Log in

View Full Version : BÁC SĨ BÙI KIẾN TÍN VÀ CHAI DẦU KHUYNH DIỆP


hoathienly19
10-01-2020, 19:11
XÀ BÔNG CÔ BA – Nguyễn Ngọc Chinh


https://static1.bestie.vn/Mlog/UploadThumbs/201910/660x380_nhan-sac-va-chuyen-doi-bi-tham-cua-de-nhat-my-nhan-sai-gon-dau-tien-20191026174046.jpg


Nếu người miền Bắc khâm phục nhà tài phiệt Bạch Thái Bưởi th́ ở miền Nam có ông Trương Văn Bền (1883 – 1956), chủ nhân nhăn hiệu Xà bông Cô Ba.

Cả hai đều thành công trên thương trường nhưng không hề trải qua trường lớp và dĩ nhiên là không bằng cấp. Điều đó chứng tỏ họ là những con người có đầu óc kinh doanh, tháo vát, nhiều sáng kiến, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.


Trước khi làm một nhà doanh thương, ông Bền c̣n là một ông Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Gia sản đồ sộ của Trương Văn Bền là do công sức của ông làm ra. Không phải ông Bền làm giàu bằng ruộng đất, ông có một lối đi riêng bằng con đường công nghiệp đáng để làm gương cho những người đi sau.


https://hoangnguyen1608.file s.wordpress.com/2014/12/9-xa-bong-21.jpg

Là người Việt gốc Hoa, sinh năm 1883 tại Chợ Lớn, ông Trương Văn Bền thuộc một gia đ́nh khá giả. Ông có đi Pháp nhiều lần, nhưng chưa hề học qua một trường chuyên nghiệp nào.

Theo bảng lượng giá để đánh thuế của Phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội, năm 1941, ông Trương Văn Bền phải đóng thuế cho chính phủ một số tiền lên tới 107.000 đồng, trong khi đó, giá vàng khoảng 60 đồng/lượng.

Là người nhạy cảm trong việc thương mại, nh́n xa thấy rộng, ông Bền biết rơ một tiềm năng kinh tế Việt nam c̣n bị lăng quên :

Cây dừa.

Từ năm 1918, ông đă lập xưởng ép dầu dừa (dùng trong kỹ nghệ xà bông, mỹ phẩm) mỗi tháng sản xuất 1.500 tấn.

Năm 1932, hăng xà bông Trương Văn Bền được thành lập tại đường Quai de Cambodge (trước chợ Kim Biên bây giờ), ban đầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗi tháng.


https://i.ndh.vn/2018/03/21/b8411-1521601979.jpg


Từ khi Xà bông Cô Ba tức xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam ra đời, Cô Ba đă đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille, nhờ phẩm chất tốt, giá thành thấp.

Trong thương trường,
ông Bền có chủ trương riêng để tạo uy tín là phải giữ chất lượng tốt và sản phẩm phải hợp với túi tiền người tiêu dùng.

Ông nh́n xa thấy rộng, không theo lối chụp giựt, ăn xổi ở th́.

Mặc đầu có địa vị cao trong xă hội, nhưng ông Bền không tự măn. Ông luôn luôn t́m ṭi, học hỏi kinh nghiệm mỗi lần có dịp qua Pháp.


http://saigonnho.info/wp-content/uploads/2020/08/117444735_7186976823 06962_16286232006450 62538_n.jpg


Khi máy giặt được phát minh và nhập cảng vào Việt Nam, ông Bền liền sản xuất loại bột giặt để thích ứng ngay.

Loại bột giặt Viso của ông Trương Văn Khôi, và bột giặt Việt Nam của hăng xà bông Trương Văn Bền (lúc đó đổi thành Hăng Xà bông Việt nam), có đủ sức cạnh tranh với bột giặt nhập cảng từ Mỹ.


https://sites.google.com/site/imessagemoc/_/rsrc/1518042095173/xa-bong-co-ba/12.13.jpg


Những người lớn tuổi, không ai không biết đến xà bông “Cô Ba”, có in h́nh nổi trên cục xà bông thơm h́nh oval. Ngoài hộp xà bông bằng giấy carton cũng có in h́nh người đàn bà búi tóc đó.


https://www.brandsvietnam.co m/upload/news/1280px/2019/19155_9.jpg


Nhiều giai thoại kể lại rằng người đàn bà in h́nh trong cục xà bông thơm và nhăn hiệu đó chính là người vợ thứ của ông Bền. Cái hay của ông Trương Văn Bền là biết áp dụng tâm lư, đưa h́nh ảnh Cô Ba, người đẹp huyền thoại trong dân gian làm nhăn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của ḿnh.

Khi đă định h́nh được tên tuổi sản phẩm và thị trường tiêu dùng, Trương Văn Bền đặc biệt chú trọng vào quảng cáo, khuếch trương thương hiệu.

Trong suốt thời gian dài hầu hết báo chí thời đó đều đăng mục quảng cáo “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” hoặc “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam” của Hăng Xà bông Trương Văn Bền.



https://saigoncuatui.com/Uploads/Picture/Sunshine-180722070700-xa-bong-co-ba-danh-bay-hang-ngoai-1.jpg


Trong các cuộc triển lăm được mở cửa hàng năm tại các tỉnh và Sài G̣n, bao giờ gian hàng của ông Bền cũng được thiết lập đặc biệt nhất với mô h́nh một cục xà bông khổng lồ gây được sự chú ư và ṭ ṃ đặc biệt của người xem.

Chưa dừng lại ở đó, tại các gian hàng c̣n có bán xà bông gọi là chào hàng với giá rẻ hơn bên ngoài đến 25%.


https://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/chudiepquynh/082015/26/11/de-nho-nhu-quang-cao-ngay-xua_2.jpg


Trương Văn Bền c̣n đưa nhăn hiệu xà bông Trương Văn Bền vào những loại h́nh nghệ thuật dân tộc được người Việt yêu thích như vọng cổ, thơ lục bát đề cao tinh thần dân tộc, ḷng yêu nước… khiến cho từ giới b́nh dân đến trí thức người Việt đều biết đến sản phẩm của ông.

Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất tinh dầu, xà bông, Trương Văn Bền c̣n nổi tiếng trong kinh doanh lúa gạo,.


https://hoangnguyen1608.file s.wordpress.com/2014/12/9-xa-bong-5.jpg


Với sự ra đời của Hăng Xà bông Trương Văn Bền ở Nam Kỳ năm 1932, Việt Nam hănh diện được một xưởng công nghệ quy mô, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ phôi thai.

Các xưởng ép dầu, xưởng làm xà bông, thâu nhận và tạo công ăn việc làm cho trên 200 công nhân.

Khi công việc làm ăn phát đạt thêm, ông Bền c̣n xuất tiền cất một dăy phố 50 căn, gần Ngă Sáu Chợ Lớn, nằm góc đường Armans Rousseau và Général Lizé (trước năm 1975 đổi thành Minh Mạng-Hùng Vương).


https://hoangnguyen1608.file s.wordpress.com/2014/12/9-xa-bong-6.jpg


Ông Bền có nhiều con trai lẫn gái. Một người con, tôi được nghe nhắc tới là ông Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch ban quản trị Việt nam Công Thương Ngân Hàng (lập năm 1953) tại Sài g̣n.

Người con trai út, ông Trương Khắc Cần, thay cha quản lư Hăng Xà bông Việt nam cho tới năm 1975.

Sau năm 1975,
Công ty Trương Văn Bền và Các Con trở thành Nhà máy hợp doanh Xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ.

Năm 1995, đơn vị này trở thành công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp.

Tháng 7/1995, công ty Phương Đông liên doanh với tập đoàn Proter & Gamble lập một nhà máy mới ở Sông Bé.


https://2.bp.blogspot.com/-h-POcVUKhhY/UYYRBFQa0RI/AAAAAAAAF1E/vvCagCF9_zM/s640/163+10+C%C3%B4+Ba+1. jpg


Trong kư sự Một tháng ở Nam Kỳ, nhà văn Phạm Quỳnh có nhắc đến ông Trương Văn Bền :

Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông ở Chợ Lớn.

Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đă to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong ḷng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông, ngơ hầu chiếm được phần to lớn trong trường kinh tế nước nhà và thoát ly được cái ách người Tàu về đường công nghệ thương nghiệp”.

(Trích Hồi Ức Một Đời Người – Nguyễn Ngọc Chính)

Phan Tất Đại chuyển tiếp

hoathienly19
10-07-2020, 22:07
BÁC SĨ BÙI KIẾN TÍN VÀ CHAI DẦU KHUYNH DIỆP


https://scontent-yyz1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/44132187_19094476091 04166_12636026228462 05952_n.jpg?_nc_cat= 106&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=WNdSsl3W-OEAX8YJhTw&_nc_ht=scontent-yyz1-1.xx&oh=046dda9963f934b39 274976a2f01aee9&oe=5FA3B113



Tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại Pháp nhưng ông lại nặng ḷng với thảo dược để rồi sau đó, sản phẩm của ông ra đời được đông đảo người dân đón nhận.


HẾT L̉NG V̀ CHAI DẦU THẢO DƯỢC

Vị bác sĩ chúng tôi muốn nói đến là bác sĩ Bùi Kiến Tín và sản phẩm lừng danh một thời – dầu gió khuynh diệp bác sĩ Tín.


Trải qua hàng chục năm vắng bóng đến nay, h́nh ảnh chai dầu khuynh diệp gắn với bác sĩ Bùi Kiến Tín vẫn chưa phai mờ trong kư ức nhiều người.

Bùi Kiến Tín sinh năm 1912 tại Quảng Nam. Thuở nhỏ học ở quê nhà, sau lớn lên ông ra Huế tiếp tục học và đậu Tú tài. Ông qua Pháp nhiều năm để rồi sau đó trở thành bác sĩ y khoa.

Trong thời gian du học ở Pháp, bác sĩ Bùi Kiến Tín đă t́m hiểu các phương pháp bào chế thuốc của Tây phương. Năm 1941, ông hồi hương dồn hết tâm huyết cho ra đời sản phẩm dầu khuynh diệp bác sĩ Tín, được nhiều người tín nhiệm ngay từ lô sản phẩm đầu tiên.


Dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín có màu xanh rất đặc trưng đựng trong những chai nhỏ từ 5cc đến 100cc.


https://thuyvisite.files.wor dpress.com/2017/06/d-84.jpg


Để có được chai dầu khuynh diệp, bác sĩ Tín đă lập ra Viện bào chế đông dược miền Nam. Qua nhiều năm mày ṃ, nghiên cứu cuối cùng chai dầu gió có màu xanh kèm theo hương thơm ngào ngạt đến được với mọi người.

Tinh dầu khuynh diệp là nguyên liệu chính để bào chế ra dầu khuynh diệp. Bên cạnh đó c̣n có các loại tinh dầu khác như dầu tràm, dầu bạc hà, dầu hương nhu. Ngoài dầu gió, bác sĩ Tín c̣n bào chế ra các loại thuốc ho bác sĩ Tín, thuốc bổ bác sĩ Tín.

Đáng nói là, những nguyên liệu khác đều rất dễ t́m ở Việt Nam, riêng khuynh diệp th́ nước ta chưa thể trồng và chưng cất được.


Bởi vậy, muốn sản xuất được một chai dầu khuynh diệp, bác sĩ Tín phải nhập nguyên liệu từ Pháp. Điều này đă làm cho ông ưu tư bởi chỉ có tự sản xuất trong nước mới có giá nguyên liệu thấp dẫn tới giá thành sản phẩm thấp, phục vụ tốt cho người dân.


https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/77/Eucalyptus_flowers2. jpg


Chính lẽ đó, ông luôn suy nghĩ và muốn đưa cây khuynh diệp Eucalyptus từ nước ngoài về trồng với mục đích chưng cất lấy tinh dầu khuynh diệp rồi pha chế với các dược liệu khác. Có tinh dầu này, việc bào chế ra dầu khuynh diệp sẽ chủ động hơn và giá thành sẽ rẻ hơn.


Để thực hiện ư định của ḿnh, năm 1954 bác sĩ Tín mua một miếng đất rộng 30ha nằm dọc theo Quốc lộ 1A (trước đây là Quốc lộ 1 rồi sau đó là xa lộ Biên Ḥa), bên tay phải theo hướng Suối Tiên về Biên Ḥa. Khu vực này vốn là một ngọn đồi có tên là Đồi Viễn.

Bác sĩ Tín cho dọn dẹp, phát quang sửa sang khu đất này để có thể trồng cây khuynh diệp.

Năm 1960, lứa khuynh diệp đầu tiên từ Pháp đưa về được trồng ngay tại Đồi Viễn.

Ông nhập cả 2 loại, cây giống và hạt giống. Dự tính của ông sẽ tiếp tục ươm giống và để có nơi trồng những cây con mới ươm, ông mua thêm 2 trang trại với tổng diện tích 40 ha tại km 181 và 183 Quốc lộ 20 Dầu Giây – Đà Lạt thuộc xă Lộc Châu, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Những lứa cây mới ươm đă lớn, ông chuyển lên 2 trang trại ở Bảo Lộc để trồng thử nghiệm.

Kết quả, trang trại ở km 183 cho cây rất tốt nhưng ở km 181 th́ không được như ư. Chỉ cách nhau có 2 km mà thổ nhưỡng lại cho kết quả khác như thế ?.

T́m hiểu mới biết, ở trang trại km 183 ông sử dụng loại phân đặc trị nhập từ Pháp với giá rất đắt đă cho những cây khuynh diệp như mong muốn.

Ngược lại, ở trang trại km 181 ông sử dụng các loại phân thông thường sản xuất trong nước nên kết quả rất đáng buồn.

Như vậy, với 70 ha trang trại ở 3 vị trí khác nhau vẫn không đem lại cho ông kết quả như mong đợi bởi nếu muốn trồng để lấy được tinh dầu tốt phải nhập phân về. Lúc ấy, giá thành tinh dầu sản xuất trong nước c̣n cao hơn tinh dầu nhập từ nước ngoài.


Chúng tôi t́nh cờ gặp được một người đă từng có mặt tại cơ sở tinh chế dầu cho biết, nếu đem so sánh tinh dầu ngoại nhập và tinh dầu chế biến từ cây khuynh diệp trồng ở trang trại th́ về mặt mỹ quan tinh dầu từ cây trồng trong hơn, có màu vàng đẹp hơn, sáng hơn… và nhất là nóng, thơm hơn nhiều.


https://product.hstatic.net/1000062061/product/6_2b0a720ed7944add88 1de041d97a5b33_maste r.jpg



Do không có phân để bón, năm 1978, số khuynh diệp đă trồng tại 3 trang trại chết đến 80%. Rồi Đồi Viễn bỏ hoang.

Ư tưởng dùng nguyên liệu trong nước sản xuất được để giúp giảm chi phí cho người dân của bác sĩ Tín đến cuối đă không thành.


Sau đó nơi đây được xây dựng thành trường Cán bộ y dược miền Nam, được đặt dưới sự quản lư trực tiếp của Viện Y dược học dân tộc.

Sau 4 khóa học, năm 1979 trường được chuyển về sát nhập với Trung học y tế TP.HCM.


https://imagizer.imageshack. com/v2/640x466q90/r/922/OlfA2o.jpg


25 TRIỆU CHAI ĐI VÀO L̉NG NGƯỜI


Dầu khuynh diệp bác sĩ Tín có công dụng trị tứ thời cảm mạo. Nhờ vị nóng và hương thơm, chai dầu khuynh diệp trở thành là người bạn thân thiết của biết bao sản phụ từ khi mới sản xuất (1941) cho đến năm 1975.

Những đứa trẻ có lẽ bây giờ đă bước vào giai đoạn cuối của đời người, lớn lên trong khỏe mạnh cũng bằng chai dầu ấy.

Thời ấy, không phân biệt sang hèn, trong túi các bà nội trợ, những người buôn bán và các học sinh lúc nào cũng có chai dầu gió khuynh diệp bác sĩ Tín, pḥng khi trái gió trở trời.

Một cách rất tự nhiên, sản phẩm đă đi sâu, rất sâu vào sinh hoạt của người dân thời bấy giờ.

Dầu khuynh diệp bác sĩ Tín ra đời đi kèm theo những lời quảng cáo hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Thời ấy người Pháp xâm chiếm nước ta nhưng ông vẫn dùng tiếng Việt để viết thành toa nhăn để đưa sản phẩm đến với quảng đại quần chúng.


https://imagizer.imageshack. com/v2/478x480q90/r/923/LHYjK7.jpg


Ngoài ra, trên các toa tàu điện, ở các chợ và các khu dân cư đông đúc, h́nh ảnh chai dầu khuynh diệp bác sĩ Tín hiển hiện đi kèm theo những lời thuyết minh trung thực bằng tiếng Việt đă khiến cho chai dầu đến gần với người dân hơn.


Chưa hết, chính ông đă có sáng kiến táo bạo “mua dầu khuynh diệp trúng xe Austin”.


Ông đă khai sinh ra cách quảng cáo này để đến hôm nay các doanh nghiệp vẫn c̣n áp dụng.

Cũng nhờ tư duy nhạy bén mà từ khi xuất hiện trên thị trường cho đến năm 1975 đă có 25 triệu chai dầu được bán ra thị trường. Con số này quả thật đă khiến ai nghe cũng phải ngỡ ngàng.


MOkWfzM2dvg


Trong câu chuyện kinh doanh, làm nên thương hiệu dầu khuynh diệp bác sĩ Tín lừng danh, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến sự đồng ḷng, kề vai sát cánh của bà Nguyễn Thị Ḥa, vợ bác sĩ Tín.

Bà Ḥa là con nhà điền chủ giàu có cùng quê với ông. Hai người kết duyên không phải do t́nh yêu đôi lứa mà qua sự sắp đặt của người lớn. Năm ấy, ông 18 c̣n bà 15 tuổi.


Giữ vai tṛ chủ đạo trong việc quảng bá và phân phối, nhờ sự khéo léo của bà, dầu khuynh diệp bác sĩ Tín có mặt ở mọi miền đất nước, xuất hiện trong hầu khắp mọi nhà bởi giá bán mà ai cũng có thể mua được.

Đến năm 1964, bác sĩ Bùi Kiến Tín sang Pháp định cư rồi mất năm 1994, hưởng thọ 83 tuổi.

Vợ con ông tiếp quản công việc kinh doanh tại quê nhà. Đến năm 1975, dầu khuynh diệp bác sĩ Tín ngưng hoạt động.

Hiện nay, TS Bùi Kiến Thành – con trai cả của bác sĩ Tín, đang suy nghĩ cố gắng phục hồi phần nào thương hiệu dầu mà cha ḿnh vất vả gầy dựng.


http://2saigon.vn/xa-hoi/net-xua-saigon

hoathienly19
04-06-2021, 20:17
HYNOS - THƯƠNG HIỆU KEM ĐÁNH RĂNG LỪNG LẪY SÀI G̉N MỘT THỜI



bZ4fZSOd3Gw