PDA

View Full Version : 9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin B12


trungthuc
10-12-2020, 04:09
Khi bạn già đi, khả năng hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm của cơ thể sẽ chậm lại. Cứ 100 người phụ nữ trong độ tuổi từ 40-59 th́ có 4 người bị thiếu vitamin B12, và nhiều người đang ở ranh giới của sự thiếu hụt. Tuy nhiên, tuổi tác không phải là nguyên nhân duy nhất.

Hạn chế ăn thịt, sử dụng một số thuốc như Metformin (thuốc điều trị tiểu đường) hay một số loại thuốc điều trị chứng ợ nóng hay thậm chí bị sụt cân sau khi phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt loại vitamin này. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn cần bổ sung thêm vitamin B12 ngay.

1. Bạn chỉ có thể tỉnh táo vào buổi chiều, mặc dù đă ngủ đủ 8 tiếng
https://thuocthang.vn/upload/image/Vitamin/dau-hieu-thieu-vitamin-Vitamin-B12.jpg

Theo chuyên gia về dinh dưỡng Lisa Cimperman, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đầu tiên của t́nh trạng thiếu vitamin B12. Nguyên nhân là do cơ thể bạn cần vitamin B12 để tổng hợp tế bào hồng cầu, vận chuyển ôxy đến các bộ phận trong cơ thể. Nếu không cung cấp đủ ôxy cho các mô tế bào, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi bất kể là bạn đă ngủ bao lâu. Do mệt mỏi có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh nên bạn không thể hoàn toàn cho rằng t́nh trạng này là do thiếu hụt vitamin B12 nếu bạn chỉ có duy nhất cảm giác buồn ngủ.

2. Bạn hay "nhớ trước quên sau"
Có một số người từng tâm sự, họ thường gặp khó khăn khi phải nhớ tên người thân trong gia đ́nh và lo ngại rằng đó có thể là dấu hiệu sớm của chứng mất trí nhớ, tuy nhiên đôi khi sự thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể gây ra hiện tượng này. Sau khi làm xét nghiệm máu và phát hiện ra bị thiếu vitamin B12, những bệnh nhân đó đă sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12 và nhận thấy các triệu chứng hay quên này dần dần biến mất.

3. Cảm thấy khó khăn khi phải mang vác các vật nhẹ
Nếu không được cung cấp đủ ôxy từ hồng cầu, các cơ bắp của bạn sẽ hầu như không muốn hoạt động, cho nên đôi khi chỉ cần xách các vật nhẹ cũng gây khá nhiều khó khăn. Nhiều người từng nghĩ rằng triệu chứng này chỉ là dấu hiệu mệt mỏi đơn thuần, hoặc do ăn uống không đúng cách. Nhưng sau một thời gian họ mới phát hiện ra rằng đó là do thiếu vitamin B12.

4. Bạn trải qua một số cảm giác lạ
Một số bệnh nhân đă được chẩn đoán thiếu vitamin B12 nói rằng họ từng cảm thấy như có một luồng điện chạy dọc từ đầu đến chân. Một số khác lại báo cáo rằng họ bị tê cứng và thường có cảm giác bồn chồn. Những cơn đau kỳ lạ thường xuất hiện là hậu quả của những tổn thương về thần kinh gây ra do nồng độ ôxy trong tế bào quá thấp.

5. Lưỡi của bạn trở nên đỏ và mượt
Khoảng một nửa số người thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng thường bị mất đi những gai nhú trên lưỡi, nhất là ở cạnh lưỡi. Những người này cũng thường than phiền về cảm giác nóng rát và đau đặc biệt ở dưới lưỡi. Do hầu hết những gai nhú này đều chứa những chồi vị giác nên bạn sẽ giảm đi hứng thú với những món ăn yêu thích khi bị mất đi những gai nhú này. Trên thực tế, những phụ nữ bị thiếu vitamin B12 thường bị sút cân do họ không c̣n cảm giác ăn ngon miệng.

https://thuocthang.vn/upload/image/Vitamin/thuc-pham-giau-b12.jpg

6. Bạn cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt
Hoa mắt là một triệu chứng khác khá phổ biến. Có người chỉ đi lên xuống cầu thang thôi mà cũng thấy hoa mắt, chóng mặt rồi. Một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ so sánh nồng độ vitamin B12 ở những bệnh nhân bị chứng hoa mắt với 100 người t́nh nguyện khỏe mạnh. Kết quả cho thấy những bệnh nhân bị hoa mắt có nồng độ vitamin B12 thấp hơn đến 40% mức b́nh thường.

7. Da của bạn không c̣n hồng hào
Nếu làn da hồng hào của bạn giờ đây có chút vàng vọt, thiếu hụt vitamin B12 có thể là thủ phạm. Khi đó, các tế bào hồng cầu cũng trở nên yếu và rất dễ vỡ, giải phóng ra thành phần bilirubin khiến cho da bạn có màu vàng.

8. Những sự việc nhỏ cũng khiến cho bạn lo lắng hay xúc động mạnh
Liệu bạn có cảm thấy tinh thần bị suy sụp hay lo lắng nhiều hơn bao giờ hết? Sự thiếu hụt vitamin B12 có tác động rất lớn đến tâm trạng của bạn và thường dẫn tới cảm giác lo lắng và chán nản. Các bác sĩ vẫn chưa biết chắc chắn lư do tại sao thiếu vitamin B12 lại làm tăng cảm xúc tiêu cực này nhưng một phần có thể là do B12 có tham gia vào quá tŕnh tổng hợp những chất dẫn truyền dây thần kinh trên năo, như serotonin và dopamine là những chất có tác dụng điều ḥa tâm trạng.

9. Có sự thay đổi về thị giác
Trong những trường hợp nặng, thiếu B12 có thể gây ra tổn thương dây thần kinh thị giác, làm tắc các mạch máu nhỏ ở vơng mạc, gây thị giác kém, mờ, nh́n thấy h́nh đôi, mắt bị nhạy cảm với ánh sáng và thậm chí có thể mất thị lực. Một bệnh nhân cho biết: "Triệu chứng đầu tiên khi vơng mạc bị tổn thương mà tôi lưu ư đó là có một bóng mờ ở mắt phải ảnh hưởng đến khả năng nh́n. T́nh h́nh tiến triển ngày càng nặng hơn cho đến khi tôi bổ sung vitamin B12 cho cơ thể th́ thấy triệu chứng này giảm bớt nhiều".

trungthuc
10-12-2020, 04:26
Đối với người bệnh sau 3 hay 6 tháng nên đề nghị với bác sĩ gia đ́nh cho đi thử máu về tiểu đường A1c, cholesterol, gan, thận, và nhất là vitamin D, B12. Lắm khi bị thiếu vitamin mà chúng ta bị các triệu chứng khó chịu trong cơ thể như mỏi mệt, đau nhức cơ bắp,... và lầm tưởng rằng ḿnh bị đau thấp khớp, và các bệnh "tưởng tượng" khác. Dĩ nhiên bác sĩ sẽ kê toa nào là ibuprofen, và hàng chục loại thuốc khác trong khi bản thân không hề có bệnh ǵ cả. Phải xin bản copy kết quả xét nghiệm máu (miển phí) từ văn phóng bác sĩ, tham khảo ḍ xem con số in trên đó nói ǵ, không nên "nhắm mắt" nghe bác sĩ phán "cao" hay "thấp".
Các bài viết trên mạng chỉ mang tính cách tham khảo, nhưng cũng giúp cho chúng ta có vài khái niệm, hiểu biết ít nhiều về cách pḥng bệnh và dĩ nhiên không thể thay thế cho sự chỉ dẩn của bác sĩ. Tuy nhiên đừng nên cả tin rằng chỉ cần bị bệnh, đi khám bệnh, bác sĩ kê toa, cứ uống thuốc là sẽ hết bệnh ngay. Có người từng uống thuốc cả gần 20 năm liên tục do huyết áp cao (là bà chị ruột của tui), ở nhà không bao giờ đo huyết áp, cứ đúng giờ là uống thuốc. Lúc tui hỏi, tại sao uống thuốc 20 năm lại không hết bệnh, th́ chị ấy nói rằng, bác sĩ dặn uống thuốc "suốt đời"!! Bó tay!!
Luôn nhớ rằng chỉ uống vitamin để bổ sung nếu bị thiếu (theo kết quả xét nghiệm máu), sau đó phải ngưng ngay nếu đă đạt đủ mức theo tiêu chuẩn trên tờ kết quả xét nghiệm. Thuốc bổ uống lâu dài sẽ trở thành độc dược cho cơ thể là vậy!!