PDA

View Full Version : Người Việt ở Myanmar kể về ngày quân đội đảo chính


june04
02-02-2021, 07:25
Làm việc trong công xưởng ở Mandalay cả ngày, mạng Internet bị cắt, đến hết chiều 1/2 anh Quang Hải mới hay tin quân đội đă bắt các lănh đạo Myanmar.

"Hôm qua tất cả mạng điện thoại và Internet bị cắt từ khoảng 3h sáng. Đến 17h chiều, khi kết nối được khôi phục, tôi mới biết là đảo chính xảy ra", anh Quang Hải, một lao động Việt ở thành phố Mandalay của Myanmar, cách thủ đô Naypyitaw khoảng 300 km và Yangon khoảng 700 km, chia sẻ với *********.

Quân đội Myanmar sáng 1/2 thông báo bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lănh đạo cấp cao trong đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ (NLD). Động thái này diễn ra sau nhiều tuần căng thẳng giữa hai bên, liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1734957&stc=1&d=1612250690
Quân đội Myanmar cùng xe bọc thép phong toả con đường dẫn tới toà nhà quốc hội ở thủ đô Naypyitaw hôm 2/2. Ảnh: AP.

Anh Hải cho hay hầu hết các đồng nghiệp trong công ty sau khi nhận được thông tin trên đều không ra ngoài để tránh rủi ro. Họ được công ty đảm bảo ăn ở tại chỗ nên cũng không quá lo lắng. Mọi thông tin bên ngoài chỉ tiếp nhận qua mạng và nghe người dân địa phương đồn đại.

Trên trang Facebook của cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar, nhiều người cũng như anh Hải, không hay biết chuyện ǵ đă xảy ra, chỉ thấy đường sá vắng tanh, người dân tập trung mua thực phẩm và rút tiền ở các cây ATM.

Bảo Nguyễn, một người Việt, bày tỏ lo lắng khi không thể liên lạc được với vợ con người bản địa tại Yangon bằng cả Internet lẫn điện thoại.

"Mạng Internet hoạt động được một chút rồi tắt. Ḿnh phải t́m cách gọi điện thoại chứ 4G cũng không sử dụng được", anh cho biết. Khoảng nửa ngày sau, anh thở phào khi liên lạc được với vợ con và biết họ vẫn ổn nhưng không rơ t́nh h́nh những ngày tới sẽ thế nào.

"Hiện đă có lệnh giới nghiêm từ 20h đến 6h sáng hôm sau. Thật buồn cho t́nh h́nh xă hội bên đó. Dịch bệnh vốn đă khiến người dân đủ khổ sở rồi", anh nói thêm.

Cùng ngày, Đại sứ quán Việt Nam ở Yangon đă gửi thông báo tới cộng đồng người Việt và doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar về biến động về chính trị tại nước này. Người Việt được khuyến cáo giữ b́nh tĩnh, lưu ư an ninh an toàn cho cá nhân, gia đ́nh và tập thể, không đi ra khỏi khu vực Yangon, chuẩn bị kế hoạch của cá nhân và gia đ́nh để đảm bảo công việc, sinh hoạt trong khoảng thời gian này, khi có thể c̣n có những diễn biến chính trị khó lường.

"Thời gian tới là dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán, Đại sứ quán xin đề nghị các doanh nghiệp và bà con hạn chế các hoạt động tập trung đông người, không tổ chức hội họp để đảm bảo an toàn, an ninh, đồng thời pḥng chống dịch Covid-19 lây lan", thông báo có đoạn.

Đại sứ quán Việt Nam tại Yangon cho hay sẽ tiếp tục theo dơi và thông tin đến các doanh nghiệp, bà con khi có diễn biến t́nh h́nh mới, nhưng lưu ư việc thông tin liên lạc hiện nay có những lúc bị gián đoạn và sẽ t́m cách khắc phục để thông tin sớm nhất có thể đến cộng đồng.

Anh Vũ Hoàn, một phiên dịch viên đang làm việc cho doanh nghiệp Đài Loan ở Yangon, cho hay từ đêm 31/1, anh bất ngờ được công ty thông báo nghỉ làm v́ "có biến".

"Dường như một số người Myanmar đă có được thông tin ṛ rỉ về cuộc đảo chính. Khoảng 5h sáng, mạng Internet bị cắt và đến 10h th́ thông tin bà Suu Kyi bị bắt xuất hiện trên báo chí", anh kể.

Sau khi nhận được thông báo từ Đại sứ quán Việt Nam, anh và các lao động trong công ty đều chủ động ở nhà, không ra ngoài. Gần trưa, anh Hoàn tranh thủ ra siêu thị cách nhà khoảng 1 km để mua thực phẩm, nước uống, hoa quả dự trữ cho những ngày tới.

"Người dân xếp hàng mua thực phẩm đông lắm. Tuy lo sợ Covid-19 nhưng tôi cũng đành phải đi, đeo khẩu trang và xịt khuẩn đầy đủ mới an tâm", anh nói.

Chị Thanh Huỳnh, sống ở Yangon, cho biết sau 12h trưa hôm qua, người dân ùn ùn đổ đi mua đồ dự trữ khiến giá cả tăng vọt. Đến hôm nay, t́nh h́nh đời sống đă trở lại b́nh thường.

"Đường phố hơi vắng lặng đột ngột, giá cả ở chợ búa có tăng lên, tuy nhiên, mọi người vẫn b́nh yên", chị nói. "Chưa xảy ra bạo động nhưng nói chung ai cũng lo lắng v́ không biết tương lai sẽ ra sao. Năm nay vừa phong toả ngăn Covid-19 lại thêm đảo chính, chắc người Việt ở đây không có Tết rồi".

Chị Huỳnh cho hay nhiều người Việt tại Myanmar rất muốn về quê đón Tết cùng gia đ́nh nhưng t́nh h́nh dịch bệnh chưa thuyên giảm nên một số doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh, khiến họ cũng gặp khó khăn về tài chính.

Anh Thành Du, ở ngoại ô Yangon, cũng đang mong chuyến bay về Việt Nam nhưng sẽ phải chờ qua Tết.

"Bản thân tôi đă hoàn thành công việc ở đây và chỉ mong được an b́nh", anh Du nói. "Với người dân Myanmar, tôi thấy thương cho họ. Tôi nghe thông tin sau 3 ngày nếu không có ǵ thay đổi, những người ủng hộ chính quyền sẽ tổ chức biểu t́nh".

Chính quyền quân sự Myanmar đă tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm, cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng, công bố danh sách 11 người được bổ nhiệm vị trí lănh đạo các bộ. Lực lượng này cũng cam kết sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới và trao lại quyền cho bên giành chiến thắng.

Mỹ, Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia đă phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ư chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại ḥa b́nh.

Anh Hoàn, anh Hải hay chị Huỳnh đều mong muốn người dân có đời sống ổn định, trong khi anh Du tin Mỹ và các quốc gia khác sẽ siết chặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với giới lănh đạo quân sự Myanmar. Bất ổn chính trị cũng có thể thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn khỏi Myanmar, khiến cuộc sống của người dân nước này sẽ càng khó khăn.

"Dịch bệnh tràn lan, nay có chính biến nữa ắt sẽ xảy ra tang thương. Tôi mong muốn quân đội sẽ thả những người bị bắt, theo nguyện vọng của người dân. Bà Suu Kyi phạm tội ǵ th́ phải xét xử rơ ràng", anh Du nói.

koorlie
02-02-2021, 08:12
anh Quang Hải, một lao động Việt...

Bảo Nguyễn, không thể liên lạc được với vợ con người bản địa...

Anh Vũ Hoàn, một phiên dịch viên...

Chị Thanh Huỳnh, sống ở Yangon...

Anh Thành Du, ở ngoại ô Yangon...
Dân báo bịp của CSVN được học cách viết báo thời sự "one single page, 1200 words" bằng cách trước tiên là đặt ra 5 nhân vật, có trống có mái, và rải quanh bằng những chi tiết thời sự thật có giả có, xoay quanh 5 nhân vật giả tưởng đó.

Ở trên là 5 nhân vật không có thật trên trái đất này, ở rải rác đó đây không thể liên lạc được cùng ai trong cơn biến động, mà chỉ có thể báo cáo về tác giả bài này.

Tác giả viết báo tiếng VN cho dân trong nước đồng thời cũng để dân VN hải ngoại đọc luôn cho có cảm giác "quốc tế hóa", flip ngược họ và tên lại như "Bảo Nguyễn", một việc không cần thiết nhưng lại là thủ thuật "đánh ch́m" người đọc vô bài báo.

Anh Hoàn, anh Hải hay chị Huỳnh đều mong muốn người dân có đời sống ổn định, trong khi anh Du tin Mỹ và các quốc gia khác sẽ siết chặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với giới lănh đạo quân sự Myanmar. Bất ổn chính trị cũng có thể thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn khỏi Myanmar, khiến cuộc sống của người dân nước này sẽ càng khó khăn.

"Dịch bệnh tràn lan, nay có chính biến nữa ắt sẽ xảy ra tang thương...
Không có dân lao động lang bạt tha phương cầu thực nào nói những lời u uẩn như trên cả. Họ chỉ muốn biết t́nh h́nh có ok chưa để họ tiếp tục đi cày!

Ở trên là lời lẽ trau chuốt của mụ tác giả tự viết ra, cũng là lời nhắn nhủ của chính phủ CSVN thông qua một kẻ viết báo automatic được đào tạo ra như robot.

Lời nhắn này ru ngủ người VN, là những người đang ngủ sẵn cả 2 thế hệ rồi.

Họ không có dám nhúc nhích ǵ ráo, CSVN lo xa quá nên cứ quen cái tật viết ra là... ru.

francesco
02-03-2021, 20:37
don cho vao goc tuong
chung se can
it ra tui nay cung can dam hon so voi nhieu dan toc khac