PDA

View Full Version : 'Hùng hổ' dùng bom, Trung Quốc phạm sai lầm lớn nhất ngành khảo cổ khiến 3000 cổ vật quư bị hủy hoại


therealrtz
05-22-2021, 01:40
Đoàn khảo cổ thiếu kinh nghiệm đă phạm phải một sai lầm khủng khiếp khi khai quật lăng mộ vua Minh.

Có thể nói việc khai quật Định Lăng của Hoàng đế Vạn Lịch – vị vua thứ 13 của nhà Minh là một trong những quyết định sai lầm nhất trong ngành khảo cổ Trung Quốc. Thậm chí câu chuyện về cuộc khai quật này đă trở thành giai thoại khảo cổ nổi tiếng nhất tại Trung Quốc.

Mọi chuyện bắt đầu kể từ năm 1955, khi Quách Mạt Nhược được phân công nhiệm vụ khai quật khu lăng mộ của triều đại nhà Minh và cải tạo thành một bảo tàng ngầm dưới ḷng đất. Mặc dù lúc bấy giờ kỹ thuật khảo cổ tại Trung Quốc c̣n rất non kém, khó có thể ứng phó với công việc khai quật tại khu lăng mộ to lớn như thế nhưng một ủy ban khai quật vẫn được tổ chức.

Quân số của ủy ban này có thêm hơn 60 nông dân sống quanh khu vực lăng mộ nhà Minh. Do các lăng mộ quá lớn nên họ quyết định tiến hành đào Minh Định Lăng.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1795267&stc=1&d=1621647591

Dù Định Lăng không lớn nhưng việc xây dựng vẫn hết sức quy củ, v́ thế phải hơn 1 năm, đoàn khảo cổ mới t́m được lối vào. Lối vào địa cung lại bị phong tỏa bởi một bức tường cao 8,8m và dày 1,6m.

Để đẩy nhanh tiến độ, Quách Mạt Nhược đă cho trực tiếp sử dụng thuốc nổ. Hành động liều lĩnh này đă khiến cho toàn bộ cấu trúc của lăng mộ cũng các di vật quư giá bên trong bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, sau khi vào được chủ thất của hoàng đế, đoàn khảo cổ đă t́m được một số lượng lớn những bảo vật bên trong. Theo số liệu công bố, vật tùy táng bên trong có tới hơn 3.000 văn vật gồm rất nhiều đá quư, trân châu cùng nhiều vật phẩm và tơ lụa.

Sau đó, đoàn khảo cổ lại mắc phải sai lầm thứ 2 là vội vàng mở cửa khiến cho môi trường chân không bên trong bị phá hoại, đặc biệt là tơ lụa bị tiếp xúc với không khí đột ngột nên ngay lập tức đă hóa thành tro.

Thậm chí long bào của vua Vạn Lịch được dệt theo kỹ thuật đă thất truyền, 10 năm mới có thể hoàn thành cũng bị hủy v́ oxy hóa. Ngoài ra, đoàn khảo cổ c̣n thu thập các mẫu văn vật bằng tay không, đồng thời sử dụng thuốc bảo quản không tốt khiến cho nhiều thứ không c̣n phục hồi lại h́nh dạng ban đầu.

Rất nhiều những vật phẩm bằng gỗ, giấy khác bị trải qua nhiệt độ thất thường và hơi ẩm nên cũng bị mục rữa nhanh chóng.

Ngay cả quan tài làm bằng gỗ quư của vua và hoàng hậu cũng bị đoàn khảo cổ vứt ra khe núi v́ cho rằng không có giá trị ǵ. Kỳ lạ hơn, sau này những người từng tham gia vào việc khai quật hay có liên quan tới vụ việc này đều gặp phải tai họa khủng khiếp mà không rơ nguyên nhân.

Qua những sai lầm chết người này, có thể thấy, không có kinh nghiệm cũng như sự thiếu hiểu biết đă khiến cho hàng ngh́n cổ vật quư báu bị hủy hoại, quả thực rất đáng tiếc cho thế hệ sau này.

VietBF @ Sưu tầm