PDA

View Full Version : SSI mất ngôi đầu về thị phần môi giới chứng khoán


Cupcake01
04-06-2021, 02:29
VPS vượt qua SSI để lần đầu tiên đứng vị trí số một về thị phần môi giới trên HoSE trong quư I.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố top 10 công ty có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền lớn nhất quư I với sự thay đổi vị trí dẫn đầu sau nhiều năm.

Cụ thể, VPS trở thành công ty có thị phần môi giới lớn nhất với 13,24%, tăng tới 2,4% so với quư IV/2020. SSI xếp thứ hai với 11,89% thị phần, cao hơn 0,24% so với quư gần nhất. Ba vị trí tiếp theo trong top 5 lần lượt thuộc về HSC, VNDirect và VCSC (Bản Việt).

Trước đó, SSI giữ vị trí số một về thị phần môi giới trên HoSE trong 8 quư liên tiếp trước khi bị VPS chiếm ngôi đầu. C̣n tính theo năm, thời gian SSI giữ thế độc tôn về thị phần môi giới trên HoSE lên tới 7 năm liên tục từ 2014.

Với việc vượt qua SSI trên HoSE, VPS đang dẫn đầu toàn bộ thị trường về thị phần môi giới chứng khoán. Trong bảng xếp hạng do Sở Giao dịch Hà Nội (HNX) công bố hôm nay, VPS cũng đứng số một về thị phần môi giới cổ phiếu trên HNX (13%), UPCoM (16,72%) và thị trường phái sinh (54%).

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1769620&stc=1&d=1617676167
Một pḥng giao dịch của SSI tại đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM. Ảnh: SSI.

Công ty này bắt đầu đà tăng thị phần môi giới nhanh chóng trên HoSE trong năm 2020. Quư I năm ngoái, VPS mới xếp ở vị trí thứ 6 với 5,25% thị phần nhưng đến quư IV đă tăng hơn gấp đôi thị phần lên 10,84% và leo lên vị trí thứ hai trước khi soán ngôi đầu của SSI.

Với việc ḍng tiền của các nhà đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán ngày càng gia tăng trước tỷ suất sinh lời hấp dẫn khi VN-Index liên tục tăng điểm, các công ty chứng khoán cũng đang cạnh tranh gắt gao để giành thị phần qua việc miễn, giảm phí giao dịch, lăi vay margin và đầu tư vào công nghệ.

Trước việc mất ngôi đầu về thị phần môi giới trên HoSE sau nhiều năm, Tổng giám đốc SSI Nguyễn Hồng Nam chia sẻ “thị phần là một tiêu chí đánh giá quan trọng đối với mỗi công ty chứng khoán nhưng chắc chắn không phải mục tiêu hoạt động duy nhất”.

Ông Nam cũng cho rằng sự cạnh tranh là cần thiết để thúc đẩy thị trường chung phát triển.

VietBF @ Sưu tầm