PDA

View Full Version : 4 loại thực phẩm sẽ phát nổ trong ḷ vi sóng


sunshine1104
02-12-2021, 03:02
Tin tức buổi tối Vũ Hán (Trung Quốc) đưa tin vào tháng 11/2015 ông Zhu ở Hồ Bắc đổ đầy nước vào một cái bát nhựa, cho trứng vào bát và đun nóng bằng ḷ vi sóng. Hai phút sau, ông mở ḷ vi sóng ra, quả trứng bắt ngờ nổ tung khắp mọi nơi, thậm chí bắn cả vào mắt của ông Zhu khiến mí mắt và nhăn cầu đều bị vỡ, 2 mắt mù hoàn toàn.

Quả thực, đây chỉ là một trong số ít những hậu quả của việc chọn sai loại thực phẩm để cho vào ḷ vi sóng. Ḷ vi sóng vốn là đồ dụng nhà bếp quen thuộc trong nhiều gia đ́nh nhưng nếu không để ư mà lỡ cho 4 loại thực phẩm này vào th́ sớm muộn nó cũng trở thành quả bom chực chờ phát nổ, có thể gây hại lớn và để lại nhiều di chứng cho sức khỏe của con người.

1. Thực phẩm có vỏ cứng, dai
Ví dụ điển h́nh nhất như trứng, hạt dẻ, khoai tây, xúc xích... cũng như các loại trái cây có vỏ tương đối săn chắc như kiwi, nho, cam... Sau khi làm nóng trong ḷ vi sóng, các loại thực phẩm này được lấy ra ngoài rất có thể sẽ bất ngờ phát nổ kèm theo tiếng nổ lớn và dễ dàng bắn vào mặt, mắt, miệng...

Tại sao chuyện này xảy ra? Điều này là bởi khi chúng ta làm nóng thực phẩm bằng lửa thường, thực phẩm sẽ nóng từ ngoài vào trong. Nếu dùng ḷ vi sóng th́ ngược lại, thực phẩm sẽ nóng từ trong ra ngoài, tạo ra một lượng lớn hơi nước bên trong lớp vỏ, càng được đun nóng lâu, lượng hơi nước bị dồn nén bên trong lớp vỏ càng lớn và khi áp lực lên lớp vỏ quá lớn th́ sẽ xảy ra hiện tượng phát nổ.

V́ vậy, tốt nhất không nên nấu các loại thực phẩm có vỏ cứng, dai trong ḷ vi sóng, nếu muốn sử dụng ḷ vi sóng th́ bắt buộc bạn phải loại bỏ phần vỏ của thực phẩm, hoặc có thể dùng tăm hoặc nĩa chọc thủng bề mặt vỏ để hơi nước được tạo thành trong quá tŕnh làm nóng thực phẩm có thể thoát ra ngoài và ngăn chặn nguy cơ phát nổ.

2. Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và độ ẩm thấp
Chẳng hạn như các loại hạt, thịt ở phần bụng lợn, pho mát, đồ chiên... Do có ít hơi ẩm nên khi nhiệt độ bên trong các loại thực phẩm này tăng nhanh sau khi đun bằng ḷ vi sóng rất dễ bị cháy xém, thậm chí là cháy nổ. Nếu bắt buộc phải sử dụng, bạn phải kiểm soát chặt chẽ thời gian nấu.

Ngoài ra, độ ẩm của thịt cá khô cũng rất thấp, khi đun bằng ḷ vi sóng rất dễ bị cháy xém và sinh ra chất gây ung thư.

3. Ớt khô
Ớt khô chứa ít nước, chất capsaicin trong đó dễ bay hơi và không ổn định, rất dễ bắt lửa sau khi đun bằng ḷ vi sóng. Do đó, chỉ cần một mồi lửa nhỏ cũng có thể phát nổ. Ngoài ra, các chất bay hơi này cũng có thể gây kích ứng mắt và cổ họng. V́ vậy, đây chắc chắn không phải thực phẩm nên được đặt vào ḷ vi sóng.

4. Nước
Một số trường hợp đă được ghi nhận là đun nước bằng ḷ vi sóng, sau khi lấy cốc nước ra th́ thấy nước không sôi nhưng ngay lúc đó, cả cốc nước nóng bất ngờ bắn tung, có thể văng rất xa, gây nguy hiểm cho vùng mặt và tay của con người.

Thực tế, khi chúng ta đun nước theo kiểu truyền thống dùng lửa, nước sẽ sôi ùng ục và trào ra ngoài khi đạt đến độ sôi. Nhưng khi làm nóng nước bằng ḷ vi sóng, nước không trào ra dù nhiệt độ vẫn tăng lên và thậm chí vượt quá nhiệt độ sôi của nước. Lúc này, nếu có bất kỳ chuyển động nào, nước sẽ sôi lên dữ dội.

Các chất lỏng khác như sữa, súp… không dễ bị nóng quá mức giống như trường hợp của nước nhưng v́ trong đó c̣n có các thành phần khác nên nếu được làm nóng quá lâu trong ḷ vi sóng th́ sẽ dễ xảy ra hiện tượng trào ra khỏi hộp đựng dù không có chuyển động.

V́ vậy, đối với thức ăn lỏng như sữa, súp, cháo và các loại ngũ cốc khác, hăy sử dụng hộp đựng có miệng rộng khi hâm trong ḷ vi sóng và không đổ nước quá nhiều. C̣n với việc đun nước bằng ḷ vi sóng th́ tốt nhất là đừng nên làm bởi chắc chắn bạn có nhiều cách khác nhau gọn và an toàn hơn để có nước sôi.