PDA

View Full Version : Trước Khi Giải Phẫu


trungthuc
10-16-2020, 00:18
Thủy tổ loài người đă dùng mảnh đá nhọn để mổ lấy gai của cây cối đâm vào chân khi đi bộ săn bắn thú rừng, kiếm thực phẩm. Đá, kim loại sắc nhọn được dùng để khoan lỗ trên sọ, chữa nhức đầu, động kinh cũng như mở đường xua đuổi tà ma gây ra bệnh xâm nhập, lũng đoạn năo bộ.

Luật lệ Babylonians của Ai Cập cổ quy định tưởng thưởng mười quan tiền khi y sư giải phẫu thành công cho một vị vương giả, năm quan tiền khi là thường dân và hai quan tiền nếu bệnh nhân là tên nô lệ. Nhưng nếu chẳng may mổ xẻ lại gây ra thiệt mạng cho vương gia th́ thầy thuốc bị trừng phạt phải chặt bỏ một bàn tay.

Quan Công vừa uống rượu, vừa đánh cờ, quên đau để cho Hoa Đà sồn sột cạo mổ vết thương làm độc do mũi tên độc hiểm của phe Tào Tháo gây ra.

Thành ra chuyện giải phẫu đă là phương tiện trị liệu từ thuở mới có loài người trên Trái Đất này.

Ngày nay, với đà tiến bộ của y khoa, người ta đă không những giải phẫu để chữa bệnh, mà c̣n thay tim, ghép thận, cấy gan, biến h́nh dạng xấu thành mỹ miều như Phan An, Hằng Nga tiên nữ.

https://1.bp.blogspot.com/-x4qNJURVIh8/X4XATeq53jI/AAAAAAABQbQ/jcB0J_i68pwlWWGc26I6Wi6C8FqbLs6vwCLcBGAsYHQ/w320-h164/pre-op-instructions-1-800x410.jpg

Theo thống kê, hàng năm ở Mỹ có khoảng trên dưới hai chục triệu người đă trải qua một cuộc giải phẫu nào đó. Tại các quốc gia khác, con số cũng cao không kém, tùy theo nhu cầu, và dân số nhiều ít.

Giải phẫu có thể là để cấp cứu mạng sống hoặc đă được hoạch định trước; có thể là tiểu hoặc đaị giăi phẩu; cần thuốc tê tại chỗ hoặc phải gây mê tổng quát; trong bệnh viện hoặc tại pḥng mạch tư, mổ xong về liền. Nhưng bao giờ cũng phải do người bác sĩ được huấn luyện, có kinh nghiệm chuyên môn thực hiện.

Và mối tương quan giữa thầy thuốc-bệnh nhân phải được xác định rơ ràng. Giống như trong thương trường, thuận mua vừa bán. Bác sĩ phải giải thích lợi hại về chuyện giải phẫu cho bệnh nhân. Bệnh nhân phải thấu hiểu thiện ư "lương y như từ mẫu" của bác sĩ phẫu thuật, mục đích và hậu quả của phương thức trị liệu này.

Cảm thông trước khi giải phẫu

Để có mối tương quan tốt đẹp này, đôi bên cần có vài sự chuẩn bị gọi là tiền giải phẫu. Đó là chuyện nhỏ nhưng nếu không làm th́ sẽ thành to chuyện, mích ḷng nhau. Đôi khi không khéo lại phải "đáo tụng đ́nh".

Trước ngày ra tay dao kéo, phẫu thuật gia phải ước định t́nh trạng sức khỏe tổng quát người bệnh dựa trên kết quả của lịch sử bệnh trạng, khám xét tổng quát cơ thể, xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp h́nh, siêu âm, xem có rủi ro nào cho giải phẫu trước sau. Rồi phải giải thích cho bệnh nhân.

Là bệnh ǵ? Tại sao cần giải phẫu? Giải phẫu cách nào, ở đâu? Lợi hại của giải phẫu. Rủi ro có thể xẩy ra. Nếu không giải phẫu th́ sẽ ra sao? Bao lâu sẽ b́nh phục?, vân... vân...

Mà bệnh nhân cũng cần thấu hiểu nội t́nh trước khi "nhắm mắt đưa chân" quyết định lên bàn mổ.

Tại sao lại cắt bỏ? Có cách chữa nào khác không? Nếu không mổ tôi sẽ ra sao? Mổ xong tôi có đánh tennis được không? Nằm bệnh viện mấy ngày? Bao giờ th́ nấu cơm cho chồng con, đưa vợ đi coi mua nhà mới được? À mà tôi phải trả bao nhiêu tiền tươi? Đồng tiền liền khúc ruột mà. Nhiều bệnh nhân kỹ lưỡng c̣n hỏi thêm cả về kinh nghiệm, khả năng chuyên môn của phẫu thuật gia.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giải phẫu

Bệnh nhân cũng cần biết những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến giải phẫu. Như là:

a- Tuổi tác:

Tuổi không là một sự cấm kỵ với giải phẫu, nhưng có thể có nguy cơ tử vong cao hơn sau giải phẫu. Theo thống kê, với đại giải phẫu, một lăo nhân 80 tuổi có tỷ lệ tử vong là 5%, trong khi người trẻ chỉ có 2%.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho hay, đây có thể là sự trùng hợp, khi người tuổi cao có vài bệnh kinh niên và sức chịu đựng của họ chắc không bằng người trẻ hơn ḿnh.

b- Phái tính.

Theo thống kê, nam giới có nhiều rủi ro hậu giải phẫu hơn quư bà. Nguyên do có thể là các ông hay bị bệnh tim mạch hơn, thường lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe, khám bệnh rồi lại c̣n tứ đổ tường, rượu, thuốc lá nhiều hơn.

c- T́nh trạng sức khỏe.

Bảng phân loại sức khỏe của Hội Gây Tê Mê Hoa Kỳ phân chia hậu quả của t́nh trạng sức khỏe sau giải phẫu ra làm năm loại:

- Loại một trong đó sức khỏe tốt, không ảnh hưởng ǵ tới giăi phẫu;
- Loại hai có vài rủi ro nhưng không có vấn đề sức khỏe trầm trọng nào;
- Loại ba có bệnh tật giới hạn sinh hoạt của bệnh nhân nhưng chưa bất khiển dụng;
- Loại bốn với bệnh tật khiến không có khả năng sinh hoạt;
- Loại năm hấp hối, không qua khỏi sau 24 giờ.

Rủi ro giải phẫu tăng từ 0,1% cho loại 1; 5% cho loại 3 và trên 20% cho loại 5.

d- Đang có bệnh

Đây là rủi ro lớn cho giải phẫu, nhất là khi có bệnh tim, cao huyết áp, bệnh phổi, tiểu đường, suy gan, bệnh thận. Các bệnh này cần được điều trị, kiểm soát trước khi quyết định mổ.

e- T́nh trạng dinh dưỡng

Nếu trước khi giải phẫu mà sức nặng cơ thể giảm 20% th́ tỷ lệ tử vong cao hơn đến 6 lần, biến chứng nhiều hơn đến 4 lần, so với người có mức dinh dưỡng đầy đủ.Trong khi đó th́ mập ph́ đôi khi lại có thể gây nhiều rủi ro hơn trong khi đánh thuốc mê hoặc sau giải phẫu, như là máu đóng cục, khó khăn hô hấp, tuần hoàn chậm.

g- T́nh trạng tâm trí

Bệnh nhân bị lú lẫn, không tự chăm sóc được, thường có nhiều rủi ro hơn người b́nh thường đến 50%, nhất là các biến chứng sau khi giải phẫu.

h- Rượu, thuốc lá, các dược phẩm đang dùng cũng có ảnh hưởng đến giải phẫu

Rượu có thể khiến cho người ta phản ứng khác thường với thuốc gây mê; thuốc lợi tiểu có ảnh hưởng tới thành phần hóa chất của máu; thuốc loại steroid cũng gây ảnh hưởng đến sức chịu đựng của cơ thể với giải phẫu.

Cho nên cần cho bác sĩ hay mọi thứ thuốc đang dùng cũng như không uống rượu, không nhiều nicotine trước khi mổ.

i- Loại giải phẫu

Tiểu giải phẫu ít rủi ro hơn đại giải phẫu; giải phẫu đă định trước ít khó khăn hậu giải phẫu hơn khi cần mổ xẻ cấp cứu; cắt da quy đầu mau hồi phục hơn bắc cầu (bypass) mạch máu tim...

Rủi ro chuyên môn
Trên đây là những nguy cơ từ phía bệnh nhân. Cũng có những rủi ro từ phía bác sĩ giăi phẩu và nơi cung cấp dịch vụ.

Ông thầy mổ bất cẩn, kém kỹ thuật chuyên môn; người đánh thuốc mê ngủ gật; cô y tá tiêm lộn thuốc; bệnh viện không trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu, giải phẫu; nhiễm trùng v́ môi trường xấu trong nhà thương; sang lầm loại máu hoặc máu bị nhiễm bệnh phong t́nh, viêm gan.

Lại c̣n chuyện "lợn lành chữa thành lợn què", thận đang tốt bị lấy đi, để lại thận hư hao, cườm mắt trái mổ mắt phải.

Theo thống kê, mấy thầy mổ xương là hay lẫn lộn bên phải với bên trái. Cho nên kể từ năm 1997 Hội đoàn y sĩ ngành này đă yêu cầu trước khi mổ, phẫu gia phải ghi vào hồ sơ bằng mực không tẩy xóa được là đă nói chuyện với bệnh nhân về diễn tiến công việc sẽ làm.

Giấy đồng ư giải phẫu
Sau khi hiểu rơ mọi chuyện, bệnh nhân được yêu cầu kư Giấy Ưng Thuận-Hiểu Rơ. Tiếng Anh gọi là "Informed Consent"(IC).

Quan niệm về Informed Consent này đặt căn bản trên niềm tin rằng con người có quyền kiểm soát đời sống và cơ thể ḿnh.

Hiến pháp nhiều quốc gia có ghi rơ: Do bản năng, mọi người đều được tự do và tự chủ và có những quyền không thể chuyển nhượng được. Trong số những quyền này là an hưởng và bảo vệ đời sống; tạo măi và duy tŕ tài sản; đeo đuổi và được sự an toàn, hạnh phúc cũng như có riêng tư cá nhân. Hiến pháp Hoa kỳ có ghi quyền được tự do một ḿnh (right to be alone).

Luật lệ xác định là khi có một sự liên hệ thầy thuốc-bệnh nhân, th́ thầy thuốc có bổn phận phải cung cấp cho bệnh nhân các tin tức cần thiết để bệnh nhân có thể quyết định một cách hợp lư sự điều trị nói chung và giải phẫu nói riêng. Và cả quyền từ chối điều trị.

Lấy IC là nhiệm vụ của người thầy thuốc. Tuy nhiên, họ có thể ủy cho nhân viên phụ tá làm việc giải thích cho bệnh nhân. Nhưng nếu có chuyện ǵ xẩy ra th́ trách nhiệm vẫn là bác sĩ đứng ra giăi phẩu. Vị này không thể chạy tội bằng "Xin lỗi, nhân viên của tôi quên không nói cho bà ta hay rằng, cắt thịt dư có thể đưa đến thay đổi giọng nói".

Không lấy IC là phạm tội cẩu thả và đă có thời kỳ bi coi như một sự hành hung, xâm phạm cơ thể người khác.

Khi bệnh nhân không kư IC th́ bác sĩ cũng phải yêu cầu họ kư giấy từ chối sau khi giải thích cặn kẽ về những rủi ro có thể xảy ra nếu không đồng ư điều trị.

Nếu v́ lư do nào mà bệnh nhân không hiểu được lợi hại của cuộc giải phẫu, không c̣n đủ minh mẫn để kư giấy IC, bác sĩ phải hành động căn cứ vào quyết định của thân nhân hoặc người chăm sóc hợp pháp. Đặc biệt là sau tai nạn, thương tích trầm trọng, bệnh nhân bất tỉnh, hôn mê. V́ cứu bệnh như cứu hỏa.

Một điểm quan trọng trước khi quyết định giải phẫu, là phải nắm vững các vấn đề. Nếu vẫn chưa đả thông th́ xin lấy Ư Kiến thứ hai, thứ ba. Đó gọi là Second Opinion.

Second Opinion là để giúp cho ḿnh hiểu rơ bệnh t́nh của cá nhân nhiều hơn trước khi đi đến quyết định sau cùng.

Đây là một quyền của mổi người chúng ta và các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng nó. Đừng ngần ngại, sợ mích ḷng "Ông Bà Thầy từ trước tới giờ vẫn tốt và thực thà với ḿnh.Tin nhau là quư". Có thể xin thầy thuốc gới thiệu cho một bác sĩ chuyên khoa khác hoặc hỏi bạn bè, nhân viên y tế giúp t́m người chuyên môn, kinh nghiệm về giải phẫu của ḿnh, để xin thêm ư kiến.

Second opinion có thể không khác mấy với ư kiến ban đầu, nhưng sẽ làm cho ḿnh yên tâm hơn. Medicare và hầu hết các bảo hiểm sức khỏe đều đồng ư trả tiền cho việc tham khảo thêm này.

Ngoài ra, giải phẫu đôi khi không phải là đáp số duy nhất cho bệnh t́nh của ḿnh. C̣n có những trị liệu không cần dao kéo như thuốc men, dinh dưỡng, thay đổi nếp sống, y khoa phục hồi. Nếu bệnh trạng không phải là "thập tử nhất sinh" th́ chúng ta có thể chờ đợi xem sao, sau khi cân nhắc hơn thiệt với bác sĩ điều trị.

Thống kê cho hay, Second opinion giúp giảm thiểu bắc cầu (bypass) động mạch tim đến 50% v́ cuộc giải phẫu không thật sự cần thiết.

Sao lại có chuyện cần thiết với không cần thiết nhỉ???

Vâng, v́ ḷng người đôi khi cũng không trong sáng lắm. Một số môn đệ của Hoa Đà, của ông Tổ ngành y Hippocrates đặt lợi nhuận trên lợi ích điều trị, cảm nghĩ cá nhân trên luận cứ y khoa.

Thống kê đă nêu ra các giải phẫu không v́ mục đích điều trị thường thấy nhất là cắt bỏ tử cung và túi mật, bypass động mạch tim.

Thầy thuốc nói nghẹt bốn năm mạch máu trên tim, mà ḿnh chẳng thấy triệu chứng ǵ, nên c̣n do dự. Nhưng "không mổ th́ tiêu tùng đấy nhé". Thế là nhắm mắt lên bàn, hít thở thuốc mê, tỉnh dậy trả tiền.

Nói vậy không có nghĩa là nghi ngờ "ḷng tốt" của giải phẫu gia.

Nội xuất huyết v́ bao tử loét thủng lỗ, xương sườn gẫy đâm vào phổi, ruột dư hành hạ mà không giải phẫu ngay th́ chỉ có "hai năm mươi".

Ung thư da mà không cắt bỏ; cườm mắt mà không chiếu tia laser, trật xương sống liệt chân mà không chịu giải tỏa th́ làm sao cho khỏi bệnh.

Nhiều khi giải phẫu cũng để pḥng ngừa biến chứng, tái tạo phần đă hư hao.

Tóm lại là giải phẫu có thể cứu sống chúng ta, giúp chúng ta lành bệnh, ngăn ngừa biến chứng, di căn, phục hồi chức năng, bộ phận. Và cả thẩm mỹ khiến cho chúng ta đẹp, trẻ, dễ thương hơn.

Kết luận

Thử tưởng tượng xem."Sau vài giờ nằm trên bàn mổ, thiêm thiếp đi vào giấc mộng du, mặc t́nh cho tay thầy thuốc tín nhiệm trổ tài với trái tim nhỏ bé thân thương nhưng kém chức năng của ḿnh, bác Minh tỉnh dậy thấy ḿnh khỏe mạnh như Hercules. Ông vươn vai đứng lên, trả tiền bill, chào tạm biệt toán thợ mổ rồi cặp tay bà xă ra về, trong ḷng thơ thới. Thế là từ nay ta mặc sức enjoy cuộc đời, không c̣n sợ tim ngưng bất tử".

"Mà ông thầy giải phẫu cũng hân hoan, hănh diện với việc làm cứu nhân độ thế của ḿnh. Đồng thời lại có thêm tí tiền c̣m, phụ thêm cho chuyến du lịch cùng vợ con lên cung trăng thăm chị Hằng vào Trung Thu năm nay và mua mảnh đất cạnh cây đa của chú Cuội để xây nhà nghỉ mát mùa Hè".

Thế là đôi bên cùng có lợi. V́ đă áp dụng kinh nghiệm của các cụ ta: "Thà mất ḷng trước, được ḷng sau", c̣n hơn cả nể rồi mai mốt kéo nhau ra Ba Ṭa Quan Lớn mà tranh luận phải trái, kư kết bồi thường thiệt hại bên này, bên kia…

Bác sĩ Nguyễn Ư ĐỨC

trungthuc
10-16-2020, 00:29
Thật đáng ngại khi đọc lư luận của vị bác sĩ nay chắc cũng già lắm rồi, c̣n đúng hay sai tùy ở mổi người nhận xét. Tuy nhiên vấn đề nào cũng có 2 mặt: tốt và xấu; chỉ cần khi đối diện với chuyện sức khỏe, xin quư vị thầy thuốc nên suy nghĩ về quyết định do ḿnh đưa ra v́ sẽ có tác động tốt xấu đến tâm lư người bệnh và tránh không đưa ra lời dọa dẩm không cần thiết.

Sở dỉ tôi nói ra điều này v́ bà vợ của tôi cách đây hơn 20 năm bị cắt bỏ túi mật từ sự hù dọa quá đáng của vị bác sĩ phẩu thuật cho rằng, nếu không phẩu thuật sẽ có nhiều khả năng bị tử vong, trong khi túi mật chỉ bị viêm sưng do cholesterol cao và có thể sử dụng tia laser để giăi quyết hiêu nghiệm hơn mà không cần phải cắt bỏ. Bác sĩ nhờ vậy sẽ có thêm tiền phẩu thuật, bệnh viện lấy được tiền từ bảo hiểm y tế, tiếc thay bệnh nhân bị cắt mất 1 bộ phận tuy nhỏ nhưng có ảnh hưởng lâu dài đến vấn đề tiêu hóa, cần phải uống thuốc hổ trợ cho tiêu hóa. Thế có đau hay không? Chỉ có bệnh nhân là người thấu hiểu rỏ về chuyện này hơn ai hết.