goodidea
03-20-2021, 02:42
Nghệ sĩ Lê Hằng qua đời tối 18/3 sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư đại tràng, hưởng thọ 86 tuổi.
Chị Thủy - con gái nghệ sĩ - cho biết bà ra đi trong ṿng tay của con cháu tại Bệnh viện 108. Những ngày cuối đời, bà điều trị tại nhà riêng theo ư nguyện. Tuy nhiên, hôm 16/3, bà yếu hơn, khó thở, các con lại đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Nghệ sĩ phát hiện bệnh từ đầu năm 2020 khi ở giai đoạn cuối. Tháng 9 cùng năm, bệnh trở nặng, ung thư di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Trong suốt quá tŕnh chữa trị, bà thể hiện tinh thần lạc quan. Những lúc tỉnh táo, nghệ sĩ thích nghe nhạc, lẩm nhẩm theo giai điệu quen thuộc hoặc tṛ chuyện cùng con cháu. Chị Thủy cho biết cách đây hơn 10 năm, bà bị đột quỵ, mất giọng nên không hát được nữa. Trước đó, bà vẫn đi hát cùng các đoàn cựu chiến binh cho đỡ nhớ nghề.
Nhà văn Nguyễn Trương Quư đau buồn khi nghe tin. Anh từng có thời gian gặp gỡ, tṛ chuyện với nghệ sĩ khi thực hiện cuốn sách Một thời Hà Nội hát năm 2018. Lần đầu gặp, Trương Quư ấn tượng với vẻ đẹp dịu dàng, thái độ niềm nở, thân thiện của bà. Bà kể về âm nhạc, những kỷ niệm trong suốt thời gian làm nghề để anh có tư liệu viết sách. "Cô không có sự xa cách của một nghệ sĩ gạo cội. Trong suốt quá tŕnh viết sách, cô hỗ trợ tôi rất nhiệt t́nh", anh nói. Trước Tết, Trương Quư ghé thăm nghệ sĩ, khi đó đang chữa trị tại bệnh viện. Cả hai tṛ chuyện về sách, âm nhạc. Bà hồ hởi, mắt ánh lên niềm vui khi nhắc về chủ đề ḿnh yêu thích.
Thập niên 1950, bà là nghệ sĩ của rạp Đại Đồng (Hà Nội) mà nhạc sĩ Đoàn Chuẩn làm giám đốc. Bà là nàng thơ trong nhiều tác phẩm của ông như Lá đổ muôn chiều, Tà áo xanh, Chiếc lá cuối cùng, Bài ca bị xé, Tâm sự, Màu nắng có bao giờ phai đâu... Những câu hát "Nhưng mỗi mùa thu khi lá vàng bay về dưới đời/ Đường về xa lắm đó người ơi/ Nhớ em từ làn môi đôi mắt/ Đời vắng em rồi vui với ai" (Lá đổ muôn chiều) lấy cảm hứng từ bà. Tuy nhiên, bà không thể hiện ca khúc nào của Đoàn Chuẩn.
https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1759628&stc=1&d=1616208109
Nghệ sĩ Lê Hằng theo thời gian. Ảnh: Nhà văn Trương Quư.
Nghệ sĩ Lê Hằng tên thật là Lê Lệ Hảo, sinh năm 1935 tại làng Giáp Nhị, Thanh Tŕ, Hà Nội. Bà từng đoạt giải nhất kỳ thi hát tại Đài phát thanh Hà Nội 1953 nhờ ca khúc Đêm xuân dạ khúc của nhạc sĩ Phạm Duy. Bà ghi dấu ấn với chất giọng soprano, cao, trong trẻo qua loạt ca khúc Trước ngày hội bắn (Trịnh Quư), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Câu ḥ bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp), Đêm xuân (Phạm Duy)... Năm 1984, bà được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú đợt đầu.
Lễ viếng nghệ sĩ Lê Hằng diễn ra vào 9h30 ngày 22/3 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, linh cữu sau đó được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ, Hà Nội.
VietBF@sưu tập
Chị Thủy - con gái nghệ sĩ - cho biết bà ra đi trong ṿng tay của con cháu tại Bệnh viện 108. Những ngày cuối đời, bà điều trị tại nhà riêng theo ư nguyện. Tuy nhiên, hôm 16/3, bà yếu hơn, khó thở, các con lại đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Nghệ sĩ phát hiện bệnh từ đầu năm 2020 khi ở giai đoạn cuối. Tháng 9 cùng năm, bệnh trở nặng, ung thư di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Trong suốt quá tŕnh chữa trị, bà thể hiện tinh thần lạc quan. Những lúc tỉnh táo, nghệ sĩ thích nghe nhạc, lẩm nhẩm theo giai điệu quen thuộc hoặc tṛ chuyện cùng con cháu. Chị Thủy cho biết cách đây hơn 10 năm, bà bị đột quỵ, mất giọng nên không hát được nữa. Trước đó, bà vẫn đi hát cùng các đoàn cựu chiến binh cho đỡ nhớ nghề.
Nhà văn Nguyễn Trương Quư đau buồn khi nghe tin. Anh từng có thời gian gặp gỡ, tṛ chuyện với nghệ sĩ khi thực hiện cuốn sách Một thời Hà Nội hát năm 2018. Lần đầu gặp, Trương Quư ấn tượng với vẻ đẹp dịu dàng, thái độ niềm nở, thân thiện của bà. Bà kể về âm nhạc, những kỷ niệm trong suốt thời gian làm nghề để anh có tư liệu viết sách. "Cô không có sự xa cách của một nghệ sĩ gạo cội. Trong suốt quá tŕnh viết sách, cô hỗ trợ tôi rất nhiệt t́nh", anh nói. Trước Tết, Trương Quư ghé thăm nghệ sĩ, khi đó đang chữa trị tại bệnh viện. Cả hai tṛ chuyện về sách, âm nhạc. Bà hồ hởi, mắt ánh lên niềm vui khi nhắc về chủ đề ḿnh yêu thích.
Thập niên 1950, bà là nghệ sĩ của rạp Đại Đồng (Hà Nội) mà nhạc sĩ Đoàn Chuẩn làm giám đốc. Bà là nàng thơ trong nhiều tác phẩm của ông như Lá đổ muôn chiều, Tà áo xanh, Chiếc lá cuối cùng, Bài ca bị xé, Tâm sự, Màu nắng có bao giờ phai đâu... Những câu hát "Nhưng mỗi mùa thu khi lá vàng bay về dưới đời/ Đường về xa lắm đó người ơi/ Nhớ em từ làn môi đôi mắt/ Đời vắng em rồi vui với ai" (Lá đổ muôn chiều) lấy cảm hứng từ bà. Tuy nhiên, bà không thể hiện ca khúc nào của Đoàn Chuẩn.
https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1759628&stc=1&d=1616208109
Nghệ sĩ Lê Hằng theo thời gian. Ảnh: Nhà văn Trương Quư.
Nghệ sĩ Lê Hằng tên thật là Lê Lệ Hảo, sinh năm 1935 tại làng Giáp Nhị, Thanh Tŕ, Hà Nội. Bà từng đoạt giải nhất kỳ thi hát tại Đài phát thanh Hà Nội 1953 nhờ ca khúc Đêm xuân dạ khúc của nhạc sĩ Phạm Duy. Bà ghi dấu ấn với chất giọng soprano, cao, trong trẻo qua loạt ca khúc Trước ngày hội bắn (Trịnh Quư), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Câu ḥ bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp), Đêm xuân (Phạm Duy)... Năm 1984, bà được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú đợt đầu.
Lễ viếng nghệ sĩ Lê Hằng diễn ra vào 9h30 ngày 22/3 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, linh cữu sau đó được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ, Hà Nội.
VietBF@sưu tập