cường vào trận với những cú đòn chân phủ đầu dũng mãnh, còn Ba Dương chỉ luồn lánh né tránh. Song rốt cuộc "thần cước" Sáu Cường mới là người "dừng cuộc chơi" trước, cúi đầu bái phục đối phương. Thay vì đả thương đối phương để tranh cao thấp, Ba Dương dùng hạc quyền mổ ba nhát vào "thằng nhỏ" của Sáu Cường rất nhẹ nhàng, để lấy về lương thực, lẫn sự kính trọng của đối phương và người đời.
Nếu như Sáu Cường là hung thần bến xe An Đông ngày đó, thì những năm 60 của thế kỷ trước, Tín Mã Nàm là cái tên khiến giới giang hồ Sài Gòn phải khiếp sợ, không chỉ bởi danh phận là thủ lĩnh của tất cả các đầu lĩnh gốc Hoa khu vực Chợ Lớn, mà còn bởi võ nghệ siêu quần. Năm 17 tuổi, Tín Mã Nàm (Con Ngựa Điên, tên thật là Trần Hà Tư) đã hạ gục nhà vô địch võ thuật Ma Cao, sau đó hạ gục luôn thầy dạy võ của mình. Và tất nhiên, gục dưới tay Tín Mã Nàm là không ít giang hồ cộm cán.
Nhưng cái tên thách đấu Tín Mã Nàm ngày ấy thực sự khiến cả giới giang hồ Sài Gòn - Chợ Lớn phải ngạc nhiên: Hỏi Phôồng Kin. Cái tên vô danh tiểu tốt đậm chất Hoa này, hóa ra chẳng phải là tay anh chị cộm cán nào, cũng chẳng phải là cao thủ dạt từ Ma Cau, Hồng Kông hay Thượng Hải sang Sài Gòn, mà là một tay giang hồ cỏn con đất Cảng. Cái tên Hỏi Phôồng Kin chính là do đọc lơ lớ theo kiểu tiếng Hoa của... Kim Hải Phòng. Tên Kim, người Hải Phòng.
Trước ông trùm Tín Mã Nàm võ nghệ thượng thừa, cộng với sự tàn bạo, lạnh lùng, Hỏi Phôồng Kin quả là quá "điên" khi thách đấu, ra điều kiện: Ai thua sẽ phải nhường số má giang hồ, lãnh địa của mình cho người thắng.
Trước cái bóng quá lớn của Tín Mã Nàm, giới giang hồ Sài Gòn bán tín bán nghi suy đoán, gã "trẻ con" xuất thân từ Hải Phòng nếu không phải là một thằng điên không biết trời cao đất dày, không thiết sống chết là gì, ắt phải là một tay võ nghệ siêu quần, bản lĩnh cái thế. Giang hồ Sài Gòn nín thở hồi hộp chờ kết quả.
Và Tín Mã Nàm nhận lời thách đấu.
Vào cuộc, đấu tay không, Tín Mã Nàm nhanh chóng khiến Hỏi Phôồng Kin đo đất. Không ít người chứng kiến trận tỉ thí ấy đã thất vọng, bởi hóa ra đối thủ của trùm giang hồ Chợ Lớn cũng chỉ là một thằng điên to mồm mà thôi.
Nhưng đến màn đấu binh khí, thì giới giang hồ Sài Gòn thực sự được chứng kiến một trận đấu "có một không hai", khiến người xem phải nhớ mãi.
Trong khi Tín Mã Nàm chọn trường côn, là thứ binh khí không chỉ quen dùng, mà còn phô trương đường đường nét võ nghệ của mình, đậm chất xi nê, thì Hỏi Phôồng Kin dùng thứ "đồ chơi" có phần lạ mắt, trông như hai chiếc que cời lửa mài nhọn phần đầu.
Trận đấu diễn ra nhanh, và chỉ trong chớp mắt, cặp "phán quan bút" của Hỏi Phôồng Kin đã ba lần tìm đến cổ, ngực và bụng của Tín Mã Nàm, nhưng chỉ đến sát rồi dừng lại, trong khi đó trùm giang hồ Chợ Lớn chưa hề mảy may chạm được đến "cái lông chân" của đối phương. Lạ một chỗ, suốt cuộc đấu, trên mặt Hỏi Phôồng Kin là nụ cười hiền lành thường trực.
Trận tỉ thí kết thúc với tỷ số hòa, nhưng Tín Mã Nàm quá nể Hỏi Phôồng Kin, bởi ngoài võ nghệ sử dụng binh khí kinh người, tay chơi Hải Phòng này còn đơn thương độc mã đến tỉ thí, nên lưu lại khách sạn Hào Huê đãi đằng, hỏi muốn gì để nhường cho. Hỏi Phôồng Kin chỉ cười: "Nghe tiếng ông anh võ công thâm hậu, tìm đến đấu... cho vui, sợ bị từ chối nên thách thức mạnh mồm, chứ có cần quái gì đâu".
Sau này, trong giới giang hồ Sài Gòn - Chợ Lớn, Hỏi Phôồng Kin nổi danh là một tay du đãng ham chơi, chỉ thích chơi, chẳng màng đến chuyện tranh quyền đoạt lợi.
Trận đấu ấy được giới giang hồ Sài Gòn - Chợ Lớn lưu truyền mãi, song số phận của cả Hỏi Phôồng Kin lẫn Tín Mã Nàm thì chẳng được dài lâu đến thế. Sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963, với bản chất tham lam và xảo quyệt của mình, Tín Mã Nàm đã bán đứng Hỏi Phôồng Kin cùng nhiều giang hồ gốc Hoa khác cho cảnh sát, khiến cả giới giang hồ Sài Gòn oán giận và phỉ nhổ.
Sau giải phóng, công an thành phố Hồ Chí Minh tung quân lùng bắt Tín Mã Nàm vì rất nhiều tội ác hắn gây ra dưới chế độ cũ, khiến y phải trốn chui trốn nhủi. Năm 1979, Tín Mã Nàm được giao nhiệm vụ phản động là nổ bom ở Chợ Lớn gây rối an ninh trật tự, hòng khủng bố tinh thần người dân thành phố Hồ Chí Minh. Song chưa kịp thực hiện thì hắn bị bắt và phải trả một cái giá rất đắt, tương xứng với những tội ác mà mình đã gây ra.
VietBF @ Sưu Tầm
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1641703&stc=1&d=1598274254
..bởi đằng sau những cuộc tỉ thí ấy, bên cạnh việc phân tranh cao thấp về võ nghệ, còn là sự phân tranh về vị thế giang hồ, gắn liền với việc tranh giành địa bàn, tranh giành ngôi vị "đại ca", thậm chí là hạ sát đối thủ để "nuốt trọn" địa bàn, cũng như "thâu tóm giang sơn về một mối".
Những thập niên 60, 70 của thập kỷ trước, Sài Gòn là một "sàn đấu" lớn cho những giang hồ cộm cán, với võ nghệ đầy mình tranh giành, cướp giật, đạp lên nhau mà giật lấy ngôi vị ông trùm. Những trận tỉ thí, mà phần nhiều là đổ máu, lấy mạng nhan nhản khắp nơi.
Trước đó chừng 20 năm, có một trận đấu võ giang hồ mà không chỉ giới giang hồ, mà cả trong dân gian cũng lưu truyền mãi, bởi sự mã thượng và hành xử đẹp đẽ của nó.
Đấy là trận đấu giữa thủ lĩnh Bình Xuyên - Ba Dương (thiếu tướng Dương Văn Dương) và trùm giang hồ bến xe An Đông - Sáu Cường, vốn nổi danh với "thần cước" khiến không chỉ Sài Gòn, mà lục tỉnh Nam Kỳ đều khiếp hãi. Trận đấu ấy, Ba Dương phân cao thấp để "mượn lương" của Sáu Cường nuôi quân.
Người ta kể lại rằng Sáu Cường vào trận với những cú đòn chân phủ đầu dũng mãnh, còn Ba Dương chỉ luồn lánh né tránh. Song rốt cuộc "thần cước" Sáu Cường mới là người "dừng cuộc chơi" trước, cúi đầu bái phục đối phương. Thay vì đả thương đối phương để tranh cao thấp, Ba Dương dùng hạc quyền mổ ba nhát vào "thằng nhỏ" của Sáu Cường rất nhẹ nhàng, để lấy về lương thực, lẫn sự kính trọng của đối phương và người đời.
Nếu như Sáu Cường là hung thần bến xe An Đông ngày đó, thì những năm 60 của thế kỷ trước, Tín Mã Nàm là cái tên khiến giới giang hồ Sài Gòn phải khiếp sợ, không chỉ bởi danh phận là thủ lĩnh của tất cả các đầu lĩnh gốc Hoa khu vực Chợ Lớn, mà còn bởi võ nghệ siêu quần. Năm 17 tuổi, Tín Mã Nàm (Con Ngựa Điên, tên thật là Trần Hà Tư) đã hạ gục nhà vô địch võ thuật Ma Cao, sau đó hạ gục luôn thầy dạy võ của mình. Và tất nhiên, gục dưới tay Tín Mã Nàm là không ít giang hồ cộm cán.
Nhưng cái tên thách đấu Tín Mã Nàm ngày ấy thực sự khiến cả giới giang hồ Sài Gòn - Chợ Lớn phải ngạc nhiên: Hỏi Phôồng Kin. Cái tên vô danh tiểu tốt đậm chất Hoa này, hóa ra chẳng phải là tay anh chị cộm cán nào, cũng chẳng phải là cao thủ dạt từ Ma Cau, Hồng Kông hay Thượng Hải sang Sài Gòn, mà là một tay giang hồ cỏn con đất Cảng. Cái tên Hỏi Phôồng Kin chính là do đọc lơ lớ theo kiểu tiếng Hoa của... Kim Hải Phòng. Tên Kim, người Hải Phòng.
Trước ông trùm Tín Mã Nàm võ nghệ thượng thừa, cộng với sự tàn bạo, lạnh lùng, Hỏi Phôồng Kin quả là quá "điên" khi thách đấu, ra điều kiện: Ai thua sẽ phải nhường số má giang hồ, lãnh địa của mình cho người thắng.
Trước cái bóng quá lớn của Tín Mã Nàm, giới giang hồ Sài Gòn bán tín bán nghi suy đoán, gã "trẻ con" xuất thân từ Hải Phòng nếu không phải là một thằng điên không biết trời cao đất dày, không thiết sống chết là gì, ắt phải là một tay võ nghệ siêu quần, bản lĩnh cái thế. Giang hồ Sài Gòn nín thở hồi hộp chờ kết quả.
Và Tín Mã Nàm nhận lời thách đấu.
Vào cuộc, đấu tay không, Tín Mã Nàm nhanh chóng khiến Hỏi Phôồng Kin đo đất. Không ít người chứng kiến trận tỉ thí ấy đã thất vọng, bởi hóa ra đối thủ của trùm giang hồ Chợ Lớn cũng chỉ là một thằng điên to mồm mà thôi.
Nhưng đến màn đấu binh khí, thì giới giang hồ Sài Gòn thực sự được chứng kiến một trận đấu "có một không hai", khiến người xem phải nhớ mãi.
Trong khi Tín Mã Nàm chọn trường côn, là thứ binh khí không chỉ quen dùng, mà còn phô trương đường đường nét võ nghệ của mình, đậm chất xi nê, thì Hỏi Phôồng Kin dùng thứ "đồ chơi" có phần lạ mắt, trông như hai chiếc que cời lửa mài nhọn phần đầu.
Trận đấu diễn ra nhanh, và chỉ trong chớp mắt, cặp "phán quan bút" của Hỏi Phôồng Kin đã ba lần tìm đến cổ, ngực và bụng của Tín Mã Nàm, nhưng chỉ đến sát rồi dừng lại, trong khi đó trùm giang hồ Chợ Lớn chưa hề mảy may chạm được đến "cái lông chân" của đối phương. Lạ một chỗ, suốt cuộc đấu, trên mặt Hỏi Phôồng Kin là nụ cười hiền lành thường trực.
Trận tỉ thí kết thúc với tỷ số hòa, nhưng Tín Mã Nàm quá nể Hỏi Phôồng Kin, bởi ngoài võ nghệ sử dụng binh khí kinh người, tay chơi Hải Phòng này còn đơn thương độc mã đến tỉ thí, nên lưu lại khách sạn Hào Huê đãi đằng, hỏi muốn gì để nhường cho. Hỏi Phôồng Kin chỉ cười: "Nghe tiếng ông anh võ công thâm hậu, tìm đến đấu... cho vui, sợ bị từ chối nên thách thức mạnh mồm, chứ có cần quái gì đâu".
Sau này, trong giới giang hồ Sài Gòn - Chợ Lớn, Hỏi Phôồng Kin nổi danh là một tay du đãng ham chơi, chỉ thích chơi, chẳng màng đến chuyện tranh quyền đoạt lợi.
Trận đấu ấy được giới giang hồ Sài Gòn - Chợ Lớn lưu truyền mãi, song số phận của cả Hỏi Phôồng Kin lẫn Tín Mã Nàm thì chẳng được dài lâu đến thế. Sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963, với bản chất tham lam và xảo quyệt của mình, Tín Mã Nàm đã bán đứng Hỏi Phôồng Kin cùng nhiều giang hồ gốc Hoa khác cho cảnh sát, khiến cả giới giang hồ Sài Gòn oán giận và phỉ nhổ.
Sau giải phóng, công an thành phố Hồ Chí Minh tung quân lùng bắt Tín Mã Nàm vì rất nhiều tội ác hắn gây ra dưới chế độ cũ, khiến y phải trốn chui trốn nhủi. Năm 1979, Tín Mã Nàm được giao nhiệm vụ phản động là nổ bom ở Chợ Lớn gây rối an ninh trật tự, hòng khủng bố tinh thần người dân thành phố Hồ Chí Minh. Song chưa kịp thực hiện thì hắn bị bắt và phải trả một cái giá rất đắt, tương xứng với những tội ác mà mình đã gây ra.
VietBF @ Sưu Tầm