PDA

View Full Version : Kinh tế Mỹ dưới thời Trump có hơn thời Obama?


Romano
01-09-2021, 14:09
VBF-Theo các dữ liệu sau đây sẽ cho chúng ta một cái nh́n bao quát hơn về kinh tế Mỹ. Với những biểu đồ và những con số không thể nói dối được. Kinh tế Mỹ dưới thời Trump hơn hay không hơn thời Obama?

“America First” (Nước Mỹ trên hết) là khẩu hiệu chính của cuộc tranh cử của TT Trump vào năm 2016 cũng như 2020. Nước Mỹ trên hết về mọi mặt, về chính trị cũng như quan hệ kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Sau 4 năm tại chức, các ủng hộ của TT Donald Trump đă ca ngợi ông như một lănh tụ chưa từng có trong lịch sử Hoa kỳ và chính TT Trump cũng đă kiêu hănh với thành tích của chính ḿnh qua lời phát biểu „Chúng ta đă từng có nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử cho đến khi bệnh dịch từ Trung Quốc tấn công chúng ta“.

Trong bài phân tích ngắn này, tác giả muốn đưa ra những con số trong một vài lănh vực kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ, qua đó chúng ta có một cái nh́n về thành quả của chính quyền TT Donald Trump trong bốn năm qua và cùng nhận xét, chính sách „America First“ có tác động tích cực vào nền kinh tế Hoa kỳ hay không. Tác giả cũng đồng ư với TT Trump là năm 2020 Hoa kỳ bị đại dịch Covid-19 đến từ Trung quốc hoành hành nên các so sánh sau đây không thể sử dụng các con số của năm 2020.

Đầu tư kinh doanh

Trọng tâm chính sách thương mại „America First“ của TT Trump nhằm „xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử“. Để thực hiện mục tiêu trên, chính phủ Hoa Kỳ cho thiết lập một số công cụ kích thích kinh tế. Một trong những công cụ quan trọng là cuộc cải cách thuế TT Donald Trump đă đưa ra vào Giáng sinh năm 2017 và ông đă tự hào cho đó là một cuộc cách mạng thuế. Mục đích chính của cuộc cải cách này nhằm kích thích đầu tư cho việc tăng sản xuất tại Hoa kỳ, thay v́ phải nhập cảng hàng hoá tiêu thụ ồ ạt từ các nước trên thế giới.

Cuộc cải cách thuế này qui định thuế lợi tức doanh nghiệp giảm từ 35% xuống c̣n 21%. Ngoài ra, lợi tức từ ngoại quốc mang về Hoa kỳ không phải chịu mức thuế 35% mà chỉ với 15,5% hoặc 8%, tùy thuộc h́nh thức lợi tức mang về Hoa kỳ. Qui định trên khuyến khích các công ty công nghệ tích trữ nhiều vốn ở ngoại quốc mang trở về Hoa kỳ, thí dụ như Apple có hơn 250 tỷ USD để ở ngoại quốc.



Qua đó, vốn đầu tư gia tăng 4,6% vào năm 2018, nhưng vào năm sau (2019) chỉ c̣n tăng 1,4%. Hầu hết các chuyên gia đă nhanh chóng nhận định rằng, tác dụng của cuộc cải cách thuế của Hoa kỳ vào năm 2018 chỉ là tia chớp ngắn ngủi[i] chứ không phải là ánh b́nh minh ban mai mang lại ánh sáng cho cả một ngày dài.


https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1722226&stc=1&d=1610201245
Đồ hoạ trên đây biểu thị chỉ số đầu tư tại Hoa kỳ trong những năm 2009-2019. Từ năm 2010 đến 2019 vốn đầu tư phát triển đều đặn. Tăng trưởng vốn đầu tư vào năm 2011/2012 và 2013/2014 có thể so sánh với tăng trưởng vốn đầu tư của những năm 2018/2019 được kích thích bởi cải cách thuế năm 2017.

Thâm hụt mậu dịch (Trade Balance)

Cán cân mậu dịch (trade balance) mô tả tổng giá trị xuất và nhập cảng hàng hóa của một nền kinh tế. Thâm hụt mậu dịch (trade deficit) xảy ra, nếu giá trị nhập cảng cao hơn xuất cảng, trường hợp ngược lại được gọi là thặng dư mậu dịch. Thâm hụt mậu dịch (trade deficit) được xảy ra từ gần 50 năm qua tại Hoa kỳ và là một trong những mối quan tâm hàng đầu của TT Trump trong chính sách „America First“. Theo ông, an ninh quốc gia Hoa kỳ bị đe dọa khi hàng hoá ngoại quốc tràn ngập thị trường với giá rẻ đe doạ sự sống c̣n của các công ty Hoa kỳ.

Mặc dù xử dụng nhiều biện pháp, nhưng chính quyền của TT vẫn không thể quản lư được số lượng hàng hoá nhập cảng vào Hoa kỳ, con số nhập cảng hàng ngoại quốc vào Hoa kỳ tăng 318 tỷ USD trong ba năm trong nhiệm kỳ TT Trump, từ 2250 tỷ vào năm 2016 lên tới 2568 tỷ vào năm 2019:


https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1722227&stc=1&d=1610201245
Con số thâm hụt mậu dịch gia tăng kỷ lục từ -799 tỷ vào năm 2016 lên tới – 862 tỷ và -950 tỷ USD vào hai năm sau đó:


https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1722228&stc=1&d=1610201245
Theo TT Trump, Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất” và mậu dịch với Trung Quốc là một thảm hoạ đối với Hoa Kỳ. Ông thường than phiền là hàng hoá Trung quốc tràn ngập thị trường Hoa kỳ, mậu dịch với Trung quốc thâm hụt cao và chiếm gần 50% con số tổng thâm hụt trong mậu dịch với các nước trên thế giới. Nhưng dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông thâm hụt mậu dịch gia tăng hơn, theo số liệu của cơ quan thống kê Hoa Kỳ con số thâm hụt đă tăng từ gần -347 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016 lên -375 tỷ và -419 tỷ vào hai năm sau đó, đến năm 2019 thâm hụt mậu dịch mới trở lại vị trí của năm 2016:

https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1722229&stc=1&d=1610201245

Tóm lại, trong những năm 2016 – 2019 tổng số xuất cảng của Hoa kỳ sang các nước trên thế giới tuy gia tăng 13,41%, nhưng nhập cảng hàng hoá từ các nước trên thế giới vào Hoa kỳ cũng tăng hơn 14,14%. Thâm hụt mậu dịch mậu dịch đă không giảm trong nhiệm kỳ TT Donald Trump, trái lại c̣n gia tăng từ -799 tỷ vào năm 2016 lên tới -923 tỷ USD vào năm 2019. Do đó, về mậu dịch với các nước trên thế giới chính sách „America First“ của TT Trump không có tác dụng hữu hiệu.

Kỹ nghệ Hoa kỳ

Trong tranh cử, TT Donald Trump đă từng hứa hẹn là sẽ phục hồi ngành kỹ nghiệp Hoa Kỳ trở lại quy mô như xưa và tạo nhiều công việc làm đặc biệt trong các ngành kỹ nghệ nhôm, sắt thép và xe hơi. Đầu năm 2018, TT Donald Trump đă qui định thuế quan trừng phạt đối với thép và nhôm nhập cảng vào Hoa kỳ, 25% đối với thép và 10% đối với nhôm với lời lẽ đầy hứa hẹn: „Chúng ta sẽ có nhiều việc làm mới và các công ty (Hoa kỳ) sẽ sôi động“.

Nhà nghiên cứu phát triển kinh tế Klaus-Jürgen Gern thuộc viện kinh tế thế giới Kiel, Đức quốc trong bài „Entwicklung der US-Industrie: Kein Trump-Effekt erkennbar“ (Phát triển kỹ nghệ Hoa Kỳ: không nhận diện được hiệu qủa từ Trump) đă phân tích phát triển của ba ngành kỹ nghệ được TT Trump đạc biệt quan tâm hỗ trợ, đ̣ là: ngành nhôm, sắt thép, kỹ nghệ xe hơi. Về số lượng sản xuất, ông Gern có nhận định như sau:



“Nh́n vào sự phát triển của sản xuất trong ba lĩnh vực này, không thể xác định được mức tăng đáng kể trong sản xuất trong những năm của Trump. Trong ngành thép, có sự khắc phục sau suy giảm của những năm 2015/16 và đạt lại mức sản xuất của (Obama) từ những năm 2010 đến 2014. Ngành nhôm giữ mức sản xuất ổn định trong nhiều năm qua. Về kỹ nghệ xe hơi, sản lượng phần lớn không thay đổi. Sự tăng phát triển của kỹ nghệ xe hơi Hoa Kỳ không nằm trong những năm của Trump mà nằm trong những năm của chính quyền Obama, từ 2009 đến 2016“[ii]:


https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1722230&stc=1&d=1610201245
Chính sách quan tâm đặc biệt của chính quyền Trump nhằm thực hiện lời tuyên bố của Tổng thống về sự bùng nổ gia tăng công việc làm đă không xảy ra ở bất kỳ lĩnh vực nào trong ba ngành kỹ nghệ được quan tâm. Về ngành nhôm, số lượng lao động đ́nh trệ, trong khi ngành thép chỉ tăng rất ít so với phát triển kinh tế. Xu hướng gia tăng công việc làm trong ngành kỹ nghệ xe hơi đă được bắt đầu từ năm 2010, sự gia tăng này bị chậm lại dưới thời TT Trump.


https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1722231&stc=1&d=1610201245
Nhà nghiên cứu phát triển kinh tế Gern đă đưa ra kết luận như sau: „Các chiến lược bảo trợ hàng hoá nội địa, áp đặt thuế phạt lên hàng hoá ngoại quốc không cung cấp được động lực tăng trưởng bền vững.“, và “Trump đă không tạo cho kỹ nghệ Hoa kỳ bất kỳ một động lực tích cực nào.“.

Robert E. Scott thuộc Washingtoner Economic Policy Institute (Viện Chính sách Kinh tế Washington) cũng cùng ư kiến với Klaus-Jürgen Gern là thuế quan không cải thiện được ǵ „gần 1.800 nhà máy đă biến mất dưới thời Trump từ năm 2016 đến 2018“[iii].

Nợ công

Hoa kỳ có con số nợ công cao nhất thế giới, vào cuối năm 2020 mức nợ công của Hoa kỳ đạt con số kỷ lục là 27643 tỷ USD. Tăng trưởng nợ công đặc biệt từ năm 2009, tăng 9153 tỷ USD dưới nhiệm kỳ 8 năm của TT Obama và 7650 tỷ trong 4 năm nhiệm kỳ TT Trump.

Khi nhậm chức, Tổng thống Obama phải đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chánh xảy ra năm 2008. TT Trump phải xử lư đại dịch Corona Virus 2020 vẫn c̣n đang diễn ra.


https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1722232&stc=1&d=1610201245
Cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 ảnh hưởng xấu đến mọi ngành trong hệ thống kinh tế Hoa kỳ và phần lớn các quốc gia trên thế giới. Chính quyền một mặt phải tài trợ các doanh nghiệp ngăn chận phá sản, tài trợ người dân thất nghiệp có năm lên tới gần 10%, mặt khác phải đối diện với thâm hụt của ngân sách quốc gia do mức thu thuế thấp kỷ lục. Nợ công do đó đă tăng 5880 tỷ USD trong nhiệm kỳ đầu của chính phủ Obama, con số này giảm xuống rơ rệt vào nhiệm kỳ thứ hai của ông là 3273 tỷ USD.

Tương tự nhiều nước trên thế giới, đại dịch Corona virus cũng hoành hành tại Hoa kỳ khiến hơn 20 triệu người nhiễm bệnh và hơn 346 ngàn người thiệt mạng. Cơn đại dịch ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Hoa kỳ, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 8,89% trong năm 2020. Chính quyền TT Trump qua đó đă phải mượn thêm nợ để hỗ trợ người dân thất nghiệp và doanh nghiệp bị liên can. Tổng số nợ công tăng trong 4 năm qua là 7549 tỷ USD.

Nếu chỉ xem xét thời kỳ b́nh thường của nền kinh tế, 2013-2016 và 2017-2019, chúng ta có những con số như sau:

Tổng số nợ công gia tăng bốn năm 2013-2016 là 3276 tỷ USD
Tổng số nợ công gia tăng ba năm 2017-2019 là 3210 tỷ USD
Nợ công tăng trung b́nh trong bốn năm 2013-2016 là 818 tỷ USD
Nợ công tăng trung b́nh trong ba năm 2017-2019 là 1070 tỷ USD
Dưới thời TT Donald Trump nợ công tăng cao hơn trong nhiệm kỳ TT Obama.

Kết luận

Kết quả phân tích các lănh vực kinh tế quan trọng nêu trên không cho thấy chính sách „America First“ của TT Donald Trump có ảnh hưởng tích cực vào nền kinh tế Hoa kỳ như ông thường tuyên bố là „xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử“.

Nguyễn Hùng theo VB