PinaColada
09-28-2020, 03:29
Dân mạng nên ngừng chửi bới nhà báo Mỹ viết bài về bệnh nhân thứ 17. Việc chửi bới, xúc phạm bất cứ ai, dù ngoài đời hay trên mạng, đều là hành động không văn minh và không thể cổ xúy dưới mọi h́nh thức. Hăy dừng lại!
Sau bài viết “The public-shaming pandemic” có nhắc tới N.H.N., bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 17 của Việt Nam, D.T. Max, cây bút của tạp chí The New Yorker (Mỹ), bị không ít dân mạng tràn vào tài khoản Twitter để lại b́nh luận chửi bới, xúc phạm.
Trang Facebook của nhà báo này, dù không cập nhật bài đăng mới kể từ tháng 3/2018, vẫn bị nhiều người để lại lời lẽ quá khích bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1661524&stc=1&d=1601263642
Dân mạng Việt tấn công trang Facebook của D.T. Max.
Lư do là một bộ phận dân mạng không đồng t́nh với một số thông tin về N.H.N. được đề cập trong bài báo của ông.
Vài ngày qua, tạp chí The New Yorker cũng nhận về hàng chục ngh́n b́nh luận trên Facebook từ người dùng Internet Việt.
Bên cạnh những comment lịch sự, chỉ ra các chi tiết chưa đúng trong bài viết trên, không ít lời chửi bới, kêu gọi mọi người đánh sập trang này.
Nhiều người cho rằng nếu họ im lặng, độc giả quốc tế khi đọc bài đăng trên tạp chí Mỹ có thể nh́n nhận không chuẩn xác về cách chống dịch của chính phủ Việt Nam, cũng như lư do thật sự bệnh nhân 17 bị ném đá là khai báo gian dối để tránh kiểm dịch.
Trao đổi với **** về cách hành xử quá khích của một bộ phận dân mạng Việt trong trường hợp trên, ông Nguyễn Ngọc Long - chuyên gia truyền thông xă hội - nói: “Tương tự câu chuyện về bệnh nhân thứ 17, việc cô đó bị bệnh th́ không có ǵ sai. Thế nhưng, bệnh nhân này dối trá để làm ảnh hưởng đến cả đất nước th́ cần phê phán và lên án. Việc nào ra việc đó. Động cơ của các bạn là 'bảo vệ thể diện quốc gia' th́ đúng đắn, nhưng cách làm th́ sai và đáng trách. Chúng ta cần rạch ṛi và ṣng phẳng”.
Chuyện "như cơm bữa"
Theo số liệu được Microsoft thông báo đầu năm nay, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI).
Thực tế, những năm qua, thói quen làm loạn, chửi bới và b́nh luận quá khích của một bộ phận người dùng Internet được thể hiện qua nhiều sự việc.
Đầu tháng 9 vừa qua, Pho King Bon, một nhà hàng ở thành phố Montreal (Canada), khiến cộng đồng mạng tức giận khi nhiều món ăn được đặt tên theo nghĩa xúc phạm Việt Nam. Nhiều người nhanh chóng kéo vào b́nh luận bằng tiếng Việt, Anh, Pháp dưới các bài đăng, rate 1 sao vào phần đánh giá và kêu gọi tẩy chay nhà hàng này.
Tuy nhiên, bên cạnh những b́nh luận giải thích t́nh h́nh và yêu cầu lời xin lỗi, hành động sửa sai từ Pho King Bon, không ít người lấy cớ “đ̣i lại công bằng” để tấn công trang Facebook của nhà hàng bằng các b́nh luận thô tục, chửi bới. Dễ thấy mục đích của các comment này là “chửi cho sướng”, hùa theo hơn là mang tính xây dựng.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1661525&stc=1&d=1601263642
Nhà hàng Canada bị dân mạng tấn công v́ đặt tên chế giếu món phở Việt.
Chịu chung số phận với fanpage của Pho King Bon, hồi tháng 7, diễn đàn Memes_puaka (Malaysia) cũng phải hứng chịu làn sóng chửi bới, b́nh luận thô tục từ một bộ phận cư dân mạng Việt. Lư do là trang này chế giễu món gỏi cuốn của Việt Nam bằng cách so sánh phần vỏ bánh tráng với da chết ở bàn chân.
Thậm chí, sau khi đánh sập diễn đàn này, nhiều người dùng mạng c̣n hả hê tuyên bố “Đừng đùa với dân mạng Việt Nam” hay “Động vào ai chứ đừng động vào dân mạng Việt”.
Chanathip Songkrasin, ngôi sao của đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan, nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công của một bộ phận dân mạng Việt quá khích.
Tháng 6/2019, sau trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan, cầu thủ này viết trên trang cá nhân một ḍng trạng thái bằng tiếng Thái, tạm dịch: “Tát trúng đầu. Haha”. Ḍng chữ này trùng với lúc Đoàn Văn Hậu bị chân sút Thái Lan Thitipan Puangchan tát vào mặt.
Ngay lập tức, nhiều dân mạng lao vào tấn công trang của Chanathip, lẫn fanpage của CLB Consadole Sapporo - nơi anh khoác áo ở giải J1 League (Nhật Bản).
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1661526&stc=1&d=1601263642
Tháng 11/2019, Changsuek - fanpage chính thức của bóng đá Thái Lan - chặn IP đến từ Việt Nam. Nhiều người tin rằng động thái này xuất phát từ thói quen b́nh luận quá khích tại trang cá nhân các cầu thủ "Voi chiến" của một bộ phận người hâm mộ Việt.
Một số chân sút của “Voi chiến” như Thitipan Puangchan hay Supachai Jaided cũng từng bị dân mạng quá khích tràn vào trang cá nhân chửi bới, chỉ trích xuất phát từ các t́nh huống phạm lỗi với cầu thủ Việt.
Tương tự, trợ lư đội tuyển Thái Lan Sasa Todic cũng từng phải chuyển trang cá nhân sang chế độ riêng tư sau khi hứng loạt b́nh luận quá khích, tấn công cá nhân bằng những ngôn từ hằn học do trước đó, ông có hành động khiếm nhă với HLV Park Hang-seo.
Trong các trường hợp trên, bên cạnh một bộ phận dân mạng quá khích, nhiều cổ động viên Việt cũng b́nh luận khuyên mọi người nên b́nh tĩnh, giữ thái độ tôn trọng thay v́ chửi bới, mạt sát các cầu thủ nước bạn.
Tuy nhiên, điều này dường như đă trở thành thói quen khó bỏ, nhất là khi những hành vi quấy rối trên mạng xă hội rất khó kiểm soát và vẫn chưa có h́nh thức xử lư nào cụ thể, hiệu quả.
Chửi bới bất cứ ai đều là không văn minh
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định việc chửi bới, xúc phạm bất cứ ai, dù ngoài đời hay trên mạng, đều là hành động không văn minh và không thể cổ xúy dưới mọi h́nh thức.
“Bên cạnh đó, đây cũng là hành vi vi phạm luật pháp. Bởi vậy, việc làm này vừa dở mà vừa dại, có khi c̣n tự làm hại bản thân”, ông nhận định.
Trong trường hợp một bộ phận dân mạng Việt tấn công nhà báo D.T. Max, cũng như tạp chí The New Yorker, ông Long cho rằng nhóm người chửi bới, xúc phạm xuất phát từ hai nguyên nhân.
“Thứ nhất là v́ một số người mà sự tức giận của họ đang lên tới đỉnh điểm, theo kiểu cả giận mất khôn (biết là sai nhưng vẫn làm). Thứ hai là v́ một số người thuộc nhóm 'Chí Phèo', có ǵ cũng chửi. Chẳng riêng sự việc này, sự việc nào họ cũng muốn chửi cho vui”.
Theo vị chuyên gia truyền thông, việc dân mạng bày tỏ quan điểm bằng cách chửi bới, xúc phạm các tài khoản khác là hoàn toàn sai trái.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1661527&stc=1&d=1601263642
Dù xuất phát từ lư do nào, việc chửi bới, xúc phạm bất kỳ ai cũng là điều sai trái.
Ông Long từng đọc các báo cáo về nghiên cứu cho thấy chỉ số mức độ văn minh trên không gian mạng của Việt Nam rất thấp. Tuy nhiên, ông cho rằng những báo cáo đó chỉ mang tính chất thống kê khoa học và không thực tế.
“Tôi không có cảm nhận rằng về tổng thể, h́nh ảnh cộng đồng mạng Việt Nam là xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế, dù rằng có những nhóm người chưa đẹp và có những việc làm chưa đẹp”, ông nói.
Vị chuyên gia phân tích phía dưới bài viết của The New Yorker, rất nhiều bạn trẻ người Việt đă vào b́nh luận bằng tiếng Anh, phân tích rơ đúng sai. Ông biết có nhiều người đă inbox cho tờ tạp chí, liên hệ với tác giả qua mạng xă hội hoặc gửi email để bày tỏ quan điểm một cách rơ ràng thẳng thắn.
"Đó là cách làm văn minh, lịch sự", ông nhận xét.
Theo ông Long, trong trường hợp này, một số hành động vừa văn minh, vừa hiệu quả khác là sử dụng sự đoàn kết đúng cách và vận dụng các công cụ quốc tế. Cụ thể là viết thư phản đối, kư tên tập thể hay tố cáo nội dung bài viết sai lệch đến nền tảng phát hành là Facebook.
"Hăy thử tưởng tượng, nếu số đông cùng report bài viết có chứa nội dung sai lệch, fake news. Facebook gắn thông báo vào đường link bài viết th́ rơ ràng đó mới là thắng lợi và là một thắng lợi chính nghĩa v́ có tính chính danh. Các bạn cũng có thể gửi thư phản đối đến các nhà tài trợ, đối tác của tờ báo đề nghị họ lên tiếng không ủng hộ nội dung sai lệch. Cách nữa là viết thỉnh nguyện thư thông qua các nền tảng kư tên trực tuyến như Change, Avaaz", ông nói.
Theo chuyên gia này, cách để cải thiện chỉ số DCI của Việt Nam chỉ có con đường là giáo dục, bằng nhiều cách thức khác nhau, không cứ phải cần đến trường lớp.
“Chúng ta có thể thực hiện các chiến dịch trực tuyến, thông qua báo chí, mạng xă hội. Cái chính vẫn là cần có một cơ quan tiên phong phất cờ và dẫn dắt. Sau đó chương tŕnh cần triển khai đồng bộ và lâu dài, tránh làm kiểu phong trào, chỉ tốn tiền, tốn thời gian vô ích”, ông đánh giá.
VietBF@ sưu tầm.
Sau bài viết “The public-shaming pandemic” có nhắc tới N.H.N., bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 17 của Việt Nam, D.T. Max, cây bút của tạp chí The New Yorker (Mỹ), bị không ít dân mạng tràn vào tài khoản Twitter để lại b́nh luận chửi bới, xúc phạm.
Trang Facebook của nhà báo này, dù không cập nhật bài đăng mới kể từ tháng 3/2018, vẫn bị nhiều người để lại lời lẽ quá khích bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1661524&stc=1&d=1601263642
Dân mạng Việt tấn công trang Facebook của D.T. Max.
Lư do là một bộ phận dân mạng không đồng t́nh với một số thông tin về N.H.N. được đề cập trong bài báo của ông.
Vài ngày qua, tạp chí The New Yorker cũng nhận về hàng chục ngh́n b́nh luận trên Facebook từ người dùng Internet Việt.
Bên cạnh những comment lịch sự, chỉ ra các chi tiết chưa đúng trong bài viết trên, không ít lời chửi bới, kêu gọi mọi người đánh sập trang này.
Nhiều người cho rằng nếu họ im lặng, độc giả quốc tế khi đọc bài đăng trên tạp chí Mỹ có thể nh́n nhận không chuẩn xác về cách chống dịch của chính phủ Việt Nam, cũng như lư do thật sự bệnh nhân 17 bị ném đá là khai báo gian dối để tránh kiểm dịch.
Trao đổi với **** về cách hành xử quá khích của một bộ phận dân mạng Việt trong trường hợp trên, ông Nguyễn Ngọc Long - chuyên gia truyền thông xă hội - nói: “Tương tự câu chuyện về bệnh nhân thứ 17, việc cô đó bị bệnh th́ không có ǵ sai. Thế nhưng, bệnh nhân này dối trá để làm ảnh hưởng đến cả đất nước th́ cần phê phán và lên án. Việc nào ra việc đó. Động cơ của các bạn là 'bảo vệ thể diện quốc gia' th́ đúng đắn, nhưng cách làm th́ sai và đáng trách. Chúng ta cần rạch ṛi và ṣng phẳng”.
Chuyện "như cơm bữa"
Theo số liệu được Microsoft thông báo đầu năm nay, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI).
Thực tế, những năm qua, thói quen làm loạn, chửi bới và b́nh luận quá khích của một bộ phận người dùng Internet được thể hiện qua nhiều sự việc.
Đầu tháng 9 vừa qua, Pho King Bon, một nhà hàng ở thành phố Montreal (Canada), khiến cộng đồng mạng tức giận khi nhiều món ăn được đặt tên theo nghĩa xúc phạm Việt Nam. Nhiều người nhanh chóng kéo vào b́nh luận bằng tiếng Việt, Anh, Pháp dưới các bài đăng, rate 1 sao vào phần đánh giá và kêu gọi tẩy chay nhà hàng này.
Tuy nhiên, bên cạnh những b́nh luận giải thích t́nh h́nh và yêu cầu lời xin lỗi, hành động sửa sai từ Pho King Bon, không ít người lấy cớ “đ̣i lại công bằng” để tấn công trang Facebook của nhà hàng bằng các b́nh luận thô tục, chửi bới. Dễ thấy mục đích của các comment này là “chửi cho sướng”, hùa theo hơn là mang tính xây dựng.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1661525&stc=1&d=1601263642
Nhà hàng Canada bị dân mạng tấn công v́ đặt tên chế giếu món phở Việt.
Chịu chung số phận với fanpage của Pho King Bon, hồi tháng 7, diễn đàn Memes_puaka (Malaysia) cũng phải hứng chịu làn sóng chửi bới, b́nh luận thô tục từ một bộ phận cư dân mạng Việt. Lư do là trang này chế giễu món gỏi cuốn của Việt Nam bằng cách so sánh phần vỏ bánh tráng với da chết ở bàn chân.
Thậm chí, sau khi đánh sập diễn đàn này, nhiều người dùng mạng c̣n hả hê tuyên bố “Đừng đùa với dân mạng Việt Nam” hay “Động vào ai chứ đừng động vào dân mạng Việt”.
Chanathip Songkrasin, ngôi sao của đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan, nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công của một bộ phận dân mạng Việt quá khích.
Tháng 6/2019, sau trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan, cầu thủ này viết trên trang cá nhân một ḍng trạng thái bằng tiếng Thái, tạm dịch: “Tát trúng đầu. Haha”. Ḍng chữ này trùng với lúc Đoàn Văn Hậu bị chân sút Thái Lan Thitipan Puangchan tát vào mặt.
Ngay lập tức, nhiều dân mạng lao vào tấn công trang của Chanathip, lẫn fanpage của CLB Consadole Sapporo - nơi anh khoác áo ở giải J1 League (Nhật Bản).
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1661526&stc=1&d=1601263642
Tháng 11/2019, Changsuek - fanpage chính thức của bóng đá Thái Lan - chặn IP đến từ Việt Nam. Nhiều người tin rằng động thái này xuất phát từ thói quen b́nh luận quá khích tại trang cá nhân các cầu thủ "Voi chiến" của một bộ phận người hâm mộ Việt.
Một số chân sút của “Voi chiến” như Thitipan Puangchan hay Supachai Jaided cũng từng bị dân mạng quá khích tràn vào trang cá nhân chửi bới, chỉ trích xuất phát từ các t́nh huống phạm lỗi với cầu thủ Việt.
Tương tự, trợ lư đội tuyển Thái Lan Sasa Todic cũng từng phải chuyển trang cá nhân sang chế độ riêng tư sau khi hứng loạt b́nh luận quá khích, tấn công cá nhân bằng những ngôn từ hằn học do trước đó, ông có hành động khiếm nhă với HLV Park Hang-seo.
Trong các trường hợp trên, bên cạnh một bộ phận dân mạng quá khích, nhiều cổ động viên Việt cũng b́nh luận khuyên mọi người nên b́nh tĩnh, giữ thái độ tôn trọng thay v́ chửi bới, mạt sát các cầu thủ nước bạn.
Tuy nhiên, điều này dường như đă trở thành thói quen khó bỏ, nhất là khi những hành vi quấy rối trên mạng xă hội rất khó kiểm soát và vẫn chưa có h́nh thức xử lư nào cụ thể, hiệu quả.
Chửi bới bất cứ ai đều là không văn minh
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định việc chửi bới, xúc phạm bất cứ ai, dù ngoài đời hay trên mạng, đều là hành động không văn minh và không thể cổ xúy dưới mọi h́nh thức.
“Bên cạnh đó, đây cũng là hành vi vi phạm luật pháp. Bởi vậy, việc làm này vừa dở mà vừa dại, có khi c̣n tự làm hại bản thân”, ông nhận định.
Trong trường hợp một bộ phận dân mạng Việt tấn công nhà báo D.T. Max, cũng như tạp chí The New Yorker, ông Long cho rằng nhóm người chửi bới, xúc phạm xuất phát từ hai nguyên nhân.
“Thứ nhất là v́ một số người mà sự tức giận của họ đang lên tới đỉnh điểm, theo kiểu cả giận mất khôn (biết là sai nhưng vẫn làm). Thứ hai là v́ một số người thuộc nhóm 'Chí Phèo', có ǵ cũng chửi. Chẳng riêng sự việc này, sự việc nào họ cũng muốn chửi cho vui”.
Theo vị chuyên gia truyền thông, việc dân mạng bày tỏ quan điểm bằng cách chửi bới, xúc phạm các tài khoản khác là hoàn toàn sai trái.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1661527&stc=1&d=1601263642
Dù xuất phát từ lư do nào, việc chửi bới, xúc phạm bất kỳ ai cũng là điều sai trái.
Ông Long từng đọc các báo cáo về nghiên cứu cho thấy chỉ số mức độ văn minh trên không gian mạng của Việt Nam rất thấp. Tuy nhiên, ông cho rằng những báo cáo đó chỉ mang tính chất thống kê khoa học và không thực tế.
“Tôi không có cảm nhận rằng về tổng thể, h́nh ảnh cộng đồng mạng Việt Nam là xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế, dù rằng có những nhóm người chưa đẹp và có những việc làm chưa đẹp”, ông nói.
Vị chuyên gia phân tích phía dưới bài viết của The New Yorker, rất nhiều bạn trẻ người Việt đă vào b́nh luận bằng tiếng Anh, phân tích rơ đúng sai. Ông biết có nhiều người đă inbox cho tờ tạp chí, liên hệ với tác giả qua mạng xă hội hoặc gửi email để bày tỏ quan điểm một cách rơ ràng thẳng thắn.
"Đó là cách làm văn minh, lịch sự", ông nhận xét.
Theo ông Long, trong trường hợp này, một số hành động vừa văn minh, vừa hiệu quả khác là sử dụng sự đoàn kết đúng cách và vận dụng các công cụ quốc tế. Cụ thể là viết thư phản đối, kư tên tập thể hay tố cáo nội dung bài viết sai lệch đến nền tảng phát hành là Facebook.
"Hăy thử tưởng tượng, nếu số đông cùng report bài viết có chứa nội dung sai lệch, fake news. Facebook gắn thông báo vào đường link bài viết th́ rơ ràng đó mới là thắng lợi và là một thắng lợi chính nghĩa v́ có tính chính danh. Các bạn cũng có thể gửi thư phản đối đến các nhà tài trợ, đối tác của tờ báo đề nghị họ lên tiếng không ủng hộ nội dung sai lệch. Cách nữa là viết thỉnh nguyện thư thông qua các nền tảng kư tên trực tuyến như Change, Avaaz", ông nói.
Theo chuyên gia này, cách để cải thiện chỉ số DCI của Việt Nam chỉ có con đường là giáo dục, bằng nhiều cách thức khác nhau, không cứ phải cần đến trường lớp.
“Chúng ta có thể thực hiện các chiến dịch trực tuyến, thông qua báo chí, mạng xă hội. Cái chính vẫn là cần có một cơ quan tiên phong phất cờ và dẫn dắt. Sau đó chương tŕnh cần triển khai đồng bộ và lâu dài, tránh làm kiểu phong trào, chỉ tốn tiền, tốn thời gian vô ích”, ông đánh giá.
VietBF@ sưu tầm.