PDA

View Full Version : Nga bất ngờ "hỏi tội" Nhật Bản v́ chuyện từ thời Liên Xô: Tội ác "tày đ́nh", đích thân ông Putin phải lên tiếng


therealrtz
09-20-2021, 03:01
Trung Quốc cũng là nạn nhân của tội ác do Nhật Bản gây ra. Đây được cho là động thái để Nga xích lại gần Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại.

Mối quan hệ Nga - Nhật gần đây lại chứng kiến sóng gió khi Moscow tài trợ tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm xem xét lại các phiên ṭa xét xử tội ác chiến tranh năm 1949 đối với 12 thành viên thuộc Biệt đội vũ khí sinh học 731 khét tiếng của Nhật Bản.

Liên Xô từng cứu thế giới khỏi chiến tranh sinh học

Hội nghị quốc tế này kéo dài 2 ngày do giới chức Nga triệu tập tại thành phố Khabarovsk vào đầu tháng 9 để xem xét lại các phiên ṭa xét xử tội phạm chiến tranh từng diễn ra tại thành phố này vào tháng 12/1949.

Hội nghị được Hiệp hội Lịch sử Nga, Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) và Bộ Ngoại giao Nga tài trợ. Tầm quan trọng của sự kiện này được thể hiện rơ khi cả Tổng thống Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergey Lavrov đưa ra các tuyên bố về vấn đề này và được đọc tại hội nghị.

Năm đó, 12 thành viên Biệt đội vũ khí sinh học khét tiếng của Nhật Bản, được gọi là Đơn vị 731, có trụ sở ở đông bắc Trung Quốc trong chiến tranh Trung-Nhật, đă bị kết tội sản xuất và sử dụng vũ khí sinh học trong Thế chiến II. Những người đàn ông này bị kết án từ 2-25 năm trong các trại lao động.

Phiên ṭa diễn ra tại thành phố Khabarovsk đă chứng minh rằng, vũ khí sinh học cũng đă từng được sử dụng để thực hiện các hoạt động phá hoại chống lại Liên Xô. Và nếu Liên Xô không can thiệp, thế giới đă khó có thể tránh khỏi chiến tranh sinh học của Nhật Bản.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1873578&stc=1&d=1632106850

Mô tả các phiên xét xử ở Khabarovsk năm đó có tầm quan trọng tương tự các phiên ṭa xét xử ở Nuremberg và Tokyo đối với các nhà lănh đạo của phe Trục bị đánh bại, Tổng thống Putin nói rằng: "Ṭa án đă thông qua một phán quyết pháp lư, luân lư và đạo đức đối với những kẻ đă gây ra Thế chiến thứ II và phạm những tội ác khủng khiếp chống lại loài người".

"Bản án đó thể hiện quan điểm chính của đất nước chúng tôi rằng, những tội vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng, bao gồm cả việc cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học", ông chủ Điện Kremlin nói và nhấn mạnh thêm, bản án cuối cùng mở đường cho Công ước Liên hợp quốc năm 1972 cấm sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm các vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học và phóng xạ).

Trong khi Nhật Bản đă xin lỗi v́ đă gây ra đau khổ trong Thế chiến II, họ đă không công khai thừa nhận các hoạt động của Đơn vị 731. Tuy nhiên, theo các tài liệu giải mật của Nga, từ năm 1932, người Nhật đă lập ra một cơ sở bí mật chuyên nghiên cứu vũ khí vi khuẩn đặt tại khu vực ngoại ô thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc.

Đứng đầu cơ sở bí mật này là Trung tướng Ishii Shiro. Trên cơ sở đó cũng đă thành lập biệt đội số 731 chuyên nghiên cứu virus, côn trùng, độc tố, những căn bệnh truyền nhiễm khác nhau, cũng như sản xuất chất độc dùng trong chiến tranh…

Các thử nghiệm đáng sợ trên cơ thể người đă khiến cho 3.000 - 10.000 nạn nhân bị chết. Theo đó, khoảng 70% đối tượng thử nghiệm là người Trung Quốc và 30% là người Nga và số c̣n lại là người Triều Tiên và người Mông Cổ.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cho biết, ít nhất 3.000 người, chủ yếu là thường dân Trung Quốc cùng với một số người Nga, Mông Cổ và Triều Tiên, đă thiệt mạng trong các cuộc thí nghiệm từ năm 1939 - 1945.

Chỉ là "kiểu chiến tranh tuyên truyền của Liên Xô"?

Không lâu trước thềm hội nghị này, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) đă công bố những tài liệu mật giải mật về vũ khí sinh học của Nhật Bản cho thấy những bài học tàn khốc của Thế chiến II, cũng như về chiến công của quân đội Liên Xô từng ngăn chặn quân đội Nhật Bản gây ra một cuộc chiến tranh sinh học chống lại Liên Xô và Mỹ.

Tài liệu của FSB đặc biệt cho thấy rơ các hoạt động của Đơn vị 731, và ngay lập tức trở thành tiêu đề trên các phương tiện truyền thông trong nước như: "Các thí nghiệm sinh học của Nhật Bản nhằm vào công dân Liên Xô".

Nhưng thông tin về hội nghị quốc tế này đă khiến những người bảo thủ Nhật Bản tức giận. Họ cáo buộc Moscow đang thực hiện "hành vi tàn bạo" để t́m kiếm lợi ích địa chính trị. Theo họ, Nga muốn làm vậy nhằm tạo dựng một liên minh mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh và thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của Nga đối với các Lănh thổ tranh chấp phía Bắc theo cách gọi của Tokyo và Quần đảo Nam Kuril theo cách gọi của Moscow.

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời ông Hiromichi Moteki, quyền Tổng thư kư của Hiệp hội phổ biến sự thật lịch sử có trụ sở tại Tokyo khẳng định, hội nghị quốc tế này chỉ là "kiểu chiến tranh tuyên truyền của Liên Xô".

Theo ông, Nga lại tiếp tục sử dụng những luận điệu tuyên truyền này để chỉ trích nước Nhật hiện đại. Ông cho rằng, v́ nhiều người chưa bao giờ nghe nói về Đơn vị 731 v́ nó đă xảy ra quá lâu, v́ vậy khi Nga công bố một hội nghị về tội ác chiến tranh và cáo buộc về chiến tranh sinh học, vụ việc sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ư toàn cầu. Ông Moteki nói thêm: "Và, không phải ngẫu nhiên, điều đó cũng giúp Nga nhận được sự ủng hộ lớn của cộng đồng quốc tế đối với các quần đảo gọi là Lănh thổ tranh chấp phía Bắc/Quần đảo Nam Kuril".

Trong một bài xă luận gần đây, báo Sankei của Nhật cũng lặp lại cáo buộc này, cho rằng, chính quyền ông Putin "hạ thấp các hành động bất hợp pháp của Liên Xô trong chiến tranh bằng cách ủng hộ một quan điểm lịch sử trong đó Liên Xô là người tốt và Nhật Bản là kẻ xấu".

"Kiểu chiến tranh tuyên truyền này có mối liên hệ chặt chẽ với tuyên bố của chính quyền ông Putin rằng, vùng Lănh thổ phía Bắc đă trở thành lănh thổ của Nga", nội dung bài xă luận nêu rơ thêm.

Theo phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại khuôn viên Đại học Temple (Tokyo), ông James Brown, động cơ chính của Moscow có thể là nhằm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh trong nỗ lực thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại Mỹ và các đồng minh, bao gồm cả Nhật Bản.

"Đây là một biểu hiện khác của thực tế là Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn, đằng sau việc Moscow gần đây đă dời ngày mà Nga kỷ niệm là ngày kết thúc cuộc chiến chống Nhật Bản sang ngày 3/9, trùng với ngày chiến thắng chính thức của Trung Quốc", ông James Brown . Theo ông, đối với Tokyo, điều rất đáng báo động là hai nước đang liên kết chặt chẽ với nhau về nhiều mặt, nhưng có vẻ như Nga đang có ư định buộc Nhật Bản phải can dự chặt chẽ hơn và cung cấp nhiều hỗ trợ kinh tế hơn ở vùng Viễn Đông của Nga.

Ông nói: "Nhưng chúng ta phải nhớ rằng mối quan hệ Nga-Trung là một trong những mối quan hệ thực dụng nhất, một sự liên kết để cùng có lợi".

VietBF @ Sưu tầm