PDA

View Full Version : Trung Quốc "hồi sinh" sau khủng hoảng do Covid-19


sunshine1104
01-02-2021, 04:10
Giống hầu hết những nơi khác trên thế giới, kinh tế Trung Quốc đă trải qua một năm đầy biến động do tác động sâu rộng của Covid-19.

Năm 2020 khởi đầu có phần sáng sủa khi vào ngày 15/1, Mỹ và Trung Quốc kư thỏa thuận thương mại giai đoạn một, báo hiệu "nút dừng" tạm thời cho cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng đă kéo dài suốt 18 tháng giữa hai nước.

Nhưng chỉ hơn một tuần sau, chính phủ Trung Quốc phải áp đặt lệnh phong tỏa ở Vũ Hán và một số thành phố do Covid-19.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1717843&stc=1&d=1609560626
Cảnh đông đúc trên một đường phố của Trung Quốc vào dịp Tuần lễ Vàng từ 1/10 đến 7/10. Ảnh: Reuters.

Cuối cùng, sức tàn phá khủng khiếp của Covid-19 khiến Trung Quốc phải áp lệnh phong tỏa toàn quốc và hạn chế đi lại, đồng thời đóng cửa hàng loạt doanh nghiệp, nhà máy đúng dịp Tết Nguyên đán. Tới tháng 4, Trung Quốc thông báo nền kinh tế nước này đă sụt giảm 6,8% về giá trị trong quư một.

Những vấn đề mà kinh tế Trung Quốc phải đối mặt đă được chỉ rơ vào giữa tháng ba, khi dữ liệu kết hợp của tháng một và tháng hai cho thấy sản xuất công nghiệp, bán lẻ và đầu tư tài sản đều giảm mạnh hơn nhiều so với dự đoán từ các nhà phân tích.

Dù vậy, Trung Quốc đă tránh được suy thoái sau khi nền kinh tế tăng trở lại 3,2% trong quư hai, trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới cho thấy dấu hiệu phục hồi sau những thiệt hại do đại dịch gây ra.

Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng 4,9% trong quư ba so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến trở thành một trong số ít nền kinh tế trên toàn cầu có mức tăng trưởng dương trong năm 2020.

Trung Quốc trước đó phải căng ḿnh đối phó với dịch tả lợn châu Phi năm 2019, khiến giá thịt lợn tăng phi mă. Trong khi đó, các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn Covid-19 lây lan lại càng làm trầm trọng thêm t́nh trạng thiếu nguồn cung, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên mức 5,4% hồi tháng một.

Nhưng giống như nền kinh tế chung, lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc dần được cải thiện và thực tế đă xuống tới mức -0,5% vào tháng 11, lần đầu tiên trong ṿng 11 năm. Điều này là nhờ giá thực phẩm giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt, giá thịt lợn giảm đến 12,5%.

Hoạt động của ngành sản xuất và dịch vụ Trung Quốc cũng suy giảm mạnh mẽ vào đầu năm trước khi dần phục hồi. Chỉ số quản lư thu mua (PMI) ngành sản xuất rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử vào tháng hai. PMI ngành dịch vụ thấp nhất kể từ tháng 11/2011.

Ngành sản xuất phục hồi nhanh hơn so với ngành dịch vụ do người tiêu dùng vẫn hạn chế ra ngoài v́ lo sợ nguy cơ nhiễm bệnh.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm tổng cộng 17,2% trong tháng một và tháng hai so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đă phục hồi để tăng trưởng 21,1% vào tháng 11.

Nguyên nhân là các nhà máy Trung Quốc được hưởng lợi từ sự bùng phát của Covid-19 ở những nơi khác trên thế giới, dẫn tới nhu cầu về các đồ dùng, vật liệu chống dịch cũng như các sản phẩm điện tử hỗ trợ làm việc từ xa tăng mạnh.

Ví dụ, xuất khẩu đồ dùng và thiết bị y tế đă tăng 89% trong tháng 5 so với một năm trước, xuất khẩu hàng dệt, sợi và vải (bao gồm cả khẩu trang) tăng 77%, trong khi xuất khẩu nhựa (bao gồm cả đồ bảo hộ y tế) tăng 54%.

Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc phần lớn không đồng đều trong năm, với ngành công nghiệp phục hồi mạnh mẽ nhưng chi tiêu tiêu dùng lại tụt hậu.

Dù ngành công nghiệp của Trung Quốc tăng tốc mạnh trong năm, phải đến tháng 8, doanh số bán lẻ mới có mức tăng trưởng dương, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán lẻ đă giảm 20,5% trong tháng một và tháng hai, mức giảm đầu tiên được ghi nhận.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ vẫn căng thẳng và chưa rơ nó sẽ biến chuyển như thế nào sau khi Joe Biden lên nắm quyền tổng thống thay Donald Trump vào ngày 20/1/2021.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra được dự báo vẫn sẽ thêm căng thẳng vào năm mới. Mối quan hệ thương mại quan trọng giữa hai nước bắt đầu xấu đi vào tháng 4, khi Australia kêu gọi quốc tế điều tra nguồn gốc Covid-19.

Trung Quốc từ đó đến nay đă áp đặt nhiều mức thuế và chặn hàng loạt hàng hóa nhập khẩu từ Australia. Không có dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ sẽ sớm được cải thiện.

Trong nước, Trung Quốc cũng giới thiệu cái mà họ gọi là chiến lược lưu thông kép cùng kế hoạch 5 năm lần thứ 14. Kế hoạch lưu thông kép tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa và đây là cách tiếp cận chiến lược của Trung Quốc nhằm thích ứng với một thế giới bên ngoài ngày càng nhiều biến động và thù địch.

Như một phần của kế hoạch, Bắc Kinh cũng sẽ giảm bớt phụ thuộc vào chiến lược phát triển theo định hướng xuất khẩu song không hoàn toàn từ bỏ định hướng này.

Trong khi đó, kế hoạch 5 năm lần thứ 14 lại xoay quanh sự ổn định và tự túc về kinh tế, độc lập về công nghệ, sức mạnh quân sự và xói đói giảm nghèo.