PDA

View Full Version : Nhà khoa học muốn để những xác ướp Ai Cập ngủ yên


trungthuc
08-29-2020, 04:22
Người ta tháo tung xác ướp của nhà vua, lột lấy trang sức rồi vứt mảnh thi thể vào sọt rác.

Richard Johnston ngồi trầm ngâm trong pḥng làm việc ở trường Đại học Swansea, Xứ Wales. Ông cầm trên tay một cái đầu lâu bằng nhựa xoay đi xoay lại như đứa trẻ ṭ ṃ với một khối rubic. Dưới bàn của ông, bên cạnh là một cái xác ướp Ai Cập được đánh số AB77a.

Cái xác chỉ nhỏ bằng một quả dưa gang và vẫn c̣n nguyên vẹn. Nó nguyên vẹn đến nỗi lớp băng vải cũng chưa hề bị xâm phạm và Johnston th́ cũng không hề có ư định sẽ làm điều đó. Tuyệt đối không!

Những nhà khoa học dũng cảm nhất đôi khi cũng phải thừa nhận họ sợ hăi nếu phải "đánh thức" một cái xác ướp gốc Ai Cập.

Bằng cách nào đó, vị giáo sư về Khoa học Vật liệu ở Swansea đă "copy" được cái hộp sọ bên trong lớp băng vải ra ngoài. Nó cho phép ông nhận ra đây là hộp sọ của một con mèo con. Người ta đă bóp cổ nó đến chết để chôn theo chủ nhân, có thể là một vị Hoàng đế Ai Cập thời cổ đại nào đó.

https://genk.mediacdn.vn/thumb_w/660/139269124445442048/2020/8/24/capture-15982588448941684547529.png
Richard Johnston, giáo sư Đại học Swansea, xứ Wales.

Hăy để những xác ướp được yên nghỉ

Đánh thức những xác ướp Ai Cập không phải là một ư tưởng ǵ đó hay ho cho lắm, ngay cả khi đó chỉ là những xác ướp động vật được tuẫn táng theo vua Pharaoh khi họ đă đi sang thế giới bên kia.

Vào thế kỷ 15, những người Hy Lạp và La Mă đến Ai Cập thường muốn đem những xác ướp chó, mèo hoặc c̣ ma về nhà làm đồ trang trí hoặc là đồ sưu tập. Nhưng trùng hợp thay, những chuyến tàu chở theo xác ướp vượt biển Địa Trung Hải này thường bị băo lớn đánh đắm.

Những xác ướp được cho là đă trầm ḿnh xuống biển mang theo lời nguyền giết chết các thủy thủ và kẻ đào trộm mồ dám đánh cắp chúng. Sự mê tín thậm chí mạnh đến nỗi những trận thủy chiến thất bại trong thế kỷ 16 của Đế chế Ottoman cũng từng bị đổ lỗi do xác ướp Ai Cập gây ra.

https://genk.mediacdn.vn/thumb_w/660/139269124445442048/2020/8/24/photo-1-1598259883106421117788.jpg
Xác ướp Ai Cập

Nỗi sợ hăi này ở Châu Âu chỉ bắt đầu giảm dần khi sang thế kỷ 18 và 19, các nhà khảo cổ và bác sĩ người Anh, Pháp muốn chứng minh cho công chúng thấy rằng, xác ướp Ai Cập chỉ đơn thuần là những cái xác vô tri, không hề có linh hồn để có thể làm hại đến bất cứ ai.

Họ đă thực hiện hàng loạt cuộc mổ xẻ xác uớp công khai, biến nó thành các cuộc tŕnh diễn trong nhà hát hoặc tại địa điểm công cộng. Mọi người dân hiếu kỳ đều có thể tham gia miễn phí.

Mỗi dịp như vậy, công chúng sẽ được tận mắt chứng kiến những băng vải mở ra để lộ khuôn mặt đen thính của xác ướp. Những Pharaoh đă chết hàng ngàn năm về trước bây giờ được phơi bày dưới ánh nắng Mặt trời mà chẳng thể thực hiện một lời nguyền nào cả.

Xác ướp của nhà vua sau khi được tháo tung ra, lột lấy trang sức, có mảnh thi thể c̣n bị vứt ngay vào sọt rác.

https://genk.mediacdn.vn/139269124445442048/2020/8/24/photo-1-15982597769092040468900.jpg
Một cuộc tŕnh diễn giải phẫu xác ướp ở Châu Âu trong thế kỷ 18.

Sự báng bổ và thiếu tôn trọng dành cho xác ướp Ai Cập đă kéo dài suốt nhiều thế kỷ, cho đến khi các nhà khoa học hiện đại thấy đó không chỉ là những hài cốt cần được tôn trọng mà c̣n là một kho tri thức quư giá có liên quan đến nền văn hóa và khoa học cần được bảo tồn nguyên vẹn.

Sự ra đời của kỹ thuật X-quang trong thế kỷ 20 đă giúp họ làm được điều đó. Với những tia X tuy vô h́nh nhưng mang năng lượng cao, lúc bây giờ các nhà khoa học mới có thể soi chiếu vào bên trong xác ướp mà không cần phải mở lớp vải cuốn hay thậm chí là quan tài của họ.

https://genk.mediacdn.vn/thumb_w/660/139269124445442048/2020/8/24/capture-15982598103221765533576.png

Một kỹ thuật quét tia bằng X 3D với độ phân giải cực cao

Khi đến bệnh viện và bước vào nằm trong một cái máy chụp CT cắt lớp, bạn sẽ nghe thấy cỗ máy phát ra những tiếng ro ro như có một cái cánh quạt quay chung quanh người ḿnh. Đó chính là những súng phát tia X và mỗi ṿng quay ấy, chúng lại bắn ra các chùm tia vô h́nh với năng lượng cao có thể đi xuyên thấu qua cơ thể bạn.

Phía đối diện của súng bắn, một dạng cảm biến sẽ thu thập các tia X xuyên qua, tái tạo lại đường đi của chúng và tạo ra một bức ảnh cắt lát 2D của cơ thể bạn. Nhiều lớp ảnh 2D này chồng lên nhau, máy tính sẽ tạo ra được một bức ảnh 3D giúp cho các bác sĩ nh́n thấy tổng quát cơ thể bạn ra sao, t́m ra những tổn thương bên trong xương hoặc trong cấu trúc mô mềm.

https://genk.mediacdn.vn/thumb_w/660/139269124445442048/2020/8/24/photo-1-15982599727411556905088.jpg
Một xác ướp được đưa vào máy chụp cắt lớp CT y khoa.

"Nhưng hiện nay chúng ta có một giới hạn trong độ nét phân giải của công nghệ đó", giáo sư Johnston cho biết. Những máy chụp CT y khoa chỉ có thể cho ra những lớp ảnh có kích thước 100 micron, hay một phần triệu của một mét.

Với những xác ướp lớn như con người, nó có thể đủ để nh́n vào cấu trúc xương c̣n lại. Nhưng với khoảng 70 triệu xác ướp động vật được tuẫn táng theo chủ nhân ở Ai Cập, từ chó, mèo, cá sấu cho đến rắn, chim, c̣ ma và bọ hung, 100 micron là không đủ để nh́n vào những mẩu xương tí hon của chúng.

"Nếu không thể nâng cấp chức năng của nó, bạn sẽ không thể có được các phép đo chính xác", giáo sư Johnston nói. "Bạn sẽ không thể xác định con vật chết do đâu, giai đoạn cuối đời của nó đă diễn ra như thế nào, cách chúng được nuôi dưỡng".

https://www.sciencealert.com/images/2020-08/cat-mummy_1024.gif
Hộp sọ một con mèo Felis catus dưới máy cắt lớp microCT.

Giải pháp mà ông đưa ra đó chính là một kỹ thuật tăng độ nét phân giải cho máy chụp CT. Cỗ máy được gọi là microCT mà giáo sư Johnston thiết kế có thể tăng độ phân giải cho ảnh chụp lên gấp 100 lần, giảm kích thước điểm ảnh xuống c̣n 20 micron.

"Không giống như chụp CT của con người, thiết bị này không quay chung quanh một đối tượng đứng yên. Nó có một bộ phát và cảm biến tia X cố định. Kỹ thuật viên nhờ đó có thể di chuyển đối tượng chung quanh thiết bị và sự khác biệt này đă làm tăng độ phân giải khi bạn đưa mẫu lại gần nguồn phát xạ tia X", giáo sư Johnston giải thích.

Chưa dừng lại ở đó, ảnh chụp từ máy microCT c̣n có thể được dựng thành mô h́nh thực tế ảo 3D. Nó cho phép bạn nh́n vào không chỉ là các mảnh xương mà c̣n cả đặc điểm giải phẫu có liên quan đến nội tạng của con vật.

Các nhà khoa học thậm chí có thể dùng nó để in ra các mô h́nh 3D của xác ướp. Nhờ đó, họ có thể cầm trên tay mẫu vật được trích xuất mà không hề làm tổn hại ǵ đến xác ướp thật.

https://genk.mediacdn.vn/thumb_w/660/139269124445442048/2020/8/24/photo-1-15982596298131731919548.jpg
Từ trái sang phải là xác ướp của một con rắn hổ mang Ai Cập, một con mèo và một con chim ưng.

Cái chết của một con mèo, con chim và rắn hổ mang

Cái hộp sọ bằng nhựa mà giáo sư Johnston đang cầm trên tay thuộc về một con mèo giống Felis catus được người Ai Cập thuần hóa 2.000 năm về trước. Khi ông nh́n kỹ vào hàm răng của nó, vẫn c̣n những chiếc răng nhú chưa mọc lên hết chứng tỏ con mèo mới chỉ khoảng 5 tháng tuổi.

Dựa theo đó, các nhà khoa học suy luận có thể nó đă được nuôi nấng trong các trang trại mèo hiến tế ở Ai Cập. Những con mèo nhà không phải mèo rừng, mèo đầm lầy hay mèo sa mạc, chúng được nuôi chỉ để chôn theo xác ướp. Người Ai Cập tin rằng các vị thần sẽ ban ơn cho chủ nhân của chúng, hoặc những con mèo sẽ trở thành thức ăn của họ ở thế giới bên kia.

Khi Johnston để ư tới một vết găy trên cổ của nó, ông cho rằng con mèo đă bị bóp cổ chết. Đó là một vết găy "tươi", có nghĩa là nó xảy ra trước khi con mèo tắt thở. "Có khả năng đó chính là vết bóp cổ, một thủ tục đă được ghi nhận là một phần quy tŕnh sản xuất xác ướp động vật. Người Ai Cập đă nuôi hàng triệu con vật rồi giết chúng để tạo tác ra những xác ướp như thế này", giáo sư Johnston nói.

Xác ướp thứ hai mà ông t́m thấy là một con chim thuộc giống Falco tinnunculus, gần giống như chim ưng ngày nay và là một loài chim ăn thịt được ướp xác phổ biến thời Ai Cập cổ đại.

H́nh ảnh dựng lại cho thấy nó có các tổn thương ở vùng mỏ và bị thiếu mất bàn chân trái. Có thể đó chỉ là một khiếm khuyết xảy ra sau khi ướp xác v́ các phần nhọn trên cơ thể con chim có thể nhô ra khỏi lớp băng vải, rơi ra ngoài và bị phân hủy.

Với mẫu vật này, hiện các nhà khoa học chưa biết con chim ưng này đă chết như thế nào, nhưng họ khẳng định không hề có dấu vết nó bị siết cổ chết như con mèo.

Xác ướp thứ ba mà giáo sư Johnston đưa vào máy quét microCT là một con rắn hổ mang Ai Cập giống Naja haje. Giống với con mèo, con rắn này cũng chết từ khi c̣n nhỏ và người ướp xác có thể đă giết nó rất dứt khoát và hiệu quả.

Các dấu vết vỡ vụn trong hộp sọ và xương sống gợi ư rằng nó đă bị cầm đuôi và quật mạnh xuống đất. Con rắn có dấu hiệu bị bỏ đói trước khi hành quyết. Thận của nó đă tổn thương trước khi nó chết, một bằng chứng cho thấy nó đă bị bỏ đói và khát.

Khi mô h́nh hóa dữ liệu chụp microCT thành mô h́nh 3D thực tế ảo, giáo sư Johnston cũng phát hiện hai răng nanh của con rắn hổ mang đă bị bẻ găy. Có thể, điều này giúp những người ướp xác cho nó không vô t́nh bị tổn thương bởi nọc độc chết người của rắn hổ mang Ai Cập.

Alexander Nagel, một chuyên gia về Ai Cập cổ đại làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia cho biết rắn được coi là một con vật linh thiêng của rất nhiều vị thần Ai Cập cổ đại.

Những tài liệu ghi trên giấy cói từ lâu đă nói đến điều đó. Nhưng nghiên cứu của giáo sư Johnston là lần đầu tiên xác thực các hành vi tôn giáo, thú y, công nghệ ướp xác và văn hóa này được xác nhận qua các bằng chứng khảo cổ.

Tất cả đă được thực hiện bằng việc cải tiến công nghệ chụp cắt lớp CT, đẩy độ phân giải và khả năng phân tích vượt ra ngoài giới hạn hiện có, ông nói.

Với máy quét microCT, các nhà khoa học hiện có thể thu thập các thông tin này một cách không xâm phạm, nó có thể tiết lộ chi tiết những ǵ có bên trong một xác ướp mà không cần mở nó ra.

"Những hiểu biết mới từ đó sẽ góp phần xây dựng lại một bức tranh tổng quát về đời sống của người Ai Cập cổ đại, trong khi các mẫu vật của họ vẫn được yên nghỉ không bị làm hư hại", giáo sư Johnston nói.

Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Scientific Reports.