Cupcake01
06-08-2021, 01:46
Quân đội Trung Quốc hiện đang sở hữu khoảng 1.300 tên lửa đạn đạo có tầm bắn đủ sức vươn tới các căn cứ chiến lược của Không quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Theo cây bút David Axe của tờ Forbes, trong suốt nhiều thập kỷ qua, Không quân Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều tập trung lực lượng mạnh nhất của họ ở hai nơi, một là Căn cứ Không quân Kadena ở tỉnh Okinawa của Nhật Bản, hai chính là Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam.
Trong đó, căn cứ Kadena được Không quân Mỹ sử dụng để triển khai các phi đội tiêm kích, còn căn cứ Andersen là nơi đặt các máy bay ném bom chiến lược tầm xa và máy bay hỗ trợ cỡ lớn.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1806063&stc=1&d=1623116735
Các tiêm kích F-15 của Không quân Mỹ đang được triển khai ở căn cứ Kadena. Ảnh: Không quân Mỹ.
Trung Quốc rõ ràng đã để mắt tới các căn cứ trên từ lâu và họ dần có được một chiến lược đơn giản để vô hiệu hóa sức mạnh không quân của Mỹ trong khu vực. Với kho tên lửa đạn đạo lên đến hàng ngàn đơn vị (phi hạt nhân), trong thời chiến, Bắc Kinh hoàn toàn có thể sử dụng số vũ khí này để phá hủy đường băng, sân đỗ, nhà chứa máy bay, kho nhiên liệu của hai căn cứ Mỹ.
Cụ thể, lực lượng tên lửa Trung Quốc đang sở hữu khoảng 1.300 tên lửa đạn đạo có tầm bắn đủ sức vươn tới Kadena và Andersen kể cả khi chúng được bắn đi từ các vị trí nằm trong bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Không quân Mỹ nhận thức rõ về mối đe dọa này, họ cũng có kế hoạch riêng để hạn chế tối đa thiệt hại từ các cuộc tấn công tên lửa từ Trung Quốc. Một trong số đó là phân tán lực lượng đến hàng chục căn cứ nằm rải rác ở Tây Thái Bình Dương có quy mô nhỏ hơn, từ đó làm suy yếu đòn tấn công của tên lửa Trung Quốc.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1806064&stc=1&d=1623116735
Trong bản đồ là một số căn cứ không quân của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, bên cạnh các căn cứ chính ở Nhật Bản và Guam.
Tuy nhiên, Không quân Mỹ lại không nói rõ họ sẽ sử dụng chuỗi căn cứ nào cho kế hoạch trên.
Theo David Axe, số căn cứ mà Mỹ có thể chọn làm các sân bay dã chiến tạm thời ở Tây Thái Bình Dương không nhiều, do đó vẫn có thể đưa ra một số phỏng đoán về chuỗi căn cứ dự phòng của Washington khi chiến tranh với Trung Quốc nổ ra.
Cũng theo cây bút của Forbes, các vùng lãnh thổ của Mỹ và một số đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương sẽ được lựa chọn cho kế hoạch này, trong các căn cứ quan trọng nhất sẽ được đặt xung quanh Philippines. Ngoài ra, họ còn có sự hỗ trợ của các tàu sân bay thuộc Hạm đội 7.
Trong một tuyên bố mới đây, khi nhắc đến chuỗi căn cứ không quân dự phòng ở ở Tây Thái Bình Dương, Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Đại tướng Kenneth S. Wilsbach đã mô tả các căn cứ này như một "tảng bê tông" ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc.
"Chúng tôi có kế hoạch cho tất cả các sân bay trong khu vực, một số trong số đó đáp ứng các tiêu chí và chúng thuộc về một phần của chuỗi căn cứ i mà chúng tôi gọi là 'cụm'", tướng Wilsbach nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái.
Theo như lý thuyết của Không quân Mỹ, máy bay, nhiên liệu, vũ khí và vật tư sẽ di chuyển từ các căn cứ chính sang các căn cứ phụ. Việc di chuyển luân phiên giúp lực lượng máy bay an toàn trước tên lửa Trung Quốc
Ngoài ra, mọi đảo quốc ở Thái Bình Dương về cơ bản đều sẵn sàng tiếp đón lực lượng Không quân Mỹ, điều này bổ sung thêm ít nhất nửa tá đường băng khác vào danh sách căn cứ dự phòng của Mỹ. Lầu Năm Góc cũng từng có kế hoạch đưa các phi đội máy bay ném bom đến Darwin, Australia thay vì đặt chúng dưới tầm bắn của tên lửa Trung Quốc.
VietBF @ Sưu tầm
Theo cây bút David Axe của tờ Forbes, trong suốt nhiều thập kỷ qua, Không quân Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều tập trung lực lượng mạnh nhất của họ ở hai nơi, một là Căn cứ Không quân Kadena ở tỉnh Okinawa của Nhật Bản, hai chính là Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam.
Trong đó, căn cứ Kadena được Không quân Mỹ sử dụng để triển khai các phi đội tiêm kích, còn căn cứ Andersen là nơi đặt các máy bay ném bom chiến lược tầm xa và máy bay hỗ trợ cỡ lớn.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1806063&stc=1&d=1623116735
Các tiêm kích F-15 của Không quân Mỹ đang được triển khai ở căn cứ Kadena. Ảnh: Không quân Mỹ.
Trung Quốc rõ ràng đã để mắt tới các căn cứ trên từ lâu và họ dần có được một chiến lược đơn giản để vô hiệu hóa sức mạnh không quân của Mỹ trong khu vực. Với kho tên lửa đạn đạo lên đến hàng ngàn đơn vị (phi hạt nhân), trong thời chiến, Bắc Kinh hoàn toàn có thể sử dụng số vũ khí này để phá hủy đường băng, sân đỗ, nhà chứa máy bay, kho nhiên liệu của hai căn cứ Mỹ.
Cụ thể, lực lượng tên lửa Trung Quốc đang sở hữu khoảng 1.300 tên lửa đạn đạo có tầm bắn đủ sức vươn tới Kadena và Andersen kể cả khi chúng được bắn đi từ các vị trí nằm trong bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Không quân Mỹ nhận thức rõ về mối đe dọa này, họ cũng có kế hoạch riêng để hạn chế tối đa thiệt hại từ các cuộc tấn công tên lửa từ Trung Quốc. Một trong số đó là phân tán lực lượng đến hàng chục căn cứ nằm rải rác ở Tây Thái Bình Dương có quy mô nhỏ hơn, từ đó làm suy yếu đòn tấn công của tên lửa Trung Quốc.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1806064&stc=1&d=1623116735
Trong bản đồ là một số căn cứ không quân của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, bên cạnh các căn cứ chính ở Nhật Bản và Guam.
Tuy nhiên, Không quân Mỹ lại không nói rõ họ sẽ sử dụng chuỗi căn cứ nào cho kế hoạch trên.
Theo David Axe, số căn cứ mà Mỹ có thể chọn làm các sân bay dã chiến tạm thời ở Tây Thái Bình Dương không nhiều, do đó vẫn có thể đưa ra một số phỏng đoán về chuỗi căn cứ dự phòng của Washington khi chiến tranh với Trung Quốc nổ ra.
Cũng theo cây bút của Forbes, các vùng lãnh thổ của Mỹ và một số đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương sẽ được lựa chọn cho kế hoạch này, trong các căn cứ quan trọng nhất sẽ được đặt xung quanh Philippines. Ngoài ra, họ còn có sự hỗ trợ của các tàu sân bay thuộc Hạm đội 7.
Trong một tuyên bố mới đây, khi nhắc đến chuỗi căn cứ không quân dự phòng ở ở Tây Thái Bình Dương, Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Đại tướng Kenneth S. Wilsbach đã mô tả các căn cứ này như một "tảng bê tông" ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc.
"Chúng tôi có kế hoạch cho tất cả các sân bay trong khu vực, một số trong số đó đáp ứng các tiêu chí và chúng thuộc về một phần của chuỗi căn cứ i mà chúng tôi gọi là 'cụm'", tướng Wilsbach nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái.
Theo như lý thuyết của Không quân Mỹ, máy bay, nhiên liệu, vũ khí và vật tư sẽ di chuyển từ các căn cứ chính sang các căn cứ phụ. Việc di chuyển luân phiên giúp lực lượng máy bay an toàn trước tên lửa Trung Quốc
Ngoài ra, mọi đảo quốc ở Thái Bình Dương về cơ bản đều sẵn sàng tiếp đón lực lượng Không quân Mỹ, điều này bổ sung thêm ít nhất nửa tá đường băng khác vào danh sách căn cứ dự phòng của Mỹ. Lầu Năm Góc cũng từng có kế hoạch đưa các phi đội máy bay ném bom đến Darwin, Australia thay vì đặt chúng dưới tầm bắn của tên lửa Trung Quốc.
VietBF @ Sưu tầm