PDA

View Full Version : Trung Quốc càng trịch thượng, "diều hâu" Úc càng đông đảo


vuitoichat
07-06-2021, 13:13
Mục tiêu bị trả đũa kinh tế hàng loạt từ mùa xuân 2020, nước Úc vẫn sẵn sàng đối đầu với đối tác thương mại lớn nhất của ḿnh, củng cố liên minh với Hoa Kỳ tại Ấn Độ-Thái B́nh Dương đồng thời tăng cường quốc pḥng. Sau dịp kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản, Trung Quốc là chủ đề tiếp tục được mổ xẻ. Trên trang địa chính trị, Le Monde ví von « Úc : Trung Quốc được mời ở lại ngoài khơi ».
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1822713&stc=1&d=1625577166
Rượu vang Úc trưng bày tại hội chợ xuất nhập khẩu Thượng Hải ngày 05/11/2020. Mặt hàng này sau khi Úc đ̣i điều tra nguồn gốc Covid, đă bị Trung Quốc đánh thuế đến 218%. AP - Mark Schiefelbein

Dân Úc phẫn nộ trước yêu sách 14 điểm của Bắc Kinh

Bài điều tra chiếm hai trang báo khổ lớn kể lại cuộc gặp giữa nhà báo Jonathan Kearsley của kênh truyền h́nh 9News và một nhà ngoại giao Trung Quốc ngày 17/11/2020. Từ nhiều tháng qua, Kearsley rất muốn hẹn phỏng vấn đại sứ Trung Quốc : quan hệ hai nước đột ngột xấu đi sau khi Canberra vào tháng Tư đ̣i hỏi mở điều tra về nguyên nhân đại dịch Covid. Nhà ngoại giao trao cho một tờ giấy có danh sách 14 điểm mà Bắc Kinh tức giận đ̣i Úc sửa đổi, từ việc kêu gọi điều tra về con virus ở Vũ Hán, can dự vào Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan cho đến « giọng điệu không thân thiện » của truyền thông Úc. Nhà báo vô cùng ngạc nhiên v́ sự thô bạo của thông điệp.

Khi biết được danh sách khó tin này, công chúng Úc sững sờ v́ vụ bắt chẹt. Thủ tướng Scott Morrison đáp trả : « Các giá trị của chúng ta, nền dân chủ chúng ta, chủ quyền của chúng ta là không thể thương lượng ! ». Ông chủ trương « kiên nhẫn chiến lược » : không khiêu khích, không quá trớn nhưng không bao giờ lùi bước. Tuy nhiên, trong bối cảnh Washington coi Bắc Kinh là đối thủ chính và Ấn Độ-Thái B́nh Dương trở thành tâm điểm, Úc phải t́m cách tự vệ trước mối đe dọa Trung Quốc. Canberra có biện pháp chống can thiệp và củng cố đoàn kết quốc gia, đồng thời tăng chi tiêu quốc pḥng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Kinh tế Úc được lợi từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, nước tiêu thụ phần lớn lượng khoáng sản và nông sản xuất khẩu của Úc. Sau hiệp định tự do mậu dịch năm 2015 xuất nhập khẩu bùng nổ, và điều nghịch lư là Úc bắt đầu nhận ra Bắc Kinh dùng đ̣n bẩy kinh tế để đạt các mục tiêu chiến lược, an ninh và chính trị. Canberra vừa đ̣i điều tra về đại dịch Covid hôm 18/04/2020, lập tức đại sứ Trung Quốc đe dọa tẩy chay hàng Úc và đến 27/04, Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập Global Times gọi Úc là « mẩu chewing-gum dính vào đế giày Trung Quốc ». Vài ngày sau, thịt ḅ, lúa mạch, rượu vang, tôm hùm, gỗ, đồng, bông vải, len, đường…của Úc bị đánh thuế cao ở mức khủng khiếp với cớ vi phạm về « kỹ thuật », « vấn đề môi trường », « cạnh tranh bất chính ».

Gián điệp Trung Quốc tại Úc đă lên đến quy mô « công nghiệp »

V́ sao Úc lại có sáng kiến điều tra con virus ở Vũ Hán để phải lănh đ̣n sấm sét của Bắc Kinh ? Theo Le Monde, đó là ng̣i nổ của một cuộc khủng hoảng được báo trước. Chính phủ của cựu thủ tướng Malcolm Turnbull (2015-2018) bắt đầu thay đổi chính sách về Trung Quốc v́ các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh đă ở tầm mức chưa từng thấy.

Trước đó, Úc chỉ quan tâm đến kinh tế. Cảng chiến lược Darwin, gần căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ được nhượng cho tập đoàn Landbridge của Trung Quốc đến 99 năm. Bắc Kinh dùng các tổ chức của cộng đồng người Hoa thân cộng để gây ảnh hưởng. Khi ông Turnbull - cựu luật sư về kinh doanh và có các cháu ruột gốc Hoa – lên làm thủ tướng, người ta ngỡ rằng ông sẽ thân Bắc Kinh, nhưng rốt cuộc các thông tin t́nh báo đă khiến ông phải hành động.

Lúc Turnbull vừa nhậm chức, gián điệp Trung Quốc đă lên đến mức « công nghiệp » và vài tháng sau nổ ra x́-căng-đan Sam Dastyari, thượng nghị sĩ đảng Lao Động nhận tài trợ của đại gia địa ốc Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo). « Sam Thượng Hải », biệt danh của chính khách này hồi tháng 6/2016 không ngần ngại đ̣i « tôn trọng » yêu sách lănh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông ! Chính phủ bảo thủ tháng 12/2017 đề nghị cấm các đảng nhận tiền của nước ngoài, gia tăng trừng phạt hoạt động gián điệp và đến tháng 6/2018 dự luật được các dân biểu đảng cầm quyền và đối lập thông qua. Tháng 8/2018, Canberra loại Hoa Vi (Huawei) và ZTE khỏi thị trường 5G.

Bắc Kinh hung hăng, chính giới Úc càng cứng rắn

Đến thời thủ tướng Morrison, chính phủ liên bang c̣n có thể hủy bỏ mọi thỏa thuận của một bang hoặc định chế với các nước nếu đi ngược lại lợi ích quốc gia. Dự án liên quan « Con đường tơ lụa mới » kư với bang Victoria bị hủy, cảng Darwin đang được xem xét lại. Úc cập nhật Sách Trắng quốc pḥng từ tháng 7/2020, tăng cường quân sự với việc mua hỏa tiễn tầm xa, siết chặt quan hệ với Mỹ. Lần đầu tiên hội nghị cấp cao đối thoại an ninh của Bộ Tứ (Quad) được tổ chức vào tháng Ba, và cuối năm ngoái các chiến hạm Úc tham gia cuộc tập trận Malabar với quân đội Mỹ, Nhật, Ấn, trong khi hồi 2008 Úc phải rời Bộ Tứ dưới áp lực Trung Quốc.

Không chỉ đối phó sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, Úc c̣n lo ngại cho vùng Nam Thái B́nh Dương lâu nay được coi là sân sau, khi Bắc Kinh mở chiến dịch chiêu dụ các tiểu quốc vùng này bằng đầu tư và tín dụng. Canberra e rằng Bắc Kinh lập căn cứ quân sự tại đây, trước hết ở đảo san hô Kiribati của tiểu quốc Kanton. Những cơ sở quân sự nằm sát nách có thể là nơi tung ra lực lượng, sẽ làm thay đổi thế cờ.

Một mối lo nữa là số phận Đài Loan, mà bộ trưởng quốc pḥng Peter Dutton cho rằng « không thể loại trừ » khả năng xảy ra xung đột, c̣n bộ trưởng nội vụ Michael Pezzullo nói đến « những tiếng trống trận ». Thái độ của hai bộ trưởng chủ trương cứng rắn với Trung Quốc là minh chứng cho thất bại của chính sách Bắc Kinh đối với Úc, thái độ hung hăng đă làm xấu hẳn đi h́nh ảnh. Những tiếng nói ḥa giải ở Úc tỏ ra dè dặt, trong khi « diều hâu » ngày càng đông đảo. Về mặt kinh tế, các biện pháp trả đũa của Trung Quốc ít có kết quả, giá quặng sắt tăng vọt đă bù lại những thiệt hại, và Bắc Kinh vẫn phải muối mặt đi mua v́ không có nguồn thay thế.

Thực tế này có buộc Tập Cận B́nh phải xem lại chiến lược ? Người Úc không tin. Cho rằng Trung Quốc muốn trừng phạt Úc để làm gương cho những nước nào dám đương đầu, họ tự hỏi giai đoạn sắp tới của cuộc đọ sức bất tận này sẽ ra sao.